1.1. Tầm quan trọng của quan hệ thƣơng mại giữa ViệtNam –Thái Lan
1.1.2. Tầm quan trọng của quan hệ thương mại song phươngViệt Nam –Thái Lan
Đối với Việt Nam
Quan hệ thƣơng mại là nòng cốt trong mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan. Vì vậy, phát triển thƣơng mại song phƣơng sẽ góp phần quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, tạo ra môi trƣờng an ninh hợp tác khu vực cho Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trƣờng quốc tế. Thái Lan đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Đối với Việt Nam, Thái Lan là một trong những đối tác xuất NK lớn với tổng trị giá trao đổi thƣơng mại luôn nằm trong 10 các quốc gia có quan hệ thƣơng mại lớn nhất với Việt Nam và là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
XK với Thái Lan sẽ mang về cho Việt Nam nguồn ngoại tệ. Tăng trƣởng hàng năm của KN XK sang Thái Lan là góp phần quan trọng vào tăng trƣởng chung của KN XK của Việt Nam, từ đó trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để thu hút nguồn vốn đầu tƣ của các nƣớc trên thế giới.
NK với Thái Lan giúp Việt Nam đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nƣớc, thông qua việc NK các trang thiết bị kỹ thuật, khoa học cơng nghệ hiện đại... từ đó thúc đẩy sản xuất, thay đổi cơ cấu sản phẩm và nâng cao hiệu quả nền sản xuất cũng nhƣ phát triển tiêu dùng trong nƣớc.
Việc tiếp cận với thị trƣờng tiềm năng Thái Lan và cạnh tranh với các doanh nghiệp Thái Lan trên chính thị trƣờng nội địa sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phải đổi mới phƣơng thức quản
lý, đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật, cải tiến và hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.
Trong ASEAN, Thái Lan là nƣớc đi đầu trong phát triển công nghiệpvà đã xây dựng đƣợc một nền tảng công nghiệp tƣơng đối vững chắc cho phát triển đất nƣớc. Vì vậy, Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác với Thái Lan để phát triển một số ngành công nghiệp ô tô, chế tạo máy, điện tử tiêu dùng, hóa chất, nhựa, dệt may, da giày, chế biến nông sản, thực phẩm…
Xuất NK với Thái Lan còn tạo ra các tác động ngoại ứng nhƣ: thúc đẩy trao đổi thông tin, dịch vụ, tăng cƣờng kiến thức marketing cho các doanh nghiệp Việt Nam và đƣa họ vào mạng lƣới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế.
Thơng qua các tập đồn lớn của Thái Lan, các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc học tập kinh nghiệm kinh doanh, có cơ hội tiếp cận đƣợc hệ thống phân phối bán lẻ lớn của Thái Lan và các nƣớc khác, tìm kiếm đƣợc các đơn hàng tốt, bền vững từ đó xây dựng, định hình đƣợc thƣơng hiệu riêng cho các sản phẩm Việt Nam tại các thị trƣờng trên.
Bên cạnh đó, việc phát triển thƣơng mại song phƣơng với Thái Lan cũng góp phần giảm sự phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời lao động Việt Nam.
Đối với Thái Lan
Phát triển quan hệ thƣơng mại với Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Thái Lan. Trƣớc hết, nó sẽ góp phần củng cố mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nƣớc, qua đó tạo ra một mơi trƣờng an ninh, hợp tác cho Thái Lan và nâng cao vị thế của Thái Lan trong khu vực.
Với thị trƣờng 90 triệu dân, tốc độ tăng trƣởng kinh tế gia tăng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lƣợng lao động dồi dào, chi phí kinh doanh cạnh tranh cũng nhƣ các ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ hấp dẫn, Việt Nam là thị trƣờng tiềm năng, là đối tác thƣơng mại quan trọng của Thái Lan. Và trên thực tế, hàng năm KN XK của Thái Lan sang Việt Nam đều chiếm tỉ trọng lớn, góp phần tăng trƣởng GDP của Thái Lan. KN XK của Thái Lan sang Việt Nam năm2016 là 8,8 tỷ USD, chiếm
4,09% so với tổng KN XK của Thái Lan năm 2016.12 Việt Nam là bạn hàng quan trọng thứ 9 của Thái Lan.
Hơn thế nữa, Việt Nam còn là một trong những thị trƣờng hàng đầu của ASEAN, đồng thời cũng là thành viên của nhiều khung hợp tác khác trong đó có Thái Lan. Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua AEC, Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và TPP (nay là CPTPP), chính vì vậy, đây sẽ cịn là thị trƣờng rộng lớn hơn trong tƣơng lai đối với các nhà XK và đầu tƣ Thái Lan khi họ có thể đầu tƣ tại Việt Nam để XK hàng hóa sang các nƣớc thành viên với các ƣu đãi đặc biệt về thuế.
Việc mua lại các chuỗi bán lẻ của Việt Nam là chiến lƣợc dài hạn giúp Thái Lancó thể đẩy mạnh XK hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng.
Quan hệ kinh tế của hai nƣớc cũng tạo ra khả năng phối hợp và cạnh tranh trong một số ngành hàng XK ví dụ gạo, hồ tiêu, đƣờng, hải sản, trái cây, linh kiện điện tử, hàng tiêu dùng, đồ may mặc…