Nhân tố từ phía thế giới và khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 36 - 39)

1.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ thƣơng mại ViệtNam –Thái Lan

1.2.2. Nhân tố từ phía thế giới và khu vực

Thế giới

Chiến tranh lạnh vừa kết thúc, tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế đã trở thành xu thế chung của thế giới. Toàn cầu hóa khơng những thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giúp cho nền kinh tế thế giới cũng nhƣ kinh tế từng quốc gia trở nên năng động hơn mà còn thúc đẩy sự liên kết giữa khu vực với khu vực, khu vực với quốc gia và các quốc gia với nhau. Các nền kinh tế có xu hƣớng liên kết chặt chẽ với nhau, điều này đƣợc thể hiện rất rõ trong quá trình tồn cầu hóa thƣơng mại.Từ những năm 1980 và đặc biệt là sau khi Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) ra đời vào năm 1995, làn sóng hội nhập kinh tế khu vực lại bùng phát với nhiều biểu hiện mới về quy mô, mức độ và phạm vi địa lý. Xu hƣớng khu vực hóa phát triển, hình thành những khu vực kinh tế có sức mạnh và quyền tự chủ cao, tạo điều kiện cho xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại phát triển, quan hệ song phƣơng đa phƣơng đƣợc hình thành một cách mạnh mẽ vào những năm đầu thế kỉ XXI.

Q trình tự do hóa thƣơng mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhờ đó, các rào cản thuế quan và phi thuế quan đƣợc giảm bớt, các thủ tục thƣơng mại đã trở nên đơn giản hơn và thống nhất trên toàn thế giới. Những hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng, đa phƣơng ngày càng gia tăng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Thực tế

24 Nguyễn Quế Thƣơng (2016), Sự tham gia của Thái Lan vào q trình hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, tr. 24.

này sẽ dến đến sự chuyển hƣớng các luồng thƣơng mại trên thế giới, tác dụng tạo dựng thƣơng mại là rất lớn từ những cam kết mở cửa thị trƣờng và cải cách sâu rộng, nhƣng bên cạnh đó là tác động chệch hƣớng thƣơng mại có nguy cơ ảnh hƣởng tiêu cực đến xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại tồn cầu và làm giảm trao đổi thƣơng mại của các nƣớc khơng tham gia FTA. Vì vậy, tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quan hệ thƣơng mại giữa hai bên.

Quan hệ thƣơng mại hàng hóa giữa Việt Nam và Thái Lan trong thập niên này chịu tác động rất lớn của khủng hoảng tài chính 2008 – 2009. Kinh tế thế giới tăng trƣởng thấp dƣới 3% liên tục qua các năm, thị trƣờng hàng hóa đi xuống với giảm giá sâu của dầu mỏ, hàng nguyên liệu nông sản…, tỷ giá biến động mạnh cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ… Trong điều kiện nhƣ vậy, giá các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam và Thái Lan giảm đã tác động tới tăng trƣởng KN XNK hàng hóa của hai nƣớc.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm gần đây tạo ra những thách thức lớn cho toàn khu vực. Đối với Việt Nam và Thái Lan, thực tế này đồng nghĩa với việc gia tăng cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế. Trung Quốc đang trở thành đối trọng cạnh tranh trực tiếp không chỉ về thu hút FDI và lấy đi nhiều cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp Thái Lan và Việt Nam, mà còn tỏ rõ sự vƣợt trội trong XK các mặt hàng tiêu dùng truyền thống nhƣ may mặc, đồ chơi, đồ gia dụng, thiết bị văn phịng. Do đó, Việt Nam và Thái Lan cần phải tìm ra những hƣớng đi phù hợp để tăng tính cạnh tranh và hạn chế sức ép kinh tế từ nƣớc này. Thêm vào đó, Trung Quốc ra sức thắt chặt quan hệ với từng nƣớc ở Đông Nam Á, đẩy mạnh quan hệ với một số nƣớc quan trọng trong đó có Thái Lan. Chính vì vậy, đây cũng là một nhân tố ảnh hƣởng tới quan hệ của hai nƣớc Việt Nam – Thái Lan.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đã có tác động sâu rộng tới quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế. Một mạng lƣới thƣơng mại đã len lỏi vào từng ngõ ngách của từng quốc gia. Các quốc gia nhƣ Thái Lan, Việt Nam có điều kiện tiếp cận cơng nghệ mới, nhất là công nghệ

