Trong bài viết Nói chuyện với một người đọc, Nguyễn Minh Châu đã bàn tới vấn đề khoảng cách giữa hiện thực cuộc sống và hiện thực đƣa vào trong tác phẩm. Văn học với hiện thực cuộc sống mà nhà văn đƣa vào trong tác phẩm tồn tại một khoảng cách. Vấn đề hiện thực trong văn học Việt Nam mà chúng ta đang nói tới ở đây chủ yếu xoay quanh thời kỳ văn học cách mạng (1945 – 1975).
Trong cách hiểu về hiện thực tồn tại ba dạng khác nhau. Hiện thực thứ nhất là hiện thực khách quan, hiện thực thứ hai là hiện thực thứ nhất đƣợc phản ánh thông
qua lăng kính chủ quan của nhà văn, hiện thực thứ ba là hiện thực có tính dự báo đƣợc nhà văn xây dựng trong tác phẩm. Đóng vai một ngƣời đọc, Nguyễn Minh Châu thấy “giữa câu chuyện văn học” và những điều mà nhà văn viết ra đã có một khoảng cách, nghĩa là hiện thực cuộc sống ngoài kia “có một khoảng cách” với những điều mà nhà văn viết trong tác phẩm. “Hiện thực thứ nhất” khác xa với “hiện thực thứ hai” (Chữ dùng của M.Gorki). Điều phát hiện của Nguyễn Minh Châu là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở của nó khi nhìn vào thực tế văn học cách mạng.
Do đâu mà lại tồn tại một khoảng cách giữa hiện thực và văn học? Hay nói một cách cụ thể hơn là vì sao mà tồn tại khoảng cách giữa những điều nhà văn viết ra với hiện thực cuộc sống ngoài kia? Nhìn lại tình hình sáng tác văn học nƣớc nhà, Nguyễn Minh Châu thấy tồn tại khoảng cách này là do ba lý do chính sau: nhà văn đƣợc “bao cấp” tƣ tƣởng trong sáng tác; thói quen của nhà văn tự nguyện, tự giác; và cuối cùng là do quan niệm văn học của chính những ngƣời cầm bút.
Nhà văn đƣa ra nguyên nhân đầu tiên: “Chúng tôi suy nghĩ và thấy có một nguyên nhân là trong cả hai cuộc kháng chiến, bao giờ chúng ta cũng là một kẻ yếu phải đánh nhau với những kẻ thù mạnh, mà bắt buộc chúng ta phải thắng bằng bất cứ giá nào,vì sự sống còn của đất nƣớc. Phải chăng những đặc điểm đó bắt buộc chúng ta tạm gác lại những sự thực đau lòng, những thất thiệt, những mặt tính cách nào của từng con ngƣời không trực tiếp tạo nên chiến thắng. Không những trong tác phẩm văn học mà trong quan hệ bình thƣờng của cuộc sống cũng vậy, mỗi ngƣời chúng ta không những cần phải gan dạ, dũng cảm, mà còn có nhiệm vụ động viên ngƣời khác gan dạ, dũng cảm. Trách nhiệm ấy không cho phép mỗi ngƣời nói đến sự sợ hãi, nỗi lo âu và tính toán cá nhân.Đó chẳng phải là một thói quen trong những năm đầu kháng chiến? Nhƣ thế là khuynh hƣớng sơ lƣợc về vấn đề văn học đã đƣợc đẻ ra từ một thói quen của đời sống” [58, tr58]. Vì yêu cầu tránh nói đến những tổn thất, mất mát, hy sinh, sợ ngƣời chiến sĩ nhụt ý chí chiến đấu mà các nhà văn đã tự nguyện, tự giác nói những điều tốt đẹp. Ngƣời đọc một thời cũng dễ tính, dễ dàng chấp nhận, cảm thông với ngƣời sáng tác về khoảng cách đó nhƣ một việc làm thể hiện lòng yêu nƣớc. Trong thời chiến, họ không có quyền đòi hỏi cao hơn ở ngƣời viết bởi cũng có lẽ “do nhu cầu cổ động và không nắm chắc đời sống nên một số văn thơ đã trình bày hiện thực dƣới một cái dạng nhiều chất thơ, lãng mạn hóa” [58, tr190].
