Sự chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 50 - 53)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

2.1 Qúa trình năng động của diễn biến cơ cấu ngành kinh tế

2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ

Cơ cấu công nghiệp Việt Nam theo lãnh thổ đã đƣợc hình thành ngày càng hợp lý hơn từ việc phân tích các yếu tố khách quan gắn liền với chiến lƣợc phát triển ngành. Phân bố công nghiệp đƣợc thể hiện chủ yếu qua bức tranh toàn cảnh của công nghiệp địa phƣơng, đặc biệt là quá trình hình thành và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp,khu công nghệ cao.

Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (dƣới đây gọi chung là khu công nghiệp) là một trong những phƣơng thức thu hút, tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ của nƣớc ta. Qua hơn 15 năm phát triển kể từ khi

14

khu chế xuất Tân Thuận (TP HCM) đƣợc thành lập 9-1991 đến nay, cả nƣớc đã hình thành hơn 68 khu công nghiệp. Tính chung đến năm 2006, các khu công nghiệp đã cho thuê trên 2600 ha đất công nghiệp, chiếm 35% diện tích đất công nghiệp và đã có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp đạt mức độ huy động trên 50% diện tích đất công nghiệp.Năm 2005 doanh thu của các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt khoảng trên 3500 triệu USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2000 triệu đô la, bằng 60% giá trị xuất khẩu chung của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (không kể dầu khí). Số lao động trực tiếp thu hút vào khu chế xuất, khu công nghiệp đạt hơn 20 vạn ngƣời. Ngành nghề trong các khu công nghiệp rất đa dạng với công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm và nông thuỷ sản xuất khẩu... Công nghiệp nặng gắn với các cảng nƣớc sâu ở các vùng kinh tế trọng điểm,các ngành khác cũng phát triển trên cơ sở cơ cấu ngành nghề gắn với lợi thế của từng vùng. Phát huy tác dụng lan toả, dẫn dắt các khu công nghiệp ngoài số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp khu công nghiệp thì các khu công nghiệp đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động trong các ngành du lịch, dịch vụ, xây dựng cơ bản phục vụ cho phát triển khu công nghiệp, khu công nghiệp đã tác động đến phát triển các cơ sở nguyên liệu, dịch vụ cho khu công nghiệp,nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trƣờng, hình thành các đô thị vệ tinh. Hoạt động của các khu công nghiệp đã đạt đƣợc kết quả tăng trƣởng nhanh so với nền kinh tế nói chung. Khu chế xuất Tân Thuận đã đƣợc kết nạp vào hiệp hội các khu chế xuất trên thế giới. Nhìn chung các khu công nghiệp lớn ra đời đã góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng một cách đáng kể.

Hiện tại có sáu vùng công nghiệp tại Việt Nam đƣợc quy hoạch từ nay đến năm 2020 gồm:

Vùng 1 gồm 14 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái

Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái tập trung phát triển thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

Vùng 2 gồm 14 tỉnh, thành Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Hà Nam, Hƣng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc đƣợc định hƣớng tập trung phát triển ngành cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giày phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Vùng 3 gồm 10 tỉnh, thành Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giày, ngành điện tử và công nghệ thông tin.

Vùng 4 gồm 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tập trung phát triển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản.

Vùng 5 gồm 8 tỉnh, thành Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh) tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dƣợc, phát triển công nghiệp dệt may, da giày chất lƣợng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lƣợng tri thức cao.

Vùng 6 gồm 13 tỉnh, thành An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc

Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hƣớng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)