Nhân tố pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 39 - 44)

1.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ thƣơng mại ViệtNam –Thái Lan

1.2.3. Nhân tố pháp lý

Việt Nam và Thái Lan đều cùng tham gia rất nhiều hiệp định, diễn đàn trong khu vực và trên quốc tế. Đây chính là những cơ sở pháp lý để điều tiết quan hệ thƣơng mại của hai nƣớc Việt Nam và Thái Lan.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Năm 2007, tham gia WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trƣờng nông sản và phi nơng sản, theo đó, ràng buộc tồn bộ biểu thuế NK hiện hành với khoảng 10.600 dòng thuế; ràng buộc ở mức thuế xuất hiện hành với 3.170 dòng thuế, chủ yếu là đối với các nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất, phƣơng tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao đƣợc cam kết cắt giảm thuế ngay sau khi gia

25

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Hiep-dinh-Chuong-trinh-thue-quan-uu-dai-co-hieu- luc-chung-CEPT/127764/noi-dung.aspx

26 Nguyễn Tiến Dũng (2016), Thƣơng mại Việt Nam và các nƣớc RCEPT: Tăng trƣởng và thay đổi cơ cấu thƣơng mại, Tạp chí Khoa học ĐHQGH: Kinh tế và kinh doanh, tập 32, số 3, tr. 1.

nhập WTO. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết giảm thuế bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21% là mức cắt giảm cuối cùng. Đối với lĩnh vực cơng nghiệp, mức cam kết giảm thuế bình qn vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng là 12,6%. Trong thời gian đầu là thành viên của WTO, Việt Nam cam kết tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành với nội dung chủ yếu là cam kết sau 3-5 năm sẽ cắt giảm thuế quan (phần lớn về 0%). Sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế thuộc các ngành mà Việt Nam tham gia đầy đủ (các ngành tham gia 100% các dòng thuế đều cắt giảm theo cam kết), sản phẩm thuộc các ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.

Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên của WTO, vì vậy, những quy định của tổ chức này sẽ có tác động tới quan hệ thƣơng mại của hai nƣớc

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

AFTA là một hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đa phƣơng giữa các nƣớc trong khối ASEAN. AFTA đƣợc hình thành trên cơ sở chính là Hiệp định về chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT) nhằm thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại và tăng cƣờng đầu tƣ trong khu vực thông qua việc cắt giảm và tiến đến bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thƣơng mại các nƣớc thành viên. Cả Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên của AFTA này vì vậy thƣơng mại của hai nƣớc cũng sẽ chịu sự điều tiết theo những quy định của Hiệp định này.

Cụ thể, các nƣớc thành viên phải giảm thuế NK xuống 0 - 5% trong vịng 10 năm. Theo đó, 6 nƣớc thành viên cũ trong đó có Thái Lan sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế quan xuống 0-5% vào 2003 và đối với Việt Nam là 2006. Tuy nhiên, để theo kịp xu thế hội nhập khu vực và tồn cầu hóa, các nƣớc ASEAN đã tiếp tục cam kết:

Xố bỏ hồn tồn thuế quan vào năm 2010 đối với ASEAN-627

và 2015 đối với CLMV28

- với một số sản phẩm nhạy cảm linh hoạt đến năm 2018;

27Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan

Xố bỏ hồn tồn thuế quan đối với các sản phẩm trong các Lĩnh vực Ƣu tiên Hội nhập (PIS) vào năm 2007 đối với ASEAN-6 và 2012 đối với CLMV;

Hồn thành đƣa các sản phẩm cịn trong Danh mục Nhạy cảm (SL) vào thực hiện CEPT (IL) và giảm thuế của các sản phẩm này xuống còn 0-5% vào 01/01/2010 đối với ASEAN-6, vào 01/01/2013 đối với Việt Nam, 01/01/2015 đối với Lào và Myanmar và 01/01/2017 đối với Campuchia.29

Ngoài việc cắt giảm thuế quan, bên cạnh đó cịn có những nội dung hợp tác quan trọng khác của AFTA bao gồm các biện pháp tháo bỏ hàng rào phi thuế quan, các quy định quản lý ngoại tệ, quy trình và các phƣơng pháp đánh giá hải quan chung.

Việc hạ thuế quan trong khn khổ AFTA, góp phần tạo cơ hội cho hai nƣớc đẩy mạnh phát triển quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Ví dụ nhƣ Thái Lan tăng cƣờng đầu tƣ vào các ngành sử dụng nhiều nhân công và có khả năng tận dụng thuế suất AFTA. Việt Nam thu hút FDI ở những lĩnh vực có thể tận dụng nguồn nguyên liệu chung của ASEAN và nhân công rẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế này cũng đạt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh hàng hóa với các nƣớc ASEAN.