Nguyễn Minh Châu đã đề cập đến vấn đề “thói quen của nhà văn tự nguyện tự giác” phục vụ cho cách mạng khá gay gắt trong bài tiểu luận gây xôn xao dƣ luận một thời: “Nhà văn chỉ đƣợc giao phó công việc nhƣ một cán bộ truyền đạt đƣờng lối, chính sách bằng hình tƣợng văn học sinh động, và do nhiều lý do từ những ngày đầu cách mạng, các nhà văn cũng tự nguyện tự giác thấy nên và cần làm nhƣ thế (thậm chí có phần nào các nhà văn mới đi theo cách mạng và kháng chiến còn coi đó là cái mới, là hoàn cảnh “lột xác”).Từ đấy rồi trở thành thói quen” [58, tr131]. Nghĩa là nhà văn tự nguyện, tự giác phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng với tƣ cách là những ngƣời công dân yêu nƣớc. Bởi trong họ hình thành và tồn tại gốc rễ quan niệm viết văn, làm văn nghệ là để phục vụ cách mạng, mỗi ngƣời cầm bút phải chiến đấu bằng chính ngòi bút của mình nhƣ một ngƣời chiến sĩ
trên mặt trận văn hóa tƣ tƣởng. Cái quan niệm làm văn chƣơng là để phục vụ cách mạng đã hình thành trong tƣ tƣởng của hầu hết các nhà văn cách mạng. Quan niệm này đã tạo ra một nền văn học cách mạng có những mặt ƣu điểm, có tính lịch sử của nó. Nhƣng khi lịch sử đã sang trang, quan niệm văn học thay đổi, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng ngƣời đọc thấy giữa hiện thực và những điều nhà văn viết ra có một khoảng cách. Khoảng cách khiến cho “nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tƣ tƣởng - nghĩa là những tƣ tƣởng mới và độc đáo mang tính khái quát cuộc đời của riêng từng nhà văn” [58, tr132 - 133]. Không chỉ trong văn học mà trong cả đời sống cũng vậy, mỗi ngƣời đều có một quan niệm sống và làm việc của riêng mình và họ thƣờng làm theo những suy nghĩ, quan niệm của họ vì họ cho thế là đúng, là tốt. Ngƣời viết thời đó quan niệm làm văn chƣơng để phục vụ cách mạng. Họ còn sẵn sàng hy sinh chấp nhận làm những công việc không nghệ thuật lúc này để dành làm một công việc nghệ thuật cao hơn ( Ý của nhà văn Nam Cao).
Chính quan niệm làm văn chƣơng để phục vụ cách mạng đã khiến cho các nhà văn hình thành “tƣ tƣởng bao cấp” trong sáng tác. Nguyễn Minh Châu so sánh việc những nhà văn có quan niệm nhƣ thế sẽ “nhƣ một ngƣời đánh mất phần hồn còn phần xác hoặc chỉ còn cái phần hồn do nhà nƣớc bao cấp”. Nhà văn đã đánh mất mình, đánh mất cá tính sáng tạo, không còn là mình với những dấu ấn cá nhân riêng biệt. Nói theo kiểu Nguyễn Tuân thì không còn có thể đóng dấu triện vào tên mình bằng các tác phẩm nữa. Nguyễn Minh Châu đã đề nghị cần phải hiểu đƣợc đặc trƣng của văn nghệ để chấp nhận cá tính sáng tạo khác nhau của ngƣời nghệ sĩ. Nhìn lại một lớp nhà văn của một thời bao cấp tƣ tƣởng, ông không khỏi xót xa vì ông cũng đứng trong hàng ngũ đó. Hãy hiểu và thông cảm cho nhà văn tài năng, tâm huyết, có khả năng nhìn về nghề, về đời một cách sâu rộng hơn ngƣời để châm chƣớc cho những phát ngôn đôi khi quá cực đoan của ông trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn của văn học nƣớc nhà.
