Hiện thực đa sự, đa đoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 81 - 84)

Trong cuộc sống đời thƣờng, con ngƣời có vô vàn những mối quan tâm khác nhau. Mỗi cá nhân là một “tiểu vũ trụ”. Văn học muốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng hôm nay không thể không tự điều chỉnh. Trƣớc đây, đời sống xã hội vốn bề bộn, phong phú, nhiều mâu thuẫn, luôn luôn đƣợc quy về những cái tất yếu, những chân lý. Ngƣời ta quen với những cách nghĩ: nghĩ nhiều về mình là không tốt, tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn cá nhân…

Bây giờ, đúng nhƣ nhà văn Nguyễn Khải đã nói: “chiến tranh náo động ồn ào mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó. Hòa bình mà lại chứa chất những sóng ngầm, gió xoáy bên trong” (Văn xuôi trước yêu cầu đổi mới, tạp chí Văn nghệ quân đội số 1.1987). Và hơn bao giờ hết, ngƣời ta thấy rõ hơn “tính cần thiết của văn học”. Văn học là vũ khí, là tƣ tƣởng, là phƣơng tiện để cải tạo đời sống. Nguyễn Minh Châu nói: “Tôi muốn dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi con ngƣời, một cuộc giao tranh không có gì ồn ào nhƣng xảy ra từng ngày từng giờ trên khắp các lĩnh vực đời sống” [58, tr100]. Vì thế, cái nhìn của Nguyễn Minh Châu về đời sống trên các mặt đã khác trƣớc…

Trƣớc hết, nhìn về chiến tranh khi hòa bình, nhà văn đã thấy: “Chiến tranh đã kết thúc…ở đấy tất cả những vấn đề quy luật của chiến tranh đã phát triển trọn vẹn, những số phận và tính cách nhân vật cũng đã phơi bày trọn vẹn. Nhờ đó mà ngƣời cầm bút có một cái nhìn đầy đủ hơn, không phải chỉ một mặt mà trên tất cả các mặt của cuộc sống kháng chiến vô cùng quyết liệt và đa dạng nhƣ nó vốn có” [58, tr51 - 52]. Trƣớc kia, ngƣời ta tránh nói đến mất mát, đau khổ, hy sinh, buồn thƣơng, tiếc nhớ…bởi sợ ngƣời đọc sẽ dao động và nản chí. Thì giờ đây, ngƣời ta nhận ra, họ không hề đứng trên mảnh đất bằng phẳng trồng toàn hoa hồng nhƣ các nhà văn tƣởng tƣợng, gán ghép cho họ với suy nghĩ của một thời. Chiến tranh không chỉ có chất thơ mà còn có cả những khó khăn và hy sinh. “Việc viết về chiến tranh, đến ngày hôm nay, đã cho phép đề cập tới những mặt trái của chiến tranh, những toan

tính cá nhân, những dục vọng và giây phút yếu hèn của con ngƣời, cả những số phận cuộc đời đổ vỡ hoặc thành đạt vì những toan tính cá nhân” [58, tr125]. Chúng ta đừng bỏ qua những lúc họ đau đớn, buồn bã, đói rét. Nhƣ vậy là “tô hồng”, là sai lạc với hiện thực và ngòi bút, là ngòi bút phản bội chiến sĩ, phản bội mọi ngƣời.

Bây giờ, nhận ra những hạn chế của văn học viết về chiến tranh, về những gì trong chiến tranh ngƣời ta phải dằn lòng gác lại, Nguyễn Minh Châu mong muốn những ngƣời cầm bút không đƣợc phép né tránh và tuyệt nhiên không đƣợc “biến cuộc sống kháng chiến thành cảnh non bộ xinh xẻo, tĩnh mịch” [51, tr16]. Nhƣng cái điều quan trọng nhất là nhà văn đã nhận thấy đƣợc nhiệm vụ của văn học khi viết về chiến tranh: “trong tƣơng lai lâu dài chúng ta vẫn phải viết về những ngƣời chiến sĩ, những ngƣời anh hùng của thời đại. Chúng ta đã có hoàn cảnh đề cập đến nhiều mặt hiện thực của cuộc kháng chiến, có tầm rộng lớn và chiều sâu hơn. Một phần nào dần dần chúng ta cũng phải đề cập đến tính chất xã hội của cuộc kháng chiến nữa” [58, tr192]. Cho đến giờ, trƣớc những khoảng trống mà các nhà văn viết về chiến tranh để lại, ngƣời viết hôm nay vẫn còn có nhiều việc phải làm bởi chiến tranh và ngƣời lính vẫn là một đề tài vô tận của sự khám phá sáng tạo. Nguyễn Minh Châu đã sử dụng cách ví von rất hay “ ngƣời viết văn chúng ta đứng trƣớc cái khúc lịch sử trƣớc mắt nhƣ đứng trƣớc một cách rừng chƣa khai phá. Cánh rừng thì già mà ngƣời viết thì trẻ. Trái của cuộc đời đã chín mà ngƣời hái nhƣ một đứa trẻ bàn tay vụng dại” [58, tr191-192]. Tất cả đang đợi những ngƣời viết đến hái lấy đem về…

