Ảnh hƣởng của khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 54 - 57)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

2.2 Ảnh hƣởng của khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu công

nghiệp năm 2005 của doanh nghiệp quốc doanh chiếm 34,3%, ngoài quốc doanh là 28,5% và khu vực có vốn đầu tƣnƣớc ngoài là 37,2%. Trong khi khu vực quốc doanh tập trung vào một số ngành độc quyền nhƣ điện, nƣớc, thuốc lá thì khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tập trung vào các ngành nhƣ khai thác dầu khí, máy tính, điện tử, xe máy... và tỷ trọng đã không ngừng tăng lên. Nhìn chung nhờ tăng trƣởng cao và ổn định, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã nâng tỷ trọng của nó lên từ 25% năm 1997 lên đến hơn 46% vào năm 2005 (theo giá thực tế), giá trị xuất khẩu công nghiệp từ các cơ sở có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng trƣởng nhanh, tạo ra hình ảnh tốt cho quá trình hội nhập của công nghiệp Việt Nam vào khu vực. Năm 2005 so với 2004, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp Nhà nƣớc tăng 108,7%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 124,1% và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 120,9%.Bình quân 20 năm (1986-2005) công nghiệp Nhà nƣớc tăng 110,4%, ngoài quốc doanh tăng 111,8%, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 120,8%. Khả năng huy động vốn cũng nhƣ hiệu quả đạt đƣợc ở các thành phần này ngày càng tăng. Tỷ suất lợi nhuận một đồng vốn doanh nghiệp công nghiệp thuộc khu vực Nhà nƣớc đã tăng từ 0,096 vào năm 2000 lên 0,099 vào năm 2004; với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh tƣơng ứng là từ 0,011 lên 0,035 và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là từ 0,158 lên 0,164 vào năm 2004.

2.2 Ảnh hƣởng của khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. công nghiệp.

Khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển phân công lao động xã hội. Ở mỗi trình độ công nghệ có những hình thức và mức độ phân công lao động thích ứng. Phân công lại lao động là tác nhân trực tiếp của sự hình thành công

nghiệp và sự phân hoá nội bộ công nghiệp thành những phân hệ khác nhau. Bởi vậy, trình độ tiến bộ khoa học công nghệ càng cao phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, sự phân hoá công nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cấu công nghiệp càng phức tạp.

Khoa học công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành làm tăng tỷ trọng của chúng trong cơ cấu công nghiệp, mà còn tạo ra những nhu cầu mới. Chính những nhu cầu mới mày đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh một số ngành. Những ngành này đƣợc coi là đại diện của công nghệ tiên tiến, tuy là những ngành non trẻ, nhƣng là sự khởi đầu của kỷ nguyên công nghệ mới, nên có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tƣơng lai.

Sự ảnh hƣởng của nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ đến cơ cấu công nghiệp phụ thuộc vào chính sách khoa học của đất nƣớc. Việc thực hiện chính sách này chính là điều kiện nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

Ngành công nghiệp Việt Nam đã có những bƣớc tiến trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu công nghệ theo hƣớng hiện đại, nâng cao chất lƣợng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm ngành công nghiệp trong 5 năm qua đạt 13,5%. Đó là bƣớc phát triển khá nhanh, góp phần làm cho nền kinh tế tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ bình quân khoảng 7% trong điều kiện kinh tế các nƣớc trong khu vực đều suy giảm.

Năng lực sản xuất một số sản phẩm công nghiệp tăng khá, không những đã đảm bảo đủ nhu cầu về ăn, mặc, ở, phƣơng tiện đi lại, học hành mà còn có khả năng xuất khẩu ngày càng tăng. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ khá hiện đại. Đến năm 2000, công nghiệp khai thác chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất

toàn ngành, trong đó khai thác dầu khí chiếm 11,2%, công nghiệp chế tác chiếm 79%, trong đó công nghiệp sản xuất thực phẩm chiếm khoảng 23,6% công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc, chiếm khoảng 6% trong đó công nghiệp điện chiếm 5,4%.

Tiểu kết chƣơng 2

Dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hƣớng tăng theo thời gian kéo theo có nhiều sự thay đổi về nền kinh tế, đặc biệt tỉ trọng đầu tƣ cho ngành công nghiệp đạt tỉ lệ cao nhất mặc dù đang là một nƣớc nông nghiệp.

Thông qua các số liệu phân tích đƣợc, ta thấy rằng có cả những tác động tích cực và những trở ngại nhất định. Dòng vốn FDI vào Việt Nam khắc phục tình trạng thiếu vốn, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tích cực, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên FDI dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ và nền kinh tế lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài.

CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VÀ ĐỀ XUẤT CHO NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ĐỂ THÚC ĐẨY TỐI ƢU HÓA VÀ NÂNG CẤP CƠ

CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 54 - 57)