Phân tích giai đoạn của quy mô đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 33 - 36)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

1.2 Phân tích giai đoạn của quy mô đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Kể từ khi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt đƣợc kết quả khả quan trong thu hút luồng vốn FDI. Tính đến tháng 4/2018, Việt Nam đã thu hút đƣợc hơn 25.524 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 320 tỷ USD đến từ 126 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đồ thị dƣới tổng quát tình hình chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI tại Việt Nam trong suốt thời gian từ 1988 đến 2016 (Đồ thị 1). Có thể phân chia quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong 28 năm qua thành bẩy giai đoạn chủ yếu sau:

Đồ thị 1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam 1988-2016

- Giai đoạn 1: trong 3 năm đầu 1988-1990, kết quả thu hút FDI còn hạn chế, chỉ có 211 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1.603,5 triệu USD. Đầu tƣ nƣớc ngoài giai đoạn này chƣa thực sự tác động đến tình hình kinh tế xã hội giai đoạn này.

- Giai đoạn 2: 1991-1995, FDI vào Việt Nam đã tăng vƣợt bậc với 1.409 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 18.379,1 triệu USD. Đây có thể coi là thời

kỳ bắt đầu sự bùng nổ FDI tại Việt Nam. Giai đoạn này môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tƣ, do chi phí đầu tƣ – kinh doanh thấp so với một số nƣớc trong khu vực; lực lƣợng lao động với giá nhân công rẻ có sẵn; nhiều thị trƣờng tiềm năng chƣa đƣợc khai thác. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài cũng đã đóng góp làm gia tăng FDI nhƣ: Làn sóng vốn FDI chảy dồn về các thị trƣờng mới nổi trong đầu những năm 90; Dòng vốn nƣớc ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cũng đƣợc hƣởng nhiều lợi thế từ các yếu tố này. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trƣởng vốn FDI hàng năm khá cao, nhiều năm đạt trên 50%, đặc biệt là năm 1995 thu hút đƣợc 415 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 7.925,2 triệu USD, tăng trƣởng 85,95% so với số vốn đăng ký năm 2014

- Giai đoạn 3: 1996-2000, FDI có sự sụt giảm cả về số vốn đăng ký lẫn quy mô dự án. Tốc độ tăng trƣởng vốn FDI đăng ký cao nhất giai đoạn này là năm 1996, tăng 21,58% so với năm 1995. Trong 3 năm tiếp theo (1997-1999), tốc độ thu hút FDI đều giảm, năm 1997 giảm nhiều nhất 38,19%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997. Bên cạnh đó, môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam chậm đƣợc cải thiện, trong khi phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nƣớc khác nhƣ Trung Quốc

-Giai đoạn 4: 2001-2005, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có sự phục hồi nhƣng tốc độ còn chậm. Năm 2004 và 2005 có tốc độ tăng trƣởng thu hút FDI cao nhất (mức tăng trƣởng tƣơng ứng 42,94% và 50,86%) do có một số dự án cấp mới với quy mô lớn nhƣ: Công ty liên doanh khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (tổng vốn đầu tƣ 147 triệu USD), Công ty Đầu tƣ và phát triển Thành Công (tổng vốn đầu tƣ 114,58 triệu USD), Công ty TNHH Shing Mark Vina (tổng số vốn đầu tƣ hơn 50 triệu USD).

- Giai đoạn 5: 2006-2010, FDI có sự biến động thất thƣờng. Năm 2006, tổng số vốn đăng ký là 12.004 triệu USD, tăng 75,5% so với năm 2005. Năm 2007 và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, do từ tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, môi trƣờng đầu tƣ – kinh doanh trong nƣớc ngày càng đƣợc cải thiện, khung pháp luật về đầu tƣ ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, nên nhiều làn sóng đầu tƣ lớn từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản đồng loạt rót vốn vào Việt Nam. Đến năm 2009 và 2010, do ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng bị sụt giảm đáng kể.

- Giai đoạn 6: FDI tăng không đáng kể trong các năm 2011-2015. Năm 2011, có 1.186 dự án đƣợc cấp mới với tổng số vốn đăng ký là 15.589 triệu USD (giảm 21,57% so với năm 2010). FDI giảm là do ảnh hƣởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tƣ giảm sút niềm tin, bên cạnh đó lạm phát và các chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp nhiều khó khăn... Tuy nhiên, từ năm 2012 - 2015, số lƣợng dự án FDI và tổng số vốn đăng ký đã có xu hƣớng cải thiện.

- Giai đoạn 7: Năm 2016 đến nay, với việc hàng loạt Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) có hiệu lực nguồn vốn đầu tƣ FDI đã bắt đầu tăng lên. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tƣ theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015. Điểm đáng lƣu ý là vốn FDI thực hiện năm 2016 ƣớc tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trƣớc đến nay. Năm 2017 đánh dấu một mốc rất ý nghĩa - 30 năm đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Tính chung 11 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đạt 33,09 tỷ USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ 2016. Điểm nhấn là, vốn giải ngân đã đạt con số khoảng 16 tỷ USD và dự kiến đạt khoảng

17,5-18 tỷ USD trong cả năm, tăng 12-15% so với năm ngoái. Theo báo cáo của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) tính chung trong 9 tháng năm 2018, tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là 25,37 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhƣ vậy, từ năm 1988 đến nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam có nhiều biến động nhƣng tổng vốn FDI có xu hƣớng tăng theo thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)