Bộ máy quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn sơ đồ hệ thống quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 67 - 72)

quản lý về rau an toàn trên địa bàn

Chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước bao gồm những cơ quan Nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể toàn vẹn, thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước. Bộ máy này được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, theo quy định của pháp luật. Đối với công tác quản lý Nhà nước về sản xuất RAT trên địa bàn huyện An Dương tổ chức như sau:

* Theo chiều dọc: Hệ thống tổ chức quản lý được chia thành các cấp quản lý, chỉ rõ mối quan hệ cấp dưới phục tùng cấp trên.

UBND cấp tỉnh: Chỉ đạo Sở Nông nghiệp

UBND cấp huyện: Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp xã: chỉ đạo ban Nông nghiệp xã, nhân viên khuyến nông, nhân viên bảo vệ thực vật, nhân viên quản lý chất lượng nông lâm sản đóng trên địa bàn xã.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về sản xuất RAT

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (2017) Trên cơ sở Thông tư Liên tịch số 14/2016/TTLT-BNN-BNV ngày 25/3/2015 của Liên Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và PTNT thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã

* Theo chiều ngang: Hệ thống tổ chức quản lý chia ra nhiều khâu khác nhau: Mỗi khâu quản lý là một cơ quan quản lý độc lập thực hiện một số chức năng quản lý nhất định và chịu sự lãnh đạo của một cấp quản lý nhất định. Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn các đơn vị tham gia cụ thể như sau:

Cấp huyện:

hoạch, đề án, dự án về trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn trong đó có lĩnh vực sản xuất rau an toàn.

Phòng Nông nghiệp và PTNT: Lấy ý kiến tham gia của tổ chức ngành đặt tại địa bàn các dự thảo văn bản về quy hoạch, kế hoạch công tác trước khi trình Uỷ ban nhân dân huyện ký ban hành. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật của Phòng theo quy định của pháp luật. Phối hợp công tác tổ chức ngành đặt tại địa bàn về công tác chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất; công tác quản lý giống, bố trí cơ cấu cây trồng; kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV; kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trên địa bàn huyện có các trạm Khuyến nông; trạm Trồng trọt, Bảo vệ thực vật huyện thực hiện chức năng hỗ trợ, bảo vệ, phát triển sản xuất nông nghiệp… trạm Khuyến nông chịu sự chỉ đạo điều hành của Trung tâm khuyến nông thành phố; Trạm trồng trọt, bảo vệ thực vật chịu sự chỉ đạo điều hành của Chi cục trồng trọt bảo vệ thực vật thành phố.

Ngày 09/5/2016 UBND thành phố ban hành quyết định số 1081/QĐ- UBND ban hành quy chế về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp thành phố đặt tại địa bàn cấp huyện với UBND cấp huyện; các Nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn cấp xã với UBND cấp xã, tại thành phố Hải Phòng.

Nguyên tắc quản lý, phối hợp trong công tác:

- Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ cấp thành phố tới cơ sở với quản lý theo địa bàn, lãnh thổ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân được pháp luật quy định

- Trình tự giải quyết công việc thực hiện theo chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các tổ chức ngành Nông nghiệp và PTNT cấp thành phố đặt tại địa bàn cấp huyện; chương trình, kế hoạch công tác của các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã

- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao - Phối hợp công tác, trao đổi thông tin, báo cáo theo đúng phạm vi, chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

Cấp xã: UBND xã chỉ đạo điều hành Ban nông nghiệp xã (HTX Nông nghiệp), các trưởng thôn trong chỉ đạo sản xuất.

Thanh tra sở: Hàng năm thanh tra chuyên ngành của sở Nông nghiệp, chi cục Nông lâm thủy sản, chi cục BVTV phối hợp với thanh tra liên ngành của sở Công thương- sở Y tế kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau trên địa bàn. Thanh tra sở có thể phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT, trạm BVTV huyện trong quá trình thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất rau trên địa bàn huyện.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện được Ủy ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan thực hiện công tác tham mưu quản lý, tổ chức xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản an toàn, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn theo phân cấp quản lý, cụ thể:

Tham mưu UBND huyện quy hoạch vùng sản xuất an toàn, xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất, triển khai chương trình, mô hình hỗ trợ sản xuất.

Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức của người nông dân nâng cao trình độ trong sản xuất.

Phối hợp trạm BVTV huyện, đội quản lý thị trường, thanh tra sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn của cơ sở, hộ sản xuất; kiểm tra cơ sở kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Hướng dẫn hộ nông dân kỹ thuật canh tác, cơ cấu mùa vụ cho từng loại rau. Xây dựng công thức luân canh cây trồng tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Phối hợp vơi các phòng, ban, ngành, UBND các xã thị trấn kiểm tra cơ sở sản xuất rau, lấy mẫu đất, nước, mẫu rau gửi đánh giá, kiểm tra để quản lý, điều chỉnh sản xuất.

