Giải pháp đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 82 - 87)

3.3. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại ViệtNam Thái Lan

3.3.1. Giải pháp đối với Nhà nước

Thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trên các cấp độ. Nhƣ đã trình bày ở trên, một trong những yếu tố quan trọng khiến cho quan hệ thƣơng mại hai nƣớc phát triển chính là nền tảng quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nhà nƣớc. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần tăng cƣờng và phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lƣợc giữa hai quốc gia, từ đó thúc đẩy hợp tác song phƣơng, cùng nhau nắm lấy cơ hội mà khu vực và thế giới mang lại.

Việt Nam cần chủ động đàm phán với Thái Lan gia tăng NK sản phẩm của Việt Nam nhằm đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng XK đồng thời nâng giá trị KN XK của Việt Nam sang Thái Lan.

Rà sốt, bổ sung kịp thời các chính sách, cơ chế phù hợp trong quan hệ thƣơng mại với Thái Lan; phối hợp thực hiện đầy đủ, khai thác triệt để các nội dung cam

kết trong các Hiệp định thƣơng mại và các nội dung hợp tác khác vào mục tiêu phát triển thƣơng mại của hai nƣớc.

Xây dựng chiến lƣợc phát triển các ngành hàng XK có lợi thế, lựa chọn hình thức thâm nhập hiệu quả để tăng KN XK sang Thái Lan trên cơ sở tăng tỷ trọng sản phẩm đã qua chế biến sâu, giảm tỷ trọng sản phẩm thô hoặc sơ chế. Chú trọng đến xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm Việt và hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng thƣơng hiệu cho các sản phẩm của mình cũng nhƣ việc thâm nhập và hệ thống phân phối tại thị trƣờng Thái Lan. Trong điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay, chúng ta chƣa thể ngay lập tức tham gia nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm XK chủ lực mới, nhƣng hồn tồn có thể tăng cƣờng năng lực tham gia vào hai khâu xây dựng, phát triển thƣơng hiệu và phân phối.

Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác thu thập, tuyên truyền, quảng bá, cung cấp, khai thác thông tin về thị trƣờng Thái Lan, về các cơ hội và thách thức từ AEC, từ các hiệp định thƣơng mại và hiệp định hợp tác khác với Thái Lan mang lại, giúp các doanh nghiệp hiểu đƣợc tầm quan trọng và tiềm năng của thị trƣờng Thái Lan, chủ động nắm bắt kịp thời các cơ hội và thách thức do hội nhập mang lại, xây dựng chiến lƣợc XK hợp lý cho mặt hàng của mình. Đầu tƣ nâng cao chất lƣợng công tác dự báo về thị trƣờng và các điều kiện phát triển thƣơng mại, làm cơ sở chỉ đạo phát triển sản xuất, XK, cũng nhƣ phát hiện, đánh giá khó khăn của từng mặt hàng, từng thị trƣờng để có biện pháp tháo gỡ phù hợp cho từng đối tƣợng. Tăng cƣờng vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao và đại diện thƣơng mại của Việt Nam ở Thái Lan trong việc cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trƣờng cũng nhƣ các kênh phân phối.

Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hàng hóa xâm nhập vào thị trƣờng Thái Lan. Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia hội chợ, triển lãm quảng bá sản phẩm, tham quan, khảo sát thị trƣờng Thái Lan để nâng cao sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa đối tác hai bên, thiết lập và duy trì mối quan hệ các hiệp hội ngành hàng của cả hai bên. Phía Việt Nam cần

phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị xúc tiến thƣơng mại tại thị trƣờng Thái Lan cùng tham gia tổ chức các sự kiện xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ tổ chức triển lãm, hội chợ... nhằm mục tiêu quảng bá hình ảnh quốc gia, thƣơng hiệu Việt cũng nhƣ trao đổi cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tƣ. Mặt khác, cần tiếp tục cải tiến việc thực hiện các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại. Theo đó, cần đầu tƣ nhiều hơn về kinh phí, hỗ trợ về kỹ thuật, chun mơn nghiệp vụ, thủ tục hành chính, pháp lý để có nhiều hơn các dự án, chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại tầm quốc gia của Việt Nam có chất lƣợng và đảm bảo hiệu quả tại Thái Lan.

