Đặc điểm thay đổi của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 36 - 38)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

1.3 Đặc điểm thay đổi của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Ở Việt Nam, từ khi tiếp nhận đầu tƣ nƣớc ngoài cho đến nay thì cơ cấu đầu tƣ theo hình thức đầu tƣ cũng luôn biến đổi.

Trong những năm đầu hợp tác đầu tƣ với nƣớc ngoài (1988-1998) thì hình thức liên doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hình thức đầu tƣ này có nhiều ƣu điểm nổi trội hơn so với các hình thức khác nên đã trở thành hình thức thu hút chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn đầu. Với ƣu điểm vừa khai thác đƣợc lợi thế của Việt Nam nhƣ: vị trí địa lý thuận lợi, môi trƣờng chính trị ổn định, nguồn lao động rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú… vừa tranh thủ tận dụng và phát huy sức mạnh của các nhà đầu tƣ (vốn, công nghệ, trình độ quản lý..).

Do đó, trong 10 năm đầu hình thức liên doanh đã chiếm tới 60% số dự án, 70% tổng số vốn cam kết. Trong các liên doanh này, tỷ lệ vốn pháp định do phía Việt Nam đóng góp thƣờng không quá 30%, chủ yếu là dƣới dạng giá trị sử dụng đất và nhà xƣởng sẵn có. Phía nƣớc ngoài đóng góp bằng tiền mặt và trang thiết bị nhập khẩu. Do vậy, trong thời kỳ xây dựng cơ bản các liên doanh đã phụ thuộc toàn bộ vào tiến độ góp vốn của các công ty xuyên quốc gia. Trên thực tế cũng vậy. Hầu nhƣ toàn bộ quá trình điều hành dự án và thực hiện dự án đều do phía nƣớc ngoài thực hiện và quyết định. Các doanh nghiệp tham gia vào liên doanh của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nƣớc (chiếm 98% số công ty tham gia liên doanh) nên sự bất cập về quan điểm,

phƣơng thức và mục tiêu kinh doanh đã dẫn đến những xung đột trong cách tổ chức và điều hành kinh doanh. Do vậy, vai trò của các liên doanh đã nhỏ lại càng có xu hƣớng giảm dần. Cũng chính với những bất cập nhƣ vậy mà trong giai đoạn tiếp nhận đầu tƣ sau này các xí nghiệp liên doanh hiện có và các dự án đầu tƣ mới của các công ty xuyên quốc gia đã chuyển sang hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài. Chính vì vậy mà trong cả giai đoạn 1998-2006 đầu tƣ theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đã tăng lên và chiếm 76,18% số dự án ; 58,12% vốn đầu tƣ đăng ký và 40,13% vốn đầu tƣ thực hiện. Chỉ tính đến hết năm 2003 đã có có 175 dự án chuyển đổi hình thức đầu tƣ trong đó chủ yếu là từ liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, chiếm 91% số dự án, 98% tổng số vốn đăng ký11 .

Hoạt động chuyển đổi đã trở nên sôi động hơn trong những năm gần đây do một số nguyên nhân chính sau:

-Do một số liên doanh nảy sinh mâu thuẫn giữa bên nƣớc ngoài và bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị và ban Giám đốc dẫn đến việc mua lại cổ phần và chuyển đổi hình thức đầu tƣ.

-Một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trƣớc đây có quan điểm rằng: để kinh doanh ở Việt Nam cần có mối quan hệ tốt với các nhà chức trách nên họ đã phải tìm đến đối tác Việt Nam để lập liên doanh. Về sau họ đã nhận ra nhƣợc điểm này. Một số đại diện bên Việt Nam thiếu năng lực. Do vậy, họ tìm cách mua lại vốn của bên Việt Nam để có toàn quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp. Những nhà đầu tƣ mới do rút kinh nghiêm đƣợc từ những nhà đầu tƣ đi trƣớc nên họ ít chọn hình thức liên doanh.

-Các khu công nghiệp, khu chế xuất từ khi thành lập đã đƣợc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nên nhà đầu tƣ chỉ cần thuê đất là có thể

11

thành lập doanh nghiệp với những thủ tục đơn giản. Do vậy, họ bỏ vốn 100% để thành lập dự án.Hơn nữa, do quy định của pháp luật Việt Nam nên bên Việt Nam cũng không còn đƣợc sử dụng quyền thuê đất để làm giá trị góp vốn nhƣ những dự án ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.

-Vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc là cần coi việc mua bán, sát nhập, chuyển đổi hình thức đầu tƣ là hoạt động bình thƣờng của đầu tƣ nƣớc ngoài. Do vậy, một mặt cần tôn trọng quyền của các nhà đầu tƣ đối với việc sử dụng vốn đầu tƣ của họ. Mặt khác, cần hoàn thiện khung pháp lý để tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)