Đối với ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 63 - 68)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

3.1 Thúc đẩy nƣớc ngoài đầu tƣ vào các ngành kinh tế Việt Nam phân

3.1.3 Đối với ngành dịch vụ

Ở Việt Nam, kinh tế dịch vụ phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới đất nƣớc từ năm 1986. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng dần theo hƣớng chuyển dần cơ cấu kinh tế hợp lí. Các hoạt động dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều, thích ứng nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với ngành dịch vụ, từ năm 2011 đã đƣợc phát triển dồi dào và thậm chí vƣợt qua ngành công nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2017, ngành dịch vụ

21

Quy định tỷ lệ chi cho R&D và phát triển doanh nghiệp cung ứng trong nước trong các ngành ưu tiên thông qua đào tạo, chuyển giao công nghệ.

tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng góp lớn nhất vào tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc.Ngành dịch vụ - hiện chiếm hơn 40% GDP – tiếp tục tăng trƣởng mạnh trong năm 2017 nhờ vào những kết quả khá quan trọng thƣơng mại bán lẻ do tốc độ tăng tiêu dùng trong nƣớc đƣợc duy trì và sự sôi động của ngành du lịch. Những năm gần đây tỉ trọng các ngành kinh tế Việt Nam thay đổi nhƣ sau:

+ Mặc dù Việt Nam từ năm 2011 tỉ trọng ngành dịch vụ đã vƣợt qua hai ngành khác, nhƣng so sánh với các nƣớc khác thì vẫn còn thấp.Ở các nƣớc phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (trên 60%). Còn ở các nƣớc đang phát triển. Tỉ trọng của ngành dịch vụ thƣờng chỉ dƣới

50%. Ở các nƣớc phát triển, số ngƣời làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kỳ) hoặc từ 50% - 79%(các nƣớc khác ở Bắc Mỹ và Tây Âu). Ở các nƣớc đang phát triển, tỉ lệ lao động làm việc trong các khu vực dịch vụ thƣờng chỉ trên dƣới 30%. 22

+ Các ngành dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân cƣ vì ngành sản xuất nhiều. Có thể nói rằng, ngành dịch vụ Việt Nam tập trung ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mà vùng núi, dân cƣ thƣa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

+ Cơ cấu ngành dịch vụ không hợp lý.Các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức, khoa học và công nghệ phát triển còn chậm. Các ngành dịch vụ mang tính chất "động lực" hay "huyết mạch", có hàm lƣợng tri thức cao, nhƣ tài chính-tín dụng, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP của toàn nền kinh tế. Mặt khác, cơ cấu nội bộ của khu vực dịch vụ chƣa phát triển đa dạng, tập trung chủ yếu trong một số ngành dịch vụ kinh tế gồm phân phối, bán buôn và bán lẻ; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Kinh doanh bất động sản; Du lịch, lƣu trú và ăn uống, …

+ Hệ thống phân phối còn nhiều bất cập, chi phí trung gian lớn, chƣa kết nối thông suốt, hiệu quả và chƣa bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ.

+ Các dịch vụ khoa học và công nghệ chƣa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội, chậm đƣa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu đƣợc.

+ Chất lƣợng dịch vụ còn thấp, tính chuyên nghiệp chƣa cao.

+ Vị trí của Việt Nam trong nền kinh tế tri thức toàn cầu là rất thấp. Những chỉ số về kinh tế tri thức (KEI) của Việt Nam đều ở nửa dƣới của bảng xếp hạng. Năm 2012, chỉ số KEI của Việt Nam là 3,51 và thuộc nhóm trung

22

bình thấp. Chỉ số sáng tạo của Việt Nam năm 2013 đạt 34,82 và xếp thứ 76 trong 141 quốc gia.

+ Chất lƣợng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp so với yêu cầu; cơ cấu đào tạo chƣa hợp lý, mất cân đối về bậc học, về ngành nghề, về vùng lãnh thổ.

+ Thị trƣờng khoa học công nghệ còn sơ khai. Cơ sở vật chất và đầu tƣ cho khoa học công nghệ còn chƣa tƣơng xứng. Đóng góp của khoa học công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chƣa cao.

+ Dịch vụ y tế còn hạn chế cả về lƣợng và chất. Việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém.

+ Tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng; ùn tắc giao thông tại đô thị lớn khắc phục chậm.

+ Chất lƣợng tín dụng chƣa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần yếu kém còn nhiều khó khăn.

+ Du lịch chƣa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Để đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ trong bối cảnh tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trƣởng thời gian tới, cần chú ý thực hiện những giải pháp sau:

1)Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao. Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và bảo đảm an toàn, an ninh. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thƣơng hiệu du lịch Việt Nam. Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hoá, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và gìn giữ vệ sinh môi trƣờng. Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn và chất lƣợng cao. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế, ƣu tiên phát triển du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, làng nghề và sinh thái…

2)Phát triển mạnh dịch vụ thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thực hiện cơ chế thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong quản lý nhà nƣớc và cung cấp dịch vụ công.

3)Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ. Chú trọng phát triển thƣơng mại điện tử và xây dựng thƣơng hiệu hàng hoá Việt Nam, xúc tiến thƣơng mại quốc tế. Tăng cƣờng kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

4)Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu. Phát triển các dịch vụ tài chính quốc tế phù hợp cam kết về mở cửa thị trƣờng đi kèm với cơ chế minh bạch hóa dịch vụ quản lý danh mục đầu tƣ, cung cấp và lƣu chuyển thông tin tài chính, các dịch vụ chứng khoán phụ trợ; tăng cƣờng minh bạch hoá và bảo hộ đầu tƣ, giải quyết tranh chấp minh bạch, rõ ràng và có hiệu quả; Hoàn thiện thể chế để tận dụng cơ hội và phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thƣơng mại, đầu tƣ quốc tế. Hoàn thiện pháp luật về tƣơng trợ tƣ pháp phù hợp với pháp luật quốc tế.

5) Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên Internet để định hƣớng tƣ tƣởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên. Bên cạnh đó, cần phát triển và nâng cấp một số lĩnh vực dịch vụ thành ngành công nghiệp, nhƣ: công nghiệp văn hóa và giải trí, báo chí, phim ảnh…

6)Phát triển dịch vụ cảng biển và cửa khẩu, dịch vụ vận tải với cơ cấu hợp lý, hiệu quả, nhất là khai thác dầu khí, vận tải biển, cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, du lịch biển, nuôi trồng thuỷ sản; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và đẩy mạnh khai thác xa bờ. Tăng thị phần vận tải đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng thuỷ nội địa. Nâng cao chất lƣợng vận tải đƣờng bộ và đƣờng hàng không. Tăng cƣờng kết nối giữa các phƣơng thức vận tải, khuyến khích

phát triển vận tải đa phƣơng thức và logistics. Gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

7)Đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng, chuyển mạnh từ chủ yếu dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tƣ sang phát triển đồng thời dựa cả vào vốn đầu tƣ. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D), nhập khẩu công nghệ mới từ nƣớc ngoài. Để cho những ngành dịch vụ tiên tiến của nƣớc ngoài phút huy đƣợc vai trò lan tỏa cho kinh tế Việt Nam và vai trò của kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 63 - 68)