Đối với ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 58 - 61)

1. 1Xác định khái niệm cơ bản

3.1 Thúc đẩy nƣớc ngoài đầu tƣ vào các ngành kinh tế Việt Nam phân

3.1.1 Đối với ngành nông nghiệp

Theo Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến tháng 2/2018, tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào nông nghiệp là 3,5 triệu USD với 514 dự án. Nếu so với tổng vốn đầu tƣ luỹ kế vào ngành nông nghiệp thì số vốn này chỉ chiếm khoảng 1%. Nhìn lại những giai đoạn đầu tƣ trƣớc đó, số vốn FDI vào nông nghiệp cũng rất ít ỏi, không vƣợt quá 1% tổng vốn đầu tƣ

15

Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mạnh tay rót vốn vào ngành điện,28/12/2017

16 Điểm sáng trong bức tranh FDI đầu năm 2018, BẠCH DƢƠNG, 28/02/2018.

17

vào lĩnh vực này, thậm chí có năm chỉ 0,4%. Cụ thể, năm 2014 vốn FDI vào nông nghiệp là 0,5%, năm 2015 là 1%, năm 2016 là 0,4% và năm 2017 là 1,1%.18 Đi cùng với dòng vốn đầu tƣ FDI ít là những dự án đầu tƣ FDI nhỏ lẻ, tập trung vào chế biến thuỷ sản, hoa quả tại một số địa phƣơng. Theo đó, chƣa có đại gia ngoại nào dám bỏ vốn vào các dự án đầu tƣ công nghệ cao, hữu cơ quy mô lớn tại Việt Nam. Đầu tƣ nƣớc ngoài vào nông nghiệp không đáng kể. Nông nghiệp Việt Nam khó thu hút FDI.

Đối với ngành nông nghiệp, Việt Nam có lực lƣợng lao động dồi dào, dân số năm 2018 ƣớc tính khoảng 94 triệu ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,16 triệu ngƣời, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về tỷ lệ lực lƣợng lao động.19 Với đủ nguồn lực và triển vọng phát triển về mặt này, Việt Nam nên phát huy lợi thế này , Tăng trƣởng số lƣợng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Hãy để các công ty xuyên quốc gia tận hƣởng nguồn nhân công giá rẻ của Việt Nam cũng mang lại cho Việt Nam những lợi ích nhất định.Chẳng hạn nhƣ nhận những công nghệ cao và lý thuyết kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài để thúc đẩy điều chỉnh chuyển dịch ngành nông nghiệp Việt Nam.

Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản nhƣ: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng gỗ và thủy sản. Nhƣng hiện nay, cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam còn có vấn đề :

+ Việc áp dụng cơ giới hóa, đồng bộ khoa học kỹ thuật còn thấp, giá thành của nhiều sản phẩm còn cao, do công nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp yếu,phần lớn vật tƣ, thiết bị nông nghiệp dựa vào nguồn nhập khẩu từ nƣớc ngoài . Trong đó, hơn 90% số máy kéo bốn bánh và máy công tác kèm theo, máy gặt đập liên hợp phải nhập khẩu.

18

Vì sao vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam thấp? Ngọc Hà, 07/03/2018.

19

+ Chất lƣợng nguồn nhân lực thấp và dƣới áp lực do hội nhập tạo ra, năng lực cạnh tranh không cao.

+ Quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ,thiết bị và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến còn chƣa phát triển, quy mô nhỏ, tỷ lệ hao hụt, thất thoát cao .

+ Sự phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc của nhiều mặt hàng nông sản.(Trung Quốc là thị trƣờng nhiều năm liên tiếp đứng vị trí thứ nhất về nhập khẩu nông sản của Việt Nam, có những mặt hàng phụ thuộc tới 87% thị phần...20)

+ Việc xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao chậm chuyển biến, chƣa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng và tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hiệu quả bền vững;

+ Công nghệ sinh học thiếu nhân lực trình độ cao nên chậm đƣợc triển khai; điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo còn lạc hậu, không đồng bộ, dẫn đến tình trạng đào tạo nhân lực cho khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn chƣa gắn lý thuyết với thực hành, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu trên một đơn vị sản phẩm.

+ Chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng nông nghiệp chƣa hình thành v.v.. Tất cả những vấn đề trên bắt buộc quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp sẽ phải diễn ra nhanh và quyết liệt hơn.

Tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức hợp tác với công ty đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhất là các lĩnh vực liên quan đến chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, hạt giống, làm nhà kính, củ quả sấy khô, rau củ sạch, hoa, tỏi đen v.v.. Phát triển theo chuỗi nông nghiệp hàng hóa và đất sống cho nông nghiệp hữu cơ để giúp sản phẩm tiêu thụ tại trong nƣớc hoặc xuất khẩu.

Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Sƣ̉a đổi luật đất đai với các nút thắt về hạn điền , thời ha ̣n thuê đất , và các chính sách đất đai phù hợp với kinh tế thị trƣờng . Đặc biệt, bốn lĩnh vực nông nghiệp đƣợc ƣu tiên thu hút nguồn vốn FDI sẽ gồm: Sản xuất và phát triển giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ tạo giá trị gia tăng cao, sản xuất thức ăn bổ sung phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, công nghệ xử lý môi trƣờng chăn nuôi, sản xuất thiết bị chuồng trại chăn nuôi...; Chế biến sâu nông - lâm - thủy sản để sản xuất sản phẩm có hàm lƣợng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao; Tạo cơ chế để các doanh nghiệp FDI đầu tƣ sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật sinh học...

Các tác động lan tỏa từ gia tăng đầu tƣ vào nông nghiệp sẽ thực sự quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi gánh nặng của ngành Nông nghiệp nội địa đƣợc san sẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế việt nam (Trang 58 - 61)