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)30

Hiệp định ATIGA đƣợc ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.

ATIGA là hiệp định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong AEC, điều chỉnh toàn bộ thƣơng mại hàng hóatrong nội khối và đƣợc xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã đƣợc thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thƣ có liên quan.

Trong ATIGA, các nƣớc ASEAN dành cho nhau mức ƣu đãi tƣơng đƣơng hoặc thuận lợi hơn mức ƣu đãi dành cho các nƣớc đối tác trong các Thỏa thuận thƣơng mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+)

29http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/hiepdinhkhac/danh_gia_tac_dong_afta_doi_voi_nen_kinh_te _vietnam.pdf

Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác nhƣ: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thƣơng mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ.

Thực hiện cam kết ATIGA, tính đến ngày 1/1/2014, Việt Nam đã cắt giảm về 0% đối với 6.897 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế nhập khẩu).

Đến ngày 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm về 0% thêm 1.706 dòng thuế. Số còn lại gồm 669 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những sản phẩm nhạy cảm trong thƣơng mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào năm 2018, bao gồm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng nhƣ tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa…

Các sản phẩm khơng phải xóa bỏ thuế NK (duy trì thuế suất MFN) gồm Thuốc lá điếu, lá thuốc lá, các mặt hàng an ninh quốc phòng nhƣ thuốc nổ, súng đạn, pháo hoa, rác thải y tế, lốp cũ...

Ngoài những hiệp định trên, Việt Nam và Thái Lan đã ký kết rất nhiều hiệp định tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ kinh tế của Thái Lan và Việt Nam phát triển, trong đó có thƣơng mại. Cụ thể, hai bên đã chính thức ký kết Hiệp định thành lập ủy ban hỗn hợp kinh tế kỹ thuật (18-9-1991), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ (30-10-1991), Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực hơi đốt thiên nhiên (30- 10- 1991), Nghị định thƣ sửa đổi Hiệp định thƣơng mại, hợp tác kinh tế và kỹ thuật (16- 1-1992), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (23-12-1992), Hiệp định Thái Lan cho Việt Nam tín dụng 150 triệu baht (23-12-1992), Nghị định thƣ sửa đổi bổ sung Hiệp định hàng hải thƣơng mại (14-9-1999).Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Thái Lan trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI (20-2-2004); Hiệp định khung về hợp tác kinh tế (21-2-2004); Tuyên bố chung về Chiến lƣợc chung về đối tác kinh tế (20-12-2006); Chiến lƣợc Kinh tế chung Việt Nam-Thái Lan (JSEP) (5- 2009); Tuyên bố chung về Cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ hai (2012); Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan-Việt Nam và Việt Nam-Thái Lan (2012). 31

31 Báo Thế giới và Việt Nam – Bộ Ngoại giao (2016), Đặc san Việt Nam – Thái Lan: Đối tác chiến lƣợc tăng cƣờng tr. 10-11

Tiểu kết

Có thể nói, quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Thái Lan phát triển là yêu cầu tất yếu và phù hợp với lợi ích của cả hai bên. Các nhân tố đóng vai trị tác động đến mối quan hệ này trƣớc tiên và quan trọng nhất chính là nền tảng của quan hệ ngoại giao tốt đẹp mà 2 nƣớc đã hình thành từ trong quá khứ. Tuy nhiên, cũng khơng thể phủ nhận tác động tích cực của các nhân tố khách quan đối với sự phát triển mối quan hệ song phƣơng Việt Nam – Thái Lan. Sự chuyển biến của tình hình quốc tế, khu vực (xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa, sự thành lập AEC, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4) có tác động thúc đẩy khơng hề nhỏ đối với quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Thái Lan. Những biến chuyển đó cùng với những yếu tố trong nội tại hai nƣớc đƣa đến vận động mới trong quan hệ thƣơng mại của Việt Nam vàThái Lan trong giai đoạn 2007 – 2016. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức vì vậy 2 nƣớc Việt Nam – Thái Lan phải tận dụng phát huy những nền tảng nội lực sẵn có, đồng thời phải có sự điều chỉnh chiến lƣợc thƣơng mại cho phù hợp với xu thế chung của thế giới, để thúc đẩy mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Thái Lan đi lên một tầm cao mới.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2007 - 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)