Trạm Bảo vệ thực vật huyện tham gia tập huấn chuyển giao và giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, tổ chức thanh tra kiểm tra, hướng dẫn các điểm kinh doanh thuốc BVTV kinh doanh các mặt hàng đúng quy định. Chỉ đạo gắn tem mác rau an toàn.

truyền, chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn tới người nông dân.

Bảng 4.7. Số lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện An Dương

Nội dung Số Lượng ( người) Độ tuổi bình quân Số năm kinh nghiệm Trình độ học vấn Trung cấp Cao đẳng Đại học Tổng số cán bộ 38 25 13 1. CB trạm TT và BVTV 03 41 11,5 0 3 2. CB phòng Nông nghiệp 01 28 5,0 0 1 3. CB trạm khuyến nông 01 32 5,0 0 1 4. CB cơ sở 20 33 3,3 15 5 5. Giám đốc (chủ nhiệm HTX) 13 52 30 10 3

Nguồn: Chi cục thống kê huyện (2016) Đối với công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất các cơ sở: Công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn được UBND các xã giao cho HTX DVNN quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn được UBND xã giao cho các HTXDVNN quản lý trực tiếp chỉ đạo sản xuất. HTX DV NN thực hiện một số khâu dịch vụ cho các nông hộ như dịch vụ phân bón, thuốc BVTV, giống. Tại một số HTX có truyền thống sản xuất rau như An Hòa, Đại Bản, Thị trấn An Dương... hình thành các nhóm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Hiện nay toàn huyện có hơn 300 ha rau đăng ký sản xuất theo quy trình an toàn và 2500 ha rau thường của gần 10.000 tham gia tại các xã, thị trấn trên địa bàn, toàn huyện có 57 cửa hiệu thuốc bảo vệ thực vật, 4 cơ sở sơ chế rau an toàn và 2 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp từ khâu giám sát chất lượng, quá trình sản xuất đến khâu đóng gói, gắn tem và tiêu thụ. Với khối lượng công việc hàng ngày nói trên trong khi đó toàn huyện chỉ có 27 cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách phụ trách chung lĩnh vực nông nghiệp; riêng về sản xuất rau an toàn chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách lĩnh vực này; Cán bộ trạm bảo vệ thực vật huyện được giao hướng dẫn và kiểm soát chất lượng RAT, có 3 cán bộ; nhân viên khuyến nông xã có 20 người nhưng nhiệm vụ chính theo dõi mô hình, đánh giá hoạt động sản xuất của nông dân báo cáo trung tâm Khuyến nông huyện, chưa nắm được chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc UBND phát triển sản

xuất. Chính sự hạn chế về số lượng cán bộ, năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở đã một phần giảm bớt hiệu lực quản lý Nhà nước tại huyện An Dương.

Bảng 4.8. Đánh giá bên liên quan về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn

Chỉ tiêu Hộ sản xuất % số hộ

Người tiêu dùng (%)

Người kinh doanh (%) Toàn huyện - Rất tốt 6,7 0 13,3 - Tốt 36,7 20,0 33,3 - TB 43,3 43,3 36,7 - Kém 13,3 36,7 16,7

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Qua phân tích kết quả, 80% số hộ tiêu dùng cho rằng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý rau an toàn chưa đảm bảo, ở mức trung bình kém, gần 60% số hộ sản

xuất và kinh doanh đồng ý với đánh giá trên. Do lực lượng mỏng, việc chỉ đạo

thiếu trọng tâm, trọng điểm trong quá trình triển khai nên thời gian qua hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về sản xuất rau an toàn chưa đạt được yêu cầu đề ra, mặc dù về trình độ chuyên môn đa số được đào tạo bài bản ở cấp huyện nhưng lực lượng quá mỏng. Cán bộ cấp xã cơ bản đủ song không có đủ trình độ chuyên môn hoặc chuyên môn không đúng, làm việc theo chế độ bán chuyên trách nên việc gắn trách nhiệm không cao. Vì vậy để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn Nhà nước cần đảm bảo có đủ biên chế được đào tạo cho các cơ quan quản lý chất lượng về sản xuất rau an toàn để thực hiện nhiệm vụ, chức năng đã được giao ở cấp tỉnh, thành phố đến xã, phường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn tại huyện an dương, thành phố hải phòng (Trang 67 - 72)