Nhân tố từ phía quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 27 - 36)

1.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ thƣơng mại ViệtNam –Thái Lan

1.2.1. Nhân tố từ phía quốc gia

Nền tảng lịch sử quan hệ Việt Nam – Thái Lan

Cùng chia sẻ dịng sơng Mê Cơng, cùng chung đƣờng biên giới trên biển, sự gần gũi về mặt địa lý, sự tƣơng đồng về văn hóa cùng những mối ràng buộc sâu xa trong lịch sử chính là những yếu tố quan trọng tạo nên nền tảng vững chắc cho quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nƣớc Việt Nam – Thái Lan trong đó có quan hệ thƣơng mại.

Ngày 6/8/1976, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vƣơng quốc Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai năm sau, tháng 9/1978, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức tới Thái Lan. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với quan hệ song phƣơng Việt Nam – Thái Lan mà cịn đối với cả khu vực Đơng Nam Á. Trong chuyến thăm lịch sử này, hai bên đã ký Tuyên bố chung ngày 10/9/1978.

Sau đó, quan hệ hai nƣớc gần nhƣ chững lại do “vấn đề Campuchia”. Đến những năm 1990, cùng với việc chính phủ của Thủ tƣớng Thái Lan Chatichain Choonhavan chủ trƣơng giảm căng thẳng ở khu vực, “biến Đông Dƣơng từ chiến trƣờng thành thị trƣờng”, tiếp theo những nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi giữa Hà Nội và Băng Cốc, đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng Võ Văn Kiệt và Bộ trƣởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, chuyến thăm Thái Lan tháng 5/1990 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Lê Quang Đạo đã đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn thực sự hịa bình, hợp tác và hữu nghị giữa hai nƣớc. Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Từ đây, mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam đƣợc nâng lên cấp độ cao hơn trƣớc đó. Từ đó, hai nƣớc thƣờng xuyên trao đổi các chuyến thăm của các đoàn cấp cao.

Từ phía Việt Nam: Tổng Bí Thƣ Nguyễn Phú Trọng (6/2013); Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng (10/1998); Phó Chủ tịch nƣớc Nguyễn Thị Doan (6/2012); Thủ tƣớng Phan Văn Khải (5/2000); Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng (12/2006, 7/2015); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (9/1996); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (12/2015) đã dẫn đầu các phái đồn cấp cao đến thăm Thái Lan.

Từ phía Thái Lan: Cơng chúa Sirindhorn (4/2000), 11/2009, 4/2011, 5/2015); Thủ tƣớng Chuan Leekpai (12/1998); Thủ tƣớng Banharn (10/1995), Thủ tƣớng Chavalit (3/1997); Thủ tƣớng Thacksin Shinawatra (4/2001); Thủ tƣớng Surayud Chulanont (11/2006); Thủ tƣớng Samak (3/2008); Thủ tƣớng Abhisit (7/2009); Thủ tƣớng Yingluck Shinawatra (11/2011, 11/2014)… đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam.13

Bên cạnh đó, hai bên cũng khơng ngừng thúc đẩy phát triển quan hệ và mở rộng hợp tác thông qua các cơ chế và khung hợp tác sẵn có, đặc biệt là cuộc họp Nội các chung lần thứ nhất năm 2004. Đây là cơ chế hợp tác song phƣơng tầm vĩ mô do Thủ tƣớng hai nƣớc đồng chủ trì, đề ra các các định hƣớng lớn trong quan hệ hữu nghị hợp tác song phƣơng. Quan hệ hai nƣớc phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, văn hóa, giáo dục, giao lƣu nhân dân.

