Cơ cấu nguồn chính của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 40 - 41)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

1.5 Cơ cấu nguồn chính của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Trong giai đoạn 1988 – 2016, đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có lƣợng vốn FDI đổ về Việt Nam. Trong đó, quốc gia có vốn FDI lớn nhất là Hàn Quốc với 5.773 dự án và tổng số vốn đăng ký là 50.553,9 triệu USD.

Mặc dù số vốn bình quân trên một dự án là 8,76 triệu USD, thấp hơn so với quy mô vốn trung bình của một dự án FDI ở Việt Nam là 13 triệu USD nhƣng các doang nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc tiêu biểu nhƣ các hãng Samsung, LG hay Lotte... luôn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nƣớc ta.

Đối tác đầu tƣ lớn thứ hai của Việt Nam là Nhật Bản với các thƣơng hiệu nhƣ Honda, Toyota... với 3.292 dự án và tổng số vốn đăng ký là 42.433,9 triệu USD. Tập đoàn Aeon đã xây dựng 3 khu trung tâm Aeon Mall tại 3 thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Tiếp theo là Singapore với số vốn FDI đầu tƣ vào nƣớc ta có xu hƣớng ngày càng tăng mạnh. Lƣợng vốn này tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến và kinh doanh bất động sản.

Đài Loan là đối tác đầu tƣ lớn thứ tƣ với 2.516 dự án đƣợc cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 31.885,5 triệu USD đầu tƣ vào 21 ngành kinh tế. Trong đó, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm nhiều nhất (hơn 90% tổng số vốn), sau đó đến lĩnh vực xử lý chất thải (chiếm 7%).

Sau các đối tác trên, quần đảo Virgin (thuộc Anh), Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) là các đối tác đầu tƣ lớn của Việt Nam.

Bảng 3: FDI vào Việt Nam (1988 – 2016)

Đƣợc cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tƣ chủ yếu (Lỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)