Nhà văn nhận thấy: “Mỗi ngƣời viết chúng ta đang thầm tự kiểm điểm công việc của mình trong những năm chiến tranh vừa qua bằng cách nhìn lại những quan niệm văn học của mình, mỗi ngƣời đều nhìn thấy phần đạt đƣợc và cái phần còn non yếu của mình” [58, tr189]. Nhận thấy tính hai mặt của vấn đề (phần đạt đƣợc và phần non yếu) sẽ giúp ngƣời cầm bút điều chỉnh đƣợc cách viết, nội dung cũng nhƣ phần nào hạn chế đƣợc khoảng cách giữa hiện thực cuộc sống và hiện thực đƣa vào trong tác phẩm.
Khoảng cách giữa hiện thực cuộc sống và hiện thực đƣa vào tác phẩm chứng tỏ hiện thực trong văn học của chúng ta mới chỉ là “hiện thực một nửa”. Mọi vấn đề bao giời cũng có tính hai mặt của nó. Nguyễn Minh Châu đã mong muốn và nhận thấy có một sự khởi sắc trong việc phản ánh hiện thực của các nhà văn: “Các nhà văn đang cố nắm bắt không những cái thực mà cả cái hƣ ảo của đời sống, không những nắm bắt hiện thực mà còn muốn nắm bắt cái bóng của hiện thực và đó mới là cái hiện thực đích thực” [58, tr177]. “Hiện thực đích thực”, theo nhƣ cách gọi và suy nghĩ của nhà văn, đó phải là hiện thực cộng với cái bóng cộng cái hƣ ảo.
Với một đề tài gần gũi nhất là đề tài chiến tranh và ngƣời lính, ngƣời đọc bây giờ không còn bằng lòng với những cách viết “tráng lên một lớp men trữ tình” nữa.
Họ đòi hỏi phải đƣợc đọc, đƣợc xem những tâm tƣ, suy nghĩ chân thành nhất về cuộc chiến, về gia đình, về ngƣời thân, về cuộc sống chiến tranh khốc liệt mà hàng này hàng đêm, trƣớc đây những thế hệ đi trƣớc trải qua. Họ không quen với kiểu suy nghĩ trong các sáng tác viết về chiến tranh và ngƣời lính trƣớc kia nhƣ Nguyễn Minh Châu đã nhận thấy: “Có thời kỳ đọc các sáng tác văn thơ viết về kháng chiến chống Mỹ đăng rải trên các báo, chúng ta thấy những ngƣời viết hình nhƣ có khuynh hƣớng đang muốn đƣa câu chuyện và nhân vật của mình vào một môi trƣờng hoạt động bình ổn, thƣờng đó là những môi trƣờng gần gũi và dễ dàng tạo nên một cách viết trữ tình thân thuộc đối với tất cả mọi ngƣời: một cái làng ở hậu phƣơng không xa mặt trận lắm, một thị trấn hoặc một phố huyện, một cô em gái, một khúc sông chảy trƣớc nhà. Những cái ấy đều xinh nhỏ, đều dễ dàng cho ngòi bút tựa vào đó để đƣa ra những cảm xúc, những chi tiết tinh tế, kể cả những mẩu hòi ức của nhân vật nhớ về một trận chiến đấu nào đó đã qua” [58, tr31]. Nhà văn cho rằng: “Tình hình ấy gây cho ngƣời đọc cái cảm giác y nhƣ văn học đang đi “sơ tán” vậy” [58, tr31 - 32].
