Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 68 - 73)

2.2. Đánh giá về quan hệ thƣơng mại ViệtNam –Thái Lan

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, tốc độ XK hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan còn chậm so với tốc độ XK hàng hóa từ Thái Lan sang Việt Nam. Vì vậy, cán cân thƣơng mại giữa hai nƣớc luôn luôn mất cân đối với tình trạng nhập siêu lớn ở phía Việt Nam và xu hƣớng ngày càng gia tăng. Qua đó, có thể thấy thị trƣờng Thái Lan vẫn chƣa thực sự đón nhận các mặt hàng của Việt Nam. Sự mất cân đối này sẽ ảnh hƣởng đến tính chất cùng có lợi trong quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc

Nguyên nhân của tình trạng này là do tính tƣơng đồng về cơ cấu mặt hàng XK của 2 nƣớc nên nhiều mặt hàng của Việt Nam khó thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng Thái Lan. Việt Nam có mặt hàng gì thì Thái Lan cũng gần nhƣ có mặt hàng đó, thậm chí họ cịn ƣu thế hơn về mẫu mã, chất lƣợng, giá cả… thí dụ nhƣ nông

sản, thủy sản, may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, máy móc thiết bị, phụ tùng... Thái Lan có nền sản xuất hàng hóa phát triển hơn Việt Nam nhiều năm. Họ có thế mạnh về cơng nghiệp và công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm. Thái Lan từ lâu đã là nơi mà các tập đồn, cơng ty lớn trên thế giới thiết lập nhà máy sản xuất. Thí dụ nhƣ liên doanh sản xuất ơ tơ Toyota (Nhật Bản) tại Thái Lan cịn XK nhiều xe hơi, phụ tùng sang thị trƣờng khu vực và quốc tế. Chính những lý do trên khiến hàng XK Việt Nam sang Thái Lan cịn hạn chế, trong quan hệ bn bán hai chiều, chúng ta thƣờng phải nhập siêu và tình hình này chƣa thể cải thiện một sớm một chiều.

Điều này dẫn tới tình trạng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chƣa hiểu Bên cạnh đó, việc cung cấp và hỗ trợ thông tin một cách đầy đủ về thị trƣờng Thái Lan vẫn còn hạn chế.hết tiềm năng của thị trƣờng Thái Lan và vì thế chƣa có chiến lƣợc xâm nhập cụ thể, lâu dài vào thị trƣờng này và chƣa hiểu rõ về nhu cầu thị trƣờng đang hƣớng tới. Các doanh nghiệp Việt từ đó chƣa mạnh dạn trong việc quảng bá thƣơng hiệu tại thị trƣờng Thái thơng qua các chƣơng trình giới thiệu hàng Việt tại các kênh phân phối lớn và các chƣơng trình giao thƣơng của hai nƣớc.Ví dụ nhƣ mặt hàng thanh long, thị trƣờng Thái Lan ƣa chuộng thanh long quả nhỏ vừa một ngƣời ăn, có thƣơng hiệu rõ ràng nhƣng nguồn hàng từ Việt Nam chủ yếu là quả size lớn và thƣơng hiệu vẫn chƣa đƣợc biết đến. Việc các doanh nghiệp cịn ít hiểu biết về đối tác sẽ khiến cho họ gặp nhiều khó khăn và thua thiệt kể từ khâu đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thƣơng.

Chiều hƣớng trên đặt ra những thách thức đối với triển vọng và chiến lƣợc XK của Việt Nam sang thị trƣờng Thái Lan. Thái Lan là một thị trƣờng có tiềm năng lớn song chƣa đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam chú ý và khai thác tốt. Quy mô XK của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu NK của Thái Lan. Cụ thế, tính trung bình trong thập niên vừa qua, KN XK của Việt Nam sang thị trƣờng này chỉ chiếm 1,24%, một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị NK hàng hóa của Thái Lan.