Nhà nƣớc cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở Thái Lan để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng, quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Thái Lan đến khảo sát, tìm hiểu thị trƣờng Việt Nam.

Tạo ra những đột phá về mặt thể chế, môi trƣờng kinh doanh, kết cấu hạ tầng. Tiếp tục các nỗ lực trong hợp tác hành chính giữa Việt Nam và Thái Lan. Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin quốc gia để triển khai có hiệu quả Quyết định số 33/2016/QĐ-TTg ngày 19/8/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử. Quy chế này quy định việc cung cấp sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng háo, thủ tục thanh toán quan ngân hàng và các thủ tục hành chính khác chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lƣu thơng trên thị trƣờng.

Nâng cao hiệu quả của Ủy ban hỗn hợp thƣơng mại Việt – Thái bằng việc chủ động tăng cƣờng các đoàn ở cấp lãnh đạo, trao đổi tƣ vấn với các cơ quan hữu quan nhằm đẩy mạnh hợp tác thƣơng mại, đầu tƣ nâng cao kim ngạch xuất NK; kết hợp tổ chức các diễn đàn, hội thảo kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ, tích cực triển khai các hoạt động nhằm đƣa các nội dung hợp tác đi vào thực chất hơn, sâu rộng hơn.

Tăng cƣờng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với Hội ngƣời Việt Nam tại Thái Lan nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện của hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng, hội viên trong việc giải quyết kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc, tạo thuận lợi cho sự phát

triển của doanh nghiệp Việt Nam khi giao thƣơng với các doanh nghiệp Thái Lan. Phối hợp xây dựng định hƣớng phát triển ngành hàng có triển vọng phát triển quan hệ hai bên. Tổ chức cung cấp thông tin; hỗ trợ nghiên cứu thị trƣờng, marketing và xúc tiến thƣơng mại cho doanh nghiệp hai bên; cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhƣ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tƣ vấn pháp lý, đầu tƣ, hỗ trợ phát triển công nghệ quản lý và linh doanh thƣơng mại cho doanh nghiệp, hội viên.

Không ngừng chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất, NK, chú ý đào tạo, ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trƣờng, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thƣơng, nâng cao trình độ luật pháp quốc tế, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề. Việc đào tạo cần theo hai hƣớng: trƣớc mắt, đối với ngƣời lao động cần thuần thục về kỹ năng và chun mơn hóa sâu các mặt hàng XK; mặt khác phải chú trọng đặc biệt tới đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài, có khả năng ứng dụng và tích hợp khoa học công nghệ của nhân loại cho phát triển của Việt Nam về lâu dài.

Chính phủ cần hỗ trợ đƣa các tiêu chuẩn Việt Nam thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế và giảm những thách thức rủi ro liên quan đến sức khoẻ đối với các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt là những hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại và các biện pháp kiểm dịch động thực vật đã trở nên ngày càng quan trọng trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp Việt Nam phải phát triển sản xuất sạch và tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lƣợng hàng thực phẩm. Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 800 mặt hàng thực phẩm đƣợc quy định tiêu chuẩn chất lƣợng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh ngiệp nhờ hỗ trợ tín dụng. Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng XK của Việt Nam sang Thái Lan đều có quy mơ vừa và nhỏ, nên Nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ về vốn thơng qua hệ thống ngân hàng. Ví dụ nhƣ hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp hay bảo lãnh tín dụng XK… để giải quyết khó khăn về vốn lƣu động, vốn đầu tƣ đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng quy mô, thâm nhập sâu vào thị trƣờng Thái Lan.