Nguyễn Minh Châu kêu gọi “ngƣời viết nên tự trách mình đã không đem trả lại một cái định nghĩa đúng đắn cho văn học bằng những sáng tác của mình” [58, tr33]. Muốn trả đƣợc cái định nghĩa đúng đắn cho văn học, nhà văn phải xác định rõ ràng mình viết văn để làm gì, trƣớc hiện thực cuộc sống bộn bề, lựa chọn những chất liệu thực tiễn gì để đƣa vào sáng tác? Và ngƣời cầm bút, quan trọng nhất là không đƣợc phép “né tránh” vấn đề khi phản ánh hiện thực. Phải dũng cảm “dám nói cái sự thật chân xác” hay là nhà văn chỉ dám nói cái sự thật ngụy tạo? Dĩ nhiên “ít nhiều cũng phải né tránh, cũng phải khôn ngoan nhƣng né tránh làm sao vẫn nói lên đƣợc hồn cốt cái sự thật. Bởi khôn ngoan mà không lèo lá, không cơ hội thì ngƣời đọc vẫn biết cả. Ngƣời đọc vẫn cầm tay nhà văn ấy với tất cả sự thể tất của họ. Những ngƣời đọc yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội và đầy từng trải vẫn cầm tay những nhà văn trung thực nhƣ cầm trong tay một thứ của tin” [58, tr142]. Có thời kỳ nhiều ngƣời cầm bút đã có thói quen “thích nghi với văn học minh họa…Các nhà văn tuy đều cảm thấy thiếu thốn và bức bối nhƣng lại tự dụ dỗ mình và khuyên nhủ lẫn nhau, tự bạt chiều cao cho thấp đi khỏi chạm trần, tự ép khuôn khổ chiều ngang lại để khỏi kềnh càng” [58, tr131]. Đấy là cách nói hình ảnh về những nhà văn có thói quen né tránh những vấn đề gai góc của cuộc sống. Họ ƣa thích những cái gì “nhỏ xinh”. Để “rồi vẫn đƣợc viết, vẫn cầm bút, vừa muốn phô diễn tƣ tƣởng, chõ miệng ra giữa hai hàng chữ để cảnh tỉnh với đời một cái điều gì đó tiên cảm thấy trong đời sống nhƣng lại muốn giấu đi, gói nó trong bao nhiêu lần lá, rào nó trong bao nhiêu tầng chữ” [58, tr133]. Nguyễn Minh Châu gọi những nhà văn quen “né tránh” vấn đề nhƣ vậy là những ngƣời cầm bút “đi ở ẩn ngay trong tác phẩm của mình” [58, tr133].
Giữa văn học và hiện thực mà nhà văn viết ra có tồn tại một khoảng cách, đó chính là hạn chế chung của thời kỳ. Hạn chế này đã tạo ra tình hình ngƣời cầm bút đi ở ẩn ngay trong tác phẩm của mình” và “văn học nhƣ đi sơ tán vậy”. Khoảng cách này xa hay gần, rộng hay hẹp chính là do quan niệm văn học của mỗi ngƣời, mỗi thời kỳ. Nguyễn Minh Châu đã đƣa ra quan niệm khoảng cách nhằm cho ngƣời
đọc thấy đƣợc những bất cập, tình hình thực tế của văn học nƣớc nhà. Từ đó, mỗi ngƣời cầm bút và cả ngƣời đọc phải tự làm mới mình, thay đổi quan niệm, cách viết, nếp cảm, nếp nghĩ của một thời.
Nhìn lại tình hình sáng tác văn học mấy chục năm qua, ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy các nhà văn đã tham gia cách mạng với những tác phẩm mang tính chất tuyên truyền cổ động, phục vụ động viên mọi ngƣời. Với lý do nhƣ thế nên “cái phần hiện thực, tức là gốc của tác phẩm văn học trở nên nhẹ bỗng đi”. Ngƣời viết ở thời nào cũng phải nhận ra đƣợc một chân lý: “Có một điều tƣởng nhƣ chẳng thuộc phạm vi văn học nhƣng lại là cái gốc của văn học. Đó là tấm lòng, cách nhìn và thái độ của ngƣời cầm bút trƣớc cuộc sống hiện tại đang chuyển mình, trƣớc một giai đoạn cách mạng đang biến đổi” [58, tr87]. Có nhƣ thế, văn học mới đƣợc trả về đúng nghĩa đích thực của nó.