13 Báo Thế giới và Việt Nam – Bộ Ngoại giao (2016), Đặc san Việt Nam – Thái Lan: Đối tác chiến lƣợc tăng cƣờng tr.8

Từ ngày 11 - 12/7/2012, tại Hà Nội, đƣợc sự chấp thuận của thủ tƣớng hai nƣớc, Bộ Công Thƣơng Việt Nam và Bộ Thƣơng mại Thái Lan đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp Thƣơng mại Việt Nam - Thái Lan. Tại Phiên họp, hai bên cùng đánh giá tình hình hợp tác kinh tế, thƣơng mại song phƣơng và thảo luận các biện pháp tăng cƣờng hợp tác trong khuôn khổ song phƣơng, các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng ASEAN, ASEAN và các diễn đàn kinh tế quốc tế khác. Hai Bên thống nhất nhiều nội dung hợp tác trong lĩnh vực thƣơng mại nhƣ: chính sách thƣơng mại, xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ, hợp tác nông sản, tăng cƣờng hợp tác giữa khu vực tƣ nhân. Hai bên cũng nhất trí cùng tăng cƣờng trao đổi thơng tin thị trƣờng, phổ biến các quy định, thủ tục tới các doanh nghiệp, hợp tác tổ chức giao thƣơng, các đồn xúc tiến thƣơng mại, khuyến khích việc hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa cộng đồng các doanh nghiệp hai nƣớc nhằm khai thác tối đa tiềm năng từ các Hiệp định thƣơng mại tự do.

Tháng 6/2013, trong chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Thái Lan trở thành hai nƣớc ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lƣợc, mở ra một kỉ nguyên mới trong quan hệ, kỷ nguyên hợp tác cùng có lợi, tơn trọng và tin cậy lẫn nhau. Nhiều cơ chế hợp tác mới, thực chất đã đƣợc xác lập, nhƣ Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phƣơng, đối thoại chính trị và an ninh. Đến nay, Thái Lan là nƣớc đầu tiên và duy nhất có cơ chế họp Nội các chung với Việt Nam.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tƣớng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha (11/2014), hai bên ký Chƣơng trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lƣợc Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2014 – 2018. Đến nay tất cả 21 lĩnh vực trong Chƣơng trình hành động đều đƣợc các bộ, ban, ngành hai nƣớc tích cực triển khai, trong đó nổi lên là lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ. Sự kiện này cho thấy hai nƣớc Thái Lan và Việt Nam đang tạo những điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao ngày càng tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực mà nhất là về thƣơng mại và đầu tƣ.

Ngày 22 tháng 7 năm 2015, Kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp Thƣơng mại Việt Nam – Thái Lan đã diễn ra tại Thái Lan. Hai bên đã nhất trí hƣớng tới mục tiêu đƣa kim ngạch thƣơng mại song phƣơng đạt 20 tỷ USD vào năm 2020. Trên cơ sở đó, tập trung thảo luận các biện pháp cụ thể nhƣ: tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại trong đó Thái Lan nhất trí hỗ trợ Việt Nam tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam tại Thái Lan; hợp tác giải quyết khó khăn và thúc đẩy trao đổi hàng nơng sản, đặc biệt là hoa quả; Thông qua Kế hoạch Hành động về Hợp tác Thƣơng mại và Đầu tƣ giữa Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020. Ngay sau kỳ họp, cũng trong tháng 7/2015, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Vƣơng quốc Thái Lan và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 3.14

Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan trước năm 2007

Trƣớc năm 1976, kim ngạch thƣơng mại giữa Việt Nam và Thái Lan rất hạn chế. Giá trị XK hàng hóa của Thái Lan sang Việt Nam chỉ chiếm l,7% tổng XK hàng năm, trong khi đó NK từ Việt Nam chỉ chiếm 0,007% tổng lƣợng NK của Thái Lan.15

Giai đoạn 1986 - 1995 là giai đoạn đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng trong quan hệ thƣơng mại hai nƣớc khi kinh tế Thái Lan bắt đầu phát triển mạnh ở Đông Nam Á và năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi mới với một loạt chính sách “mở cửa”, mở rộng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với thế giới, trong đó có Thái Lan. Năm 1990, kim ngạch thƣơng mại hai chiều Việt Nam –Thái Lan mới chỉ đạt 15 triệu USD nhƣng đến năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, kim ngạch trao đổi song phƣơng đã đạt 500 triệu USD.

Trong giai đoạn 1996 - 2006, đặc biệt là trong 5 năm 2000 - 2005, kinh tế Việt Nam đạt đƣợc sự tăng trƣởng và ổn định nên đã tạo điều kiện cho quan hệ thƣơng mại giữa Thái Lan và Việt Nam phát triển hơn tuy nhiên còn nhiều hạn chế so với một số nƣớc phát triển trong khu vực. Đây là nền tảng và động lực quan

14 Báo Thế giới và Việt Nam – Bộ Ngoại giao (2016), Đặc san Việt Nam – Thái Lan: Đối tác chiến lƣợc tăng cƣờng tr. 52 - 53

15 Báo Thế giới và Việt Nam – Bộ Ngoại giao (2016), Đặc san Việt Nam – Thái Lan: Đối tác chiến lƣợc tăng cƣờng tr. 52.

trọng giúp Việt Nam – Thái Lan thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tiềm năng này, đem lại lợi ích cho cả hai bên và khu vực.

Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên các lĩnh vực khác:

Việt Nam và Thái Lancịn tập trung thúc đẩy kết nối giao thơng vận tải, một lĩnh vực then chốt, ảnh hƣởng trực tiếp đến thƣơng mại của hai nƣớc. Cụ thể, trên lĩnh vực đƣờng bộ, hợp tác song phƣơng hiện nằm trong khuôn khổ hợp tác khu vực ASEAN, Hiệp định Vận tải qua biên giới khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) và Hiệp định liên chính phủ về Đƣờng bộ châu Á. Từ ngày 11/6/2009, các phƣơng tiện hai nƣớc có thể vận chuyển hàng hóa sang thị trƣờng của nhau thơng qua tuyến hành lang Đông – Tây. Tại Hội nghị Bộ trƣởng Giao thông vận tải ba nƣớc Việt Nam – Lào – Thái Lan ngày 21/2/2013 ở Hà Nội, các Bộ trƣởng đã ký Bản sửa đổi Bản ghi nhớ về thực hiện bƣớc đầu Hiệp định GMS trên hành lang Đông – Tây nhằm mở rộng phạm vi hoạt động cho phƣơng tiện vận tải của các bên ký kết từ hành lang Đông – Tây đến Hà Nội, Hải phòng (Việt Nam), đến Viêng Chăn (Lào) và đến Băng Cốc, Laem Chabang (Thái Lan). 16

Triển khai kết quả của kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phƣơng Việt Nam – Thái Lan năm 2015, Bộ trƣởng Giao thơng vận tải hai nƣớc đã có cuộc họp tại Hà Nội và thống nhất tiến hành xây dựng dự thảo Bản ghi nhớ về mở các tuyến xe buýt kết nối giữa ba nƣớc Lào – Thái Lan – Việt Nam nhằm thúc đẩy vận tải, thƣơng mại, văn hóa – du lịch giữa các nƣớc. Trong lĩnh vực hàng hải, hai nƣớc kí Hiệp định hàng hải thƣơng mại ngày 22/1/1979 và Nghị định thƣ sửa đổi, bổ sung Hiệp định ngày 14/9/1999. Tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lƣu hàng hải giữa các nƣớc cũng nhƣ sự hợp tác giữa các doanh nghiệp.

Về phát triển vận tải ven bờ kết nối Việt Nam – Campuchia- Thái Lan, tại cuộc họp song phƣơng cấp Bộ trƣởng GTVT ngày 14/5/2015 ở Hà Nội, hai bên nhất trí thành lập nhóm đặc trách chung thực hiện nghiên cứu phát triển vận tải ven dọc theo hành lang này. Ngày 28 –29/3/2015, nhóm đã tổ chức cuộc họp đầu tiên tại

16 Nguyễn Hồng Trƣờng (2016), Hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giao thông vận tải, Đặc san Việt Nam – Thái Lan, tr. 76

Băng Cốc xem xét dự thảo điều khoản, trao đổi thông tin về các cảng và hạ tầng hỗ trợ phát triển vận tải ven bờ. Việc mở tuyến vận tải này sẽ thúc đẩy giao thƣơng hàng hóa bằng đƣờng biển giữa ba nƣớc Việt Nam – Campuchia – Thái Lan.

Trong lĩnh vực hàng khơng dân dụng, hai nƣớc đã kí chính thức Hiệp định vận chuyển hàng không Việt Nam – Thái Lan về các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nƣớc ngày 11/02/1978. Hiện thị trƣờng vận tải hàng không Việt Nam – Thái Lan đã tự do hóa hồn tồn trên cơ sở thỏa thuận song phƣơng và trong khuôn khổ các Hiệp định đa biên về hàng không, tạo điều kiện cho các hãng hàng không đƣợc chỉ định của hai nƣớc phát triển mạng đƣờng bay và mở rộng khai thác. 17