Dẫn dắt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với một doanh nghiệp nhỏ, khả năng XK trực tiếp rất khó nên

phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn. Không chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu và kỹ thuật sơ chế nguyên liệu nên các doanh nghiệp nhỏ chỉ làm theo kinh nghiệm, thủ cơng. Một số sản phẩm hàng hóa của Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhƣng vẫn chƣa đủ sức vƣơn ra thị trƣờng quốc tế là do thiếu sự gắn kết giữa các cơ sở, doanh nghiệp trong ngành với nhau. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Thái Lan cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc sự hỗ trợ rất bài bản từ Chính phủ và các doanh nghiệp lớn khi đƣa hàng hóa vào thị trƣờng Việt Nam. Năm 2016, Cục Xúc tiến thƣơng mại quốc tế Thái Lan đã ký với các doanh nghiệp lớn của Thái Lan nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, một số thƣơng hiệu lớn nhƣ BJC, SCG chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, đầu mối liên lạc, kết nối doanh nghiệp với các thị trƣờng mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan hƣớng đến. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thái Lan đƣa hàng ra các nƣớc trong khi các doanh nghiệp lớn có thêm những nhà cung cấp mới. Với chính sách “Doanh nghiệp lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ” mà Chính phủ Thái Lan đƣa ra đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Thái thâm nhập thị trƣờng Việt Nam. Tại Triển lãm Thƣơng hiệu hàng đầu Thái Lan mới đây, Robins giới thiệu những sản phẩm của các doanh nghiệp Thái với khách hàng, chủ yếu là những thƣơng hiệu chƣa có mặt tại Việt Nam.

Bên cạnh XK, khâu then chốt khơng kém chính là hồn thiện chính sách và các biện pháp quản lý NK. Trƣớc hết, cần tiếp tục NK những cơng nghệ, máy móc thiết bị có hiện đại từ Thái Lan. Vì càng tiếp cận với cơng nghệ tiên tiến càng nâng cao chất lƣợng giá trị sản phẩm và trình độ tri thức. Muốn làm đƣợc điều này, Nhà nƣớc cần phải định hƣớng và có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp NK cơng nghệ tiên tiến hiện đại thông qua các biện pháp nhƣ ƣu đãi thuế NK, hỗ trợ chi phí NK. Nâng cao khả năng xử lý và kiểm soát hoạt động NK đặc biệt là các mặt hàng trong nƣớc sản xuất đƣợc.

Sử dụng các biện pháp phi thuế quan: Trong bối cảnh AEC đƣợc thiết lập, thời gian tới, cơ bản các mặt hàng sẽ có thuế bằng 0% hoặc tƣơng đối thấp, vì vậy rào cản bằng thuế sẽ khơng có tác dụng nhiều trong việc giảm thâm hụt của cán cân thƣơng mại giữa hai nƣớc. Vì vậy, chính phủ cần điều chỉnh, hồn thiện các quy chế

phi thuế quan phù hợp với yêu cầu của hiệp định hay tổ chức thƣơng mại đã tham gia nhằm gia tăng kim ngạch buôn bán hai chiều với Thái Lan so với thực tế hiện nay. Đảm bảo không áp dụng các biện pháp vơ lý gây tổn hại cho tiến trình giảm hàng rào phi thuế quan.

Ban hành các quy chế hành chính - kỹ thuật chuẩn xác, chặt chẽ, trang bị máy móc, phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại nhằm kiểm soát hàng NK từ Thái Lan; áp dụng các tiêu chuẩn môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, để đảm bảo chất lƣợng hàng hóa NK. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận thƣơng mại, nhập lậu hàng hóa; tạo môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan.

Chính phủ cần áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế số lƣợng NK đối với một số hàng hố có sự gia tăng đột biến, gây ảnh hƣởng đến thị trƣờng nội địa hoặc liên quan đến bảo hộ nền cơng nghiệp non trẻ. Ví dụ nhƣ ơ tơ của Thái Lan, mặt hàng đang có sự gia tăng đột biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Chính phủ cần hỗ trợ thị trƣờng bằng các hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thƣơng mại nhƣ khai báo thuế; đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe sản xuất trong nƣớc và xe NK của Thái; phát triển công nghiệp hỗ trợ… Thậm chí trong chừng mực nào đó cần sử dụng các biện phápđể bảo hộ thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – thái lan giai đoạn 2007 – 2016 (Trang 82 - 87)