Thực trạng nền công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 44 - 50)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

2.1 Qúa trình năng động của diễn biến cơ cấu ngành kinh tế

2.1.1 Thực trạng nền công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

Nhìn một số chỉ tiêu cơ bản ta thấy công nghiệp hóa đã tiến triển một bƣớc đáng kể. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế biến trong tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) đã tăng từ 14% năm 1992 lên gần 20% những năm gần đây. Đặc biệt cơ cấu xuất khẩu chuyển rất nhanh theo hƣớng công nghiệp hóa. Tỉ lệ của hàng công nghiệp chỉ có khoảng 20% vào năm 1992 nhƣng đã tăng lên trên 70% vào năm 2015. Trong nội bộ hàng công nghiệp cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Cho đến khoảng năm 2005, hàng công nghiệp nhẹ nhƣ

may mặc, giày dép, sản phẩm gỗ chế biến đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu, nhƣng sau đó máy móc các loại nhƣ hàng điện tử, máy in, máy nổ dần dần chiếm ƣu thế. Các loại máy móc này chỉ chiếm 8% trong tổng xuất khẩu vào năm 2000 nhƣng đã tăng lên 32% năm 2014 (trong thời gian đó công nghiệp nhẹ không thay đổi, với tỉ lệ 24%). Công nghiệp hóa của Việt Nam tiến hành nhanh hơn nhiều nƣớc trên thế giới. Từ năm 1997 đến 2014, giá trị thực chất của sản lƣợng công nghiệp Việt Nam tăng trung bình 7,7%/năm, so với 2,2% của trung bình thế giới. Con số tƣơng ứng của các nƣớc ASEAN khác là từ 4 đến 6% (Xem biểu đồ 5), do đó thị phần của nƣớc ta trong tổng sản lƣợng công nghiệp của thế giới đã tăng từ 0,03% năm 1991 lên 0,2% năm 2014.

Biểu đồ 5: Tăng trƣởng của công nghiệp thế giới và các nƣớc (%)

Tuy nhiên xét về chất và một số mặt khác ta thấy Việt Nam chƣa phát triển mạnh mẽ nhƣ những nƣớc ở vào giai đoạn tƣơng tự nhƣ ta, và nƣớc ta chƣa tạo dựng đƣợc một nền công nghiệp có yếu tố nội lực vững chắc. Hơn nữa, với quy mô dân số lớn và nguồn lao động dồi dào, Việt Nam còn nhiều dƣ địa để triển khai công nghiệp hóa theo bề rộng và bề sâu. Nói cụ thể hơn, có thể nêu lên một số vấn đề sau: Thứ nhất, trong thời gian qua, Việt Nam có

hai yếu tố thuận lợi đó là đang trong thời đại dân số vàng và là nƣớc đi sau trong dòng thác công nghiệp của khu vực và thế giới. Với hai thuận lợi đó, các nƣớc đi trƣớc nhƣ Nhật, Hàn Quốc đã kết hợp nguồn lực lao động phong phú với công nghệ du nhập từ nƣớc ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, nâng tỉ trọng công nghiệp trong GDP lên tới trên dƣới 30%, trong khi Việt Nam chỉ tăng lên điểm cao khoảng 20% và có khuynh hƣớng giảm sau đó (Hình 1). Nhìn khả năng thu hút lao động trong ngành công nghiệp ta cũng thấy hiện tƣợng tƣơng tự: trong nửa đầu (khoảng 25 năm) của thời đại dân số vàng, công nghiệp tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhanh chóng thu hút nhiều lao động và tỉ lệ của công nghiệp trong tổng lao động có việc làm đã đạt đến trên dƣới 25%, trong khi con số tƣơng tự tại Việt Nam trong nửa đầu của giai đoạn dân số vàng chỉ có 7-8%, sau đó tăng dần nhƣng đã gần cuối giai đoạn mà tỉ lệ cũng chỉ dƣới 15% (Hình 2). Tỉ lệ thu hút lao động tại Thái Lan thấp hơn Nhật và Hàn Quốc nhiều nhƣng cao hơn Việt Nam.

Hình 2: Tỉ lệ lao động công nghiệp trong tổng lao động giai đoạn dân số vàng (%)

Biểu đồ 6 là tình hình số lao động cần thiết để sản xuất ra 1 triệu USD giá trị gia tăng công nghiệp (theo giá cố định năm 2011 và theo giá trị của sức mua ngang giá tức PPP). Biểu này có thể so sánh thay đổi qua các năm trong mỗi nƣớc và giữa các nƣớc. Hầu nhƣ tại tất cả các nƣớc trong biểu này số lao động cần thiết trên mỗi đơn vị sản xuất có khuynh hƣớng giảm nhanh trong hơn 20 năm qua. Có hai yếu tố giải thích hiện tƣợng này. Một là năng suất lao động đƣợc cải thiện. Hai là cơ cấu công nghiệp thay đổi theo hƣớng ngày càng phát triển các ngành có hàm lƣợng lao động thấp hơn, chẳng hạn chuyển trọng tâm từ các ngành công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng. Ở đây ta chƣa biết yếu tố nào quan trọng hơn nhƣng nếu so sánh Việt Nam với Indonesia hoặc Philippines là những nƣớc có cơ cấu công nghiệp không khác Việt Nam nhiều, ta có thể nói năng suất lao động của Việt Nam khá thấp.

Biểu đồ 6: Diễn biến hệ số lao động trong ngành công nghiệp

Có thể phân tích theo 4 nhóm ngành để thấy đƣợc sự chuyển dịch của cơ cấu: Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhóm ngành khai thác, nhóm ngành chế biến - lắp ráp và nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao.

Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể. Các giá trị công nghiệp và văn hoá đã hình thành. Theo báo cáo của Liên minh hợp tác xã Việt Nam, hiện nay cả nƣớc có trên 1400 làng nghề. Riêng ở các tỉnh phía bắc đã chiếm 60% số lƣợng làng nghề cả nƣớc(422 làng nghề truyền thống và 427 làng nghề mới). Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phƣơng và cả nƣớc. Trong xuất khẩu, chỉ tính năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề ở phía Bắc đã lên tới hơn 500 triệu USD (có làng nghề ở Nam Định, hàng năm đạt giá trị xuất khẩu trên 30triệu USD).

Nhóm ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thô (hàm lƣợng chất xám chiếm tỷ trọng thấp) nhƣ khoáng sản, lâm sản, thuỷ hải sản: Trong những năm qua, sự hội nhập của nền kinh tế nƣớc ta nói chung, công nghiệp nói riêng vẫn dựa rất lớn vào nhóm ngành này. Khoáng sản nƣớc ta khá phong phú và đa dạng với gần 100 loại và phục vụ chủ yếu cho phát triển công nghiệp. Một số

khoáng sản có trữ lƣợng lớn cho phép khai thác và sử dụng lâu dài nhƣ than đá, dầu mỏ,đá vôi, cát thuỷ tinh, bô xít... Các mỏ khoáng sản tuy đa dạng về loại hình với trên 1500 mỏ khác nhau nhƣng đa số là các mỏ trữ lƣợng nhỏ, phân tán trên địa bàn rộng, khó khăn trong việc khai thác và vận chuyển. Các mỏ lớn với chất lƣợng tốt lại phân bố ở những địa bàn khó khai thác nhƣ gần biên giới, trên núi cao... nên cầu vốn đầu tƣ lớn, giá thành khai thác cao, dẫn đến khả năng khai thác thấp. So với các nƣớc trong khu vực, chỉ số trữ lƣợng của Việt Nam về kim loại là thấp (Việt Nam: 0,1; Thái Lan: 0,47; Philippin: 0,3;Indonesia:1,54). Về dầu khí nƣớc ta có trữ lƣợng dầu khí khá lớn. Toàn ngành đã đạt mốc khai thác 100 triệu tấn vào ngày12/2/2003. Năm 2003 sản lƣợng dầu khí đạt18,73 triệu tấn dầu trong đó có17,01 triệu tấndầu thô, tăng 4,9% so với năm 2002, xuất khẩu dầu thô đạt 16,83 triệu tấn, doanh thu toàn ngành đạt 54549 tỷ đồng. Năm 2005 dầu thô khai thác đạt 18 519 ngàn tấn, khí đốt đạt 6440 triệu tấn, khai thác than đã tăng 4,1 lần so với năm 198513

. Ngành thuỷ sản cũng tăng trƣởng mạnh và là một ngành xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta. Sản lƣợng xuất khẩu tăng nhanh với các thị trƣờng xuất khẩu lớn nhƣ EU, Mỹ, Nhật Bản... Trong những năm qua, tổng thu nhập trong ngành tăng với tốc độ 8%, giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động. Ngành đang tập trung vào xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn, không phải chỉ trong nông nghiệp mà cả trong nền kinh tế nói chung.Tuy nhiên cần phải lấy bài học phát triển không bền vững cho ngành cà phê, mới có 70 vạn tấn mà khi rớt giá đã làm chục vạn lao động. Bên cạnh việc tìm kiếm thị trƣờng đang là vấn đề thời sự nóng hổi đối với ngành, tình trạng thiếu nhà máy chế biến thuỷ sản đang là một sự mất cân đối lớn.

Nhóm ngành chế biến, lắp ráp: Đây là nhóm ngành đang dẫn đầu về tỷ trọng giá trị hàng hoá của công nghiệp Việt Nam. Nhóm ngành này dù đã

13BỘ CÔNG THƢƠN, BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG NĂM 2016, Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2016.

mang lại ý nghĩa xã hội trong việc tạo ra nhiều việc làm song chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giá trị gia công (phải mua nhiều yếu tố đầu vào từ bên ngoài). Do đó tác dụng tích luỹ, thúc đẩy nền kinh tế nói chung còn hạn chế. Đặc biệt sẽ chịu rủi ro của các biến động tiền tệ trên thế giới.

Nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao (máy móc, điện tử, hoá chất, động cơ...) có thể coi là mới bắt đầu. Hiện tại nó phụ thuộc nhiều vào đầu tƣ tài chính, công nghệ kỹ thuật và trình độ quản lý của nƣớc ngoài.Nƣớc ta lại bị tụt hậu về năng lƣợng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Đây là một ngành mang tính chiến lƣợc lâu dài trong quá trình hội nhập nên cần đƣợc đặc biệt quan tâm.

Có thể nói, hiệu quả sử dụng vốn của các ngành cũng có tiến bộ đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận 1 đồng vốn của ngành công nghiệp khai thác đã tăng từ 0,446 vào năm 2000 lên 0,462 vào năm 2004; ngành công nghiệp chế biến từ 0,026 lên 0,043 và ngành sản xuất điện, khí đốt nƣớc từ 0,065 lên 0,123 vào năm 2004. Cơ cấu đầu tƣ là nguồn gốc hình thành cơ cấu trong công nghiệp, nhƣng các nhận định trên cho thấy công nghiệp đến nay vẫn chƣa là chỗ dựa để giải quyết công ăn việc làm14

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 44 - 50)