Thứ hai, XK của Việt Nam vào Thái Lan có phần nhiều là đi theo con đƣờng tiểu ngạch, qua trung gian và hợp đồng gia cơng. Tình trạng trên sẽ gây ra hậu quả tiêu cực tới động thái và chất lƣợng hoạt động XK trên nhiều mặt. Cụ thể, phƣơng thức này dễ đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao nhƣng làm cho các doanh nghiệp khơng quan tâm đến đa dạng hàng hóa, cả tiến chất lƣợng sản phẩm… Trên thực tế hiệu quả mang lại sẽ thấp, lợi nhuận bị chia sẻ cho nhiều đối tác qua đó làm giảm nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp, giảm đóng góp cho nhân sách nhà nƣớc… Hơn nữa, việc XK không giữ đƣợc thƣơng hiệu ảnh hƣởng rất lớn đến thị phần XK và làm hàng hóa của Việt Nam khơng có chỗ đứng trên thị trƣờng Thái Lan. Rất nhiều mặt hàng của Việt Nam đƣợc xuất sang Thái Lan nhƣng lại dƣới một nhãn mác khác.

Nguyên nhân của tình trạng này trƣớc hết là do các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng có quy mơ nhỏ, cịn non kém về kĩ thuật, cơng nghệ, chƣa đầu tƣ cho mẫu mã, bao bì. Thêm nữa, phƣơng thức này ít rủi ro, dễ làm, mang lại lợi nhuận nhanh. Cộng thêm các rào cản thƣơng mại đến từ thị trƣờng Thái Lan và các doanh nghiệp Việt Nam thì chƣa am hiểu nhiều về thị trƣờng Thái Lan. Hệ thống các kênh phân phối của Việt Nam sang Thái Lan chƣa đƣợc thiết lập tối ƣu và triển khai có hiệu quả. Chúng ta cũng chƣa tạo đủ cơ chế, biện pháp nhằm kích thích, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thƣơng trƣờng.

Thứ ba, cơ cấu hàng hóa XNK song phƣơng, điều dễ nhận thấy là hàng hóa XK của Việt Nam thƣờng có giá trị thấp, năng lực cạnh tranh khơng cao, trong khi đó NK lại những mặt hàng có giá trị cao hơn hẳn và có tính cạnh tranh rất cao, từ đó dẫn đến nhập siêu lớn. Thực tế này là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế Việt Nam còn chậm, tƣ duy phát triển dựa vào số lƣợng và khối lƣợng cịn nặng, nên các khía cạnh về chất lƣợng của tăng trƣởng, hiệu quả tăng trƣởng và năng lực cạnh tranh chƣa đƣợc chú ý một cách đầy đủ. Do vậy, kể cả trong nông nghiệp, các sản phẩm có hàm lƣợng khoa học và cơng nghệ cao vẫn cịn ít. Các sản phẩm cũng chƣa tận dụng các lợi thế so sánh, do vậy, nhiều sản phẩm có tiềm năng mà chƣa xuất đi đƣợc ra thị trƣờng bên ngoài. Các sản phẩm chế biến cũng chƣa tính tới tiềm năng và có định hƣớng để cạnh tranh và xâm nhập mạnh hơn vào trong thị trƣờng Thái Lan.

Thứ tƣ, hàng hóa Thái Lan ngày càng tràn ngập tại Việt Nam, chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa. Vì các doanh nghiệp Thái đã tận dụng rất tốt những ƣu đãi về thuế quan trong khuôn khổ AFTA và hiện nay là ATIGA, hiện Việt Nam đã xóa bỏ thuế NK đối với xấp xỉ 90% tổng số dịng thuế và sẽ xóa bỏ thuế đối với 98% số dòng thuế vào năm 2018. Thái Lan còn thiết lập đƣợc các kênh phân phối vững chắc và đang tiếp tục mở rộng tại Việt Nam. Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan đã tiến hành mua bán, sáp nhập các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam thời gian qua là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Thái đƣa trực tiếp hàng Thái tới ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Điều này là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi họ đã đang mất dần thị phần ngay trên chính san nhà của mình vào tay các doanh nghiệp Thái Lan. Trên thực tế, ngƣời tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý ƣa chuộng hàng Thái Lan, cả về giá cả, mẫu mã và chất lƣợng, đặc biệt là các mặt hàng điện, điện tử, sản phẩm gia dụng, hoa quả và hàng tiêu dùng khác. Trong khi những sản phẩm hàng hóa Trung Quốc bị đánh giá là chất lƣợng và giá cả tỉ lệ thuận với nhau thì hàng Thái lại đang có ƣu thế hơn hẳn: giá cả không đắt đỏ nhƣ hàng Mỹ, Nhật, Hàn nhƣng chất lƣợng thì đƣợc đánh giá là khá tốt thậm chí là tốt hơn hẳn so với hàng Trung Quốc giá rẻ. Thêm vào đó là tâm lí sính ngoại của ngƣời dân Việt Nam cũng là nhân tố khiến cho hàng Thái Lan tràn vào thị trƣờng Việt Nam một cách dễ dàng hơn.