Bên cạnh đó, hai bên cịn tăng cƣờng hợp tác chặt chẽ trong du lịch,khoa học công nghệ, giao lƣu nhân dân, văn hóa, giáo dục… Ngày càng nhiều tỉnh, thành của Việt Nam và Thái Lan xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ, kết nghĩa. Hai nƣớc luôn hỗ trợ nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực, hợp tác tiểu vùng sông Mê Công và trong quan hệ đa phƣơng tại các diễn đàn quốc tế, nhƣ ASEM, APEC, AFTA và Liên hợp quốc. Đặc biệt, trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN chính thức đƣợc thành lập từ ngày 31-12-2015, lãnh đạo hai nƣớc đã nhất trí thúc đẩy sự phối hợp để phát huy hiệu quả vai trò của Cộng đồng, đồng thời củng cố sự đồn kết và phát huy vai trị trung tâm của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực cũng nhƣ quốc tế.

Có thể nói, mặc dù quan hệ Việt Nam - Thái Lan có nhiều thăng trầm nhƣng ngày càng đƣợc cải thiện, mở rộng và phát triển. Đây chính là nền tảng hết sức quan trọng, tác động tới sự phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Thái Lan hiện nay.

Tình hình Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đơng Nam Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, Campuchia, phía Đơng và Nam trông ra biển Đơng và Thái Bình Dƣơng. Với diện tích 331.698 km2, Việt Nam có đƣờng biên giới đất liền dài 4.550 km và đƣờng bờ biển dài 3.260 km18

, nguồn tài

17 Nguyễn Hồng Trƣờng (2016), Hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giao thông vận tải, Đặc san Việt Nam – Thái Lan, tr. 77

nguyên đa dạng về nơng lâm – ngƣ nghiệp, khống sản phục vụ cho phát triển mạnh nhiều ngành sản xuất công nghiệp trong nƣớc và cho XK.

Tính đến năm 2016, dân số của Việt Nam là trên 93 triệu ngƣời, đứng thứ 3 tại Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới.19Nguồn nhân lực của Việt Nam đơng đảo, cần cù, trình độ chun mơn ngày càng đƣợc hồn thiện. Hơn nữa, giá nhân công Việt Nam thấp hơn so với một số nƣớc trong khu vực. Đây là những điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế trong đó có thƣơng mại.

Tình hình chính trị của Việt Nam tƣơng đối ổn định. Đƣờng lối đổi mới, mở cửa đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc và chính phủ nhận đƣợc sự ủng hộ, đồn kết, nhất trí của tồn dân. Đời sống của đại bộ phận dân cƣ đƣợc cải thiện rõ rệt. Chính sự ổn định về chính trị và xã hội đã tạo ra mơi trƣờng vĩ mô thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao, tiềm lực và quy mơ tăng lên. Tăng trƣởng kinh tế bình qn đạt gần 7%/năm trong thời gian dài; Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng nhanh và đạt 2.215 USD năm 2016; GDP tăng gấp gần 7 lần và KN XK tăng gấp 200 lần so với thời kỳ đầu những năm 1990.20 Với môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, chi phí lao động rẻ, nợ nƣớc ngồi thấp, Việt Nam là địa chỉ đầy thu hút đối với các doanh nghiệp Thái Lan.

Không những vậy, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu của vào khu vực và quốc tế (gia nhập ASEAN, AFTA, WTO…) khiến quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Nếu năm 1986 Việt Nam có quan hệ xuất NK với 43 quốc gia thì hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ thƣơng mại với 230 nƣớc và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thƣơng mại song phƣơng, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, trong đó có các cam kết hợp tác song phƣơng với Thái Lan. 21

19http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=&ItemID=16171

20http://baoquocte.vn/thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-cua-viet-nam-tang-106-usd-so-voi-2015-41870.html

Việt Nam đã coi hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của q trình đổi mới. Thơng qua các văn kiện của các kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định chủ trƣơng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và từng bƣớc nâng cao vị thế của quốc gia trên trƣờng quốc tế, phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Xuất phát từ chủ trƣơng này, chiến lƣợc đối ngoại của nƣớc ta trong thời gian tới là tiếp tục phát triển hợp tác toàn diện với các nƣớc láng giềng trong đó có Thái Lan. Những thành quả trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển hơn nữa của quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Thái Lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 27 - 36)