Nhận định lại và đưa ra giải pháp cụ thể nằm vấn đề đàu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 77 - 81)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

3.2 Tối ƣu hóa chiến lƣợc nhằm thu hút đầu tƣnƣớc ngoài vào khu vực

3.2.3 Nhận định lại và đưa ra giải pháp cụ thể nằm vấn đề đàu tư trực tiếp

tiếp nước ngoài vào địa phương không cân bằng.

Với cuộc đổi mới mở cửa cho thế giới bên ngoài và sự phát triển của hội nhập kinh tế , tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi nhanh chóng, trung bình từ 1986 đến nay, GDP tăng trƣởng liên tục, bình quân ở mức 6,6% năm. Để có đƣợc nhiều lợi ích hơn, các công ty nƣớc ngoài đã sôi nổi tìm kiếm một cơ sở phát triển tốt hơn ở Việt Nam. Việt Nam đƣợc đánh giá là môi trƣờng chính trị – xã hội ổn định, an ninh, trật tự tốt nhất châu Á, là nơi đầu tƣ an toàn nhất châu Á – Thái Bình Dƣơng, với nhịp độ tăng trƣởng đứng hàng thứ 2 sau Trung Quốc ở khu vực Đông Á. Đây là một lợi thế to lớn để Việt Nam trở thành điểm đến của FDI quốc tế và điểm sáng của du lịch, dịch vụ, tài chính, tiền tệ quốc tế.Trong hơn một thập kỷ qua, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt từ năm 2002, khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam đƣợc dây dựng và phát triển to lớn, các khu công nghiệp đang trở thành một xu hƣớng khá phổ biến.Việt Nam tạo điều kiện môi trƣờng đầu tƣ tốt đẹp cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền

kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo ra hơn 34,5% sản xuất toàn ngành công nghiệp, khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu (đó là chƣa kể ngành dầu khí) và đóng góp 13% GDP cả nƣớc. Từ năm 2007 , FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, do từ tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO).

Tuy nhiên, đằng sau số lƣợng nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lớn là sự phân phối không đều giữa các địa phƣơng.Trong dự toán ngân sách nhà nƣớc (NSNN) 2016, trong 63 tỉnh và thành phố, chỉ có 13 địa phƣơng có đóng góp vào ngân sách trung ƣơng là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh , Vĩnh Phúc , Bắc Ninh , Đà Nẵng , Quảng Ngãi , Khánh Hòa , TP.HCM, Đồng Nai , Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ . Đó là những địa phƣơng dẫn đầu trong thu hút FDI.32

Những tỉnh và thành phố thu hút nhiều FDI và vốn đầu tƣ trong nƣớc thì tăng trƣởng với tốc độ cao, công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa. Trong khi đó, các địa phƣơng khác vẫn trong tình trạng kém phát triển , dựa chủ yếu vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên.Hà Nội là Thủ đô và TP.HCM là trung tâm kinh tế của Nam Bộ, nên đƣợc tập trung vốn đầu tƣ với chính sách và cơ chế đặc biệt. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là ba thành phố trực thuộc trung ƣơng, hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển khá đồng bộ. Những tỉnh tiếp giáp các trung tâm kinh tế lớn có điều kiện thuận lợi nên thu hút đƣợc nhiều FDI và vốn trong nƣớc, do đó đã đạt đƣợc trình độ phát triển cao hơn những địa phƣơng miền núi, vùng kinh tế khó khăn.

Trạng thái phát triển không đều giữa các vùng là khó tránh. Để khắc phục trạng thái phát triển không đều, cần có quan điểm đúng về thu ngân sách của các địa phƣơng, cũng nhƣ đóng góp của các thành phố và tỉnh vào ngân

32

sách trung ƣơng. Vấn đề đặt ra không phải là cào bằng, mà không để tạo ra chênh lệch quá lớn, càng không đƣợc nới rộng khoảng cách về trình độ phát triển.

Chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng và vùng kinh tế kém phát triển cần dựa vào sự cộng hƣởng của 4 nhân tố:

- Thứ nhất, từng tỉnh phải khai thác lợi thế khác biệt và tiềm năng của địa phƣơng, trong khung khổ luật pháp đề ra cơ chế khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, tập trung vận động các tập đoàn kinh tế lớn thực hiện những dự án quan trọng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nƣớc, thông tin, khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị để trong từng kế hoạch trung hạn làm thay đổi bộ mặt của tỉnh, từ đó tạo điều kiện thu hút nhiều FDI.

Ví dụ Tây Nguyên có tiềm năng có thể phát triển nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dƣợc liệu theo hƣớng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời, Tây Nguyên có thể dây dựng thành biểu tƣợng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á .

- Thứ hai, hợp tác phát triển giữa các tỉnh và thành phố trong từng vùng, khắc phục tình trạng mỗi tỉnh là “một vƣơng quốc” có nhiều dự án đầu tƣ tƣơng tự nhau; phân công và hợp tác giữa các tỉnh để phát huy lợi thế của từng vùng trong đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

- Thứ ba, các tập đoàn kinh tế và cơ quan nhà nƣớc nhƣ điện lực, bƣu chính - viễn thông, giao thông - vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế cần phân bổ hợp lý vốn đầu tƣ công và huy động nguồn lực xã hội để xây dựng giao thông, trƣờng học, cơ sở y tế, điện nƣớc, trung tâm thông tin, tạo tiền đề thu hút vốn trong nƣớc và tiến tới thu hút nhiều FDI. Những địa phƣơng có trình độ phát triển cao nhƣ Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... cần mở rộng quan hệ

hợp tác với từng tỉnh còn kém phát triển bằng nhiều phƣơng thức để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng của vùng khó khăn.

- Thứ tƣ, Chính phủ cần coi việc xích gần trình độ phát triển giữa các vùng là một mục tiêu quan trọng của chiến lƣợc phát triển bền vững, đề ra chỉ tiêu phấn đấu và đánh giá việc thực hiện trong từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, cần bố trí vốn đầu tƣ công thỏa đáng, có chính sách ƣu đãi cao và cơ chế đủ khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc thực hiện các dự án đầu tƣ ở vùng kinh tế khó khăn.

- Thứ năm, Từ góc nhìn dài, nhân tài là động lực một quốc gia trở thành cƣờng quốc, nhân tài mới là nguyên nhân thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, là lực lƣợng chính mang lại một tƣơng lai tƣơi sáng cho đất nƣớc. Năng suất lao động Việt Nam còn thấp. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội, vì là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài có sự hỗ trợ mạnh về tài chính, đầu tƣ những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, quá trình sản xuất diễn ổn định và năng suất lao động yêu cầu cao. Vì vậy, Việt Nam phải tăng cƣờng đầu tƣ vào việc đào tạo nhân tài. Chủ yếu tập trung đào tạo các ngành nghề chất lƣợng cao: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, ứng dụng tin học v.v.. Điều này sẽ đào tạo đƣợc những nhân tài có năng lực cao cho sự phát triển công nghệ của đất nƣớc.

Để kinh tế vùng đƣợc hình thành nhƣ chủ trƣơng của Nhà nƣớc, cần nghiên cứu từ kinh nghiệm của nƣớc ngoài, cũng nhƣ thực tiễn của nƣớc ta từ khi thành lập Ban chỉ đạo vùng để xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong từng vùng, nhằm nâng cao hơn nữa sự phân công và hợp tác giữa các tỉnh và thành phố trong từng vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 77 - 81)