Thứ năm, tuy là hai nƣớc láng giềng thân thuộc, là đối tác hợp tác chiến lƣợc

tăng cƣờng, song Việt Nam và Thái Lan vẫn cịn những khó khăn do tình hình nội tại và khách quan mang lại. Trƣớc hết, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các cƣờng quốc về kinh tế nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là Trung Quốc đã khiến quá trình hợp tác kinh tế có những tác động nhiều chiều, kể cả những cạnh tranh không lành mạnh, trong khi nền kinh tế hai nƣớc vẫn còn ở mức tƣơng đối khi so sánh với các đối tác kinh tế lớn này. Thêm vào đó là sức ép cạnh tranh lớn do việc thực hiện các FTA đặt ra. Ngoài ra, hành lang pháp lý của Việt Nam vẫn còn những rào cản, liên tục có sự bổ sung khiến các doanh nghiệp Thái Lan khó có thể thích ứng kịp thời. Nguồn lao động dồi dào, năng động nhƣng lại thiếu kỹ năng trong sản xuất và hoạt động kinh doanh, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, sự phát triển kinh tế - xã hội còn thiếu cân đối giữa các địa phƣơng… cũng tạo ra những trở ngại trong quá trình hợp tác kinh tế giữa hai nƣớc.

Tiểu kết

Thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với Thái Lan trong thập niên vừa qua (2007 – 2016) cho thấy đây là thập niên mà thƣơng mại song phƣơng không ngừng phát triển, đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào việc tăng cƣờng mối quan hệ toàn diện giữa hai bên. Kim ngạch thƣơng mại hai chiều tăng trƣởng liên tục với nhịp độ bình quân trong 10 năm là khoảng 12,5%/năm. Cơ cấu XK của Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể khi giảm dần tỷ lệ nhóm hàng thơ, sơ chế, chƣa chế biến sâu, tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến hàm lƣợng công nghệ cao.

Tuy nhiên, quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Thái Lan vẫn còn nhiều hạn chế, cán cân thƣơng mại ln mất cân đối với nhập siêu lớn ở phía Việt Nam, chƣa phát huy hết thế mạnh so sánh của mỗi nƣớc trong hợp tác. Hiện tại, các doanh nghiệp XK của Việt Nam mới chỉ khai thác đƣợc một khoảng thị phần rất nhỏ tại thị trƣờng Thái Lan. Khơng những thế cịn bị cạnh tranh khốc liệt tại thị trƣờng trong nƣớc sau khi các tập đoàn lớn của Thái Lan hoàn tất các thƣơng vụ mua lại, sáp nhập các doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam.

Bƣớc sang thập niên thứ 5 của mối quan hệ ngoại giao, với việc hai bên trở thành Đối tác chiến lƣợc tăng cƣờng của nhau càng nhân thêm ý nghĩa, đặc biệt sự hình thành của AEC sẽ đóng vai trị thắt chặt hơn nữa quan hệ của hai nƣớc. Đây chính là những cơ hội thuận lợi để hai quốc gia phát huy thế mạnh, giúp đỡ, kết nối với nhau trong chuỗi sản xuất và thƣơng mại khu vực, tạo dựng nội lực vững chắc từ đó trở thành những nền kinh tế nổi bật ở khu vực và khẳng định đƣợc mình trên thị trƣờng thế giới.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – THÁI LAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 68 - 73)