thông tin – điện tử để điều chỉnh mơ hình kinh tế và cơ cấu kinh tế, rút ngắn kkhoảng cách phát triển thông qua tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kĩ năng quản lí hiện đại, từ đó tạo ra thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhau. Thêm vào đó, với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, các quốc gia có xu hƣớng tăng cƣờng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan. Các biện pháp này đƣợc thể hiện khá rõ trong quy định về sản xuất “sạch” do các nƣớc đƣa ra. Tức làm phải đảm bảo an toàn sức khỏe ngƣời tiêu dùng, không phá hủy, làm cạn kiệt tài nguyên môi trƣờng, bảo đảm trách nhiệm nhiệm trong quá trình sản xuất. Do vậy, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và dễ dàng xâm nhập vào thị trƣờng của nhau, các doanh nghiệp hai nƣớc buộc phải nỗ lực đầu tƣ, đổi mới công nghệ, điều chỉnh quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lƣợng sản phẩm…

Khu vực

Bƣớc sang thế kỷ XXI, khu vực Đông Nam Á đƣợc đánh giá là khu vực hịa bình, ổn định và ngày càng nổi lên trở thành địa bàn trọng tâm chiến lƣợc và trung tâm kinh tế trên thế giới. ASEAN dần trở thành khối chính trị - kinh tế lớn, có vị thế quốc tế cao, đóng vai trị quan trọng trong hợp tác khu vực và với các nƣớc lớn. Bên cạnh đó, khu vực Đơng Nam Á vẫn cịn tiềm ẩn những bất trắc, đe dọa an ninh và sự phát triển bền vững của các nƣớc nhƣ sự cạnh tranh quyền lực giữa các nƣớc lớn, chủ nghĩa ly khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới, đất liền, biển đảo... Tất cả các yêu tố trên đều ảnh hƣởng không nhỏ đến quan hệ thƣơng mại của Việt Nam và Thái Lan.

Hòa chung với xu thế của thế giới với sự ra đời của hàng loạt các khối kinh tế mậu dịch khu vực nhƣ APEC, NAFTA… khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã đƣợc thành lập từ năm 1992. Đây là một trong những bƣớc quan trọng xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Để hoàn thành AFTA, các nƣớc ASEAN cùng thực hiện chƣơng trình thuế quan ƣu đãi có hiệu lực chung CEPT (Commom Effective Preferential Tariffs). Theo đó, trong vịng 10 năm, các nƣớc ASEAN sẽ dần cắt giảm thuế quan xuống 0 – 5%, dỡ bỏ các rào cản thƣơng mại và hài hòa các thủ tục hải quan trong vòng 10 năm để hàng hóa tự do lƣu thơng

giữa các nƣớc thành viên. 25Điều này đã có tác động tích cực, thúc đẩy quan hệ thƣơng mại của Thái Lan và Việt Nam phát triển hơn so với giai đoạn trƣớc.

Năm 2003, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN 9, các nhà lãnh đạo ASEAN lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu hình thành một cộng đồng kinh tế ASEAN. Đến năm 2015, AEC đã chính thức đƣợc ra đời. AEC đƣợc hình thành đã mở ra cơ hội để Việt Nam và Thái Lan đẩy mạnh hợp tác, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc đối tác FTA của ASEAN.

Vào năm 2012, các nƣớc ASEAN và các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ đã khởi động quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định RCEP sẽ thống nhất các Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN+1 hiện có và xây dựng một khu vực thƣơng mại tự do chung cho toàn vùng.26RCEP đƣợc kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng nhƣ xây dựng các quy tắc xuất xứ chung. Cùng với việc tự do hóa thƣơng mại dịch vụ và đầu tƣ, tự do hóa thƣơng mại hàng hóa trong khn khổ RCEP có thể có những tác động sâu rộng tới thƣơng mại và đầu tƣ của Việt Nam và Thái Lan thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)