Đối với ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 61 - 63)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

3.1 Thúc đẩy nƣớc ngoài đầu tƣ vào các ngành kinh tế Việt Nam phân

3.1.2 Đối với ngành công nghiệp

Đối với ngành công nghiệp, mặc dù FDI góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam với tỷ trọng hàng có hàm lƣợng công nghệ cao tăng lên, nhận đƣợc vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhiều nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 54,6% tổng vốn đầu tƣ đăng ký ), nhƣng nội bộ cơ cấu của nó không hợp lý.

+ Ngoài một số dự án lớn thâm dụng công nghệ, phần lớn các dự án FDI vào Việt Nam ngành công nghiệp vẫn có qui mô vừa và nhỏ, trung bình cho các dự án còn hiệu lực chỉ ở mức hơn 13 triệu USD/dự án.

+ Cơ cấu vốn FDI phân bổ nội bộ ngành công nghiệp đã có sự thay đổi tích cực hơn theo thời gian. Trong giai đoạn đầu, FDI hƣớng vào những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu, nhƣng từ năm 2000, FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo định hƣớng xuất khẩu đã tăng nhanh. Sản phẩm của khu vực FDI thay đổi theo hƣớng tăng số lƣợng và tỷ trọng sản

phẩm công nghệ cao (công nghệ thông tin, thiết bị cơ khí chính xác, sản phẩm và linh kiện điện tử...) , nhƣng vẫn chủ yếu thực hiện khâu lắp ráp tại Việt Nam để tận dụng lợi thế chi phí lao động rẻ.

+ Tuy tạo đƣợc nhiều việc làm, kể cả việc làm trong ngành công nghệ cao, nhƣng năng suất lao động của ngành này vẫn thấp, công nghiệp và tốc độ tăng vẫn thấp so với các nƣớc phát triển hơn trong khu vực.

+ Khu vực FDI cũng hoạt động khá độc lập, chƣa tạo liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong nƣớc, đã và đang tạo ra những rào cản đối với chuyển giao công nghệ, kỹ năng cho khu vực trong nƣớc. Ngƣợc lại, doanh nghiệp công nghiệp trong nƣớc cũng chƣa tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực FDI ở Việt Nam.

+ Các ngành đóng góp cao vào tăng trƣởng vẫn là những ngành khá truyền thống thuộc nhóm công nghệ thấp nhƣ chế biến thực phẩm, dệt may, da giày.Ngay cả ngành điện tử thuộc ngành công nghệ cao, có quy mô mở rộng nhƣng vẫn chủ yếu là lắp ráp, phần giá trị cao phần lớn đƣợc tạo ra ở nƣớc ngoài, số lƣợng doanh nghiệp trong nƣớc tham gia đƣợc vào chuỗi giá trị của ngành này còn rất hạn chế.

Tiếp tục phát triển ƣu thế của Việt Nam hiện nay, đó là phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, thích ứng với xu hƣớng đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Đối với ngành công nghiệp trọng điểm cần giảm hạn chế đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam, về mặt chính sách là khuyến khích đầu tƣ. Theo đó,định hƣớng chung là ƣu tiên thu hút FDI vào những ngành công nghiệp thân thiện môi trƣờng, công nghệ cao và sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, tiếp tục tận dụng lợi thế so sánh nhƣng cần hƣớng tới tạo dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào đào tạo nhân lực.

Chiến lƣợc thu hút FDI cần hƣớng vào thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, tăng tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và nâng cấp chuỗi giá trị của ngành và sản

phẩm mà Việt Nam có lợi thế, đóng góp thiết thực vào tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nƣớc. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu. Việt Nam cũng cần định hƣớng thu hút các tập đoàn xuyên và đa quốc gia quy mô lớn, có năng lực công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động R&D và đào tạo nhân lực.21 Qua đó cải thiện tối ƣu cơ sở hạ tầng và dành cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển một cách cân bằng.

Chiến lƣợc thu hút FDI trong điều kiện mới bên cạnh định hƣớng thu hút FDI theo ngành, lĩnh vực, nhà đầu tƣ thì cần coi trọng đầu ra của chiến lƣợc. Mở rộng nhiều hình thức trong việc sử dụng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, không chỉ giới hạn với hình thức 100% vốn FDI, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các hợp đồng BOT, BT, BTO v.v.. Có thể học hỏi các hình thức tiên tiến khác từ nƣớc ngoài nhƣ sáp nhập đầu tƣ, công ty đầu tƣ cổ phần khống chế v.v.. Để tạo liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nƣớc, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nƣớc tham gia mạng sản xuất của doanh nghiệp FDI. Khuyến khích các địa phƣơng hợp tác và cạnh tranh thu hút FDI thông qua hình thành các cụm ngành không giới hạn bởi địa giới hành chính nhằm sử dụng nguồn lực hiệu quả và có trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 61 - 63)