Viết về đời thƣờng với những lo toan thƣờng nhật của con ngƣời là vấn đề không chỉ đƣợc ngòi bút Nguyễn Minh Châu đề cập đến. Đây đã trở thành mối quan tâm thƣờng trực của hầu hết những nhà văn sau khi đất nƣớc đã im tiếng súng, nhất là sau đổi mới. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã đòi hỏi phải nhìn nhận lại nhiều vấn đề. Đƣợc soi sáng bởi tƣ tƣởng của Đảng các nhà văn đã đổi mới cách nhìn về hiện thực, lấy con ngƣời là tâm điểm trên cái nền của hiện thực. Vì thế, các nhà văn đã quan tâm đến con ngƣời, có nhiều khám phá về con ngƣời. Nguyễn Minh Châu đã có dịp để thực hiện điều tâm niệm từ lâu của ông: “Bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền sống của dân tộc, sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con ngƣời, làm sao cho con ngƣời ngày càng tốt đẹp. Chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài” [41, tr390]. Các nhà văn đã quan tâm nhiều hơn đến số phận con ngƣời với dung lƣợng hiện thực đƣợc mở rộng. Phần qua trọng hơn là khả năng đào xới sâu hơn vào đời sống nội tâm con ngƣời, những cảm xúc, suy nghĩ riêng tƣ, những dằn vặt trăn trở, những mối quan hệ phức tạp…khiến cho các nhân vật trong văn học trở nên sinh động hơn, chân thực hơn, đem đến cho ngƣời đọc ấn tƣợng về một hiện thực không hề giản đơn, cũng ít bị tô vẽ, thi vị hóa nhƣ trƣớc kia nữa. Những sáng tác nhƣ: Đứng trƣớc biển, Cù lao Tràm, ngƣời trong ống, Ảo ảnh trắng, Ngƣời và xe chạy dƣới ánh trăng, Những ngƣời ở khác cung đƣờng, Ngƣời bạn ấy xuống tàu ở ga xép, Lũ vịt giời…các nhân vật chính đều không bị lý tƣởng hóa, họ cũng có sai lầm, cũng phải thƣờng xuyên chiến đấu với phần bóng tối ở chính lòng mình. Họ kiên trì lý tƣởng xã hội nhƣng họ quan tâm hơn đến các mối quan hệ đời thƣờng…

Còn Nguyễn Minh Châu với quan niệm “phải chiến đấu cho quyền sống của từng con ngƣời… cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài” nên từ tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành trở đi dƣờng nhƣ liên tục làm cuộc thử nghiệm, “đối chứng” về “tính chất kỳ lạ của con ngƣời”. Hạng, Cơn giông, Sắm vai, Chiếc thuyền ngoài xa, Dấu vết nghề nghiệp, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam… đều ít nhiều diễn tả cái phức tạp của đời sống, những giằng xé nội tâm khiến con ngƣời nhiều lúc nhƣ bị phân thân, biến dạng. Văn chƣơng của Nguyễn Minh Châu sau 1983 đã liên tục phát hiện về những cái khuất lấp, ẩn chìm, những sức mạnh kỳ lạ đã chi phối và dẫn dắt số phận riêng của mỗi cá nhân, không ai giống ai. Những nhân vật trong các truyện ngắn của ông ít có những nhân vật đẹp đẽ, hoàn hảo mà đời thƣờng phàm tục. Đó là những con ngƣời tầm thƣờng, tẻ nhạt, tham lam, xấu tính, không tự ý thức đƣợc về nghĩa lý của kiếp làm ngƣời (Đứa ăn cắp, Mẹ con chị Hằng). Những con ngƣời méo mó nhân tính, trái tim xơ cứng vì quan niệm giáo điều hay những niềm tin mù quáng (Mùa trái cóc ở miền Nam). Đó là những con ngƣời luôn “sống với thời gian hai chiều”, đối diện với chính mình - tòa án lƣơng tâm, phân xử tƣ cách làm ngƣời trong mối quan hệ với số đông cũng nhƣ với cá nhân mình (Bức tranh).

Nhƣ vậy, nhìn về đời thƣờng với những lo toan thƣờng nhật của con ngƣời, Nguyễn Minh Châu cũng nhƣ nhiều nhà văn khác đã phát hiện ra “con ngƣời không trùng khít với chính mình, con ngƣời phức tạp, nhiều chiều,, lƣỡng diện, không nhất quán với chính mình. Thế nhƣng, Nguyễn Minh Châu không hề mang cái nhìn bi quan về con ngƣời. Chúng ta vẫn thấy có những nhân vật đẹp trong sáng tác của nhà văn nhƣng là cái đẹp trong bụi bặm đời thƣờng. Mỗi sáng tác của ông vẫn là cuộc săn tìm “những hạt ngọc” đạo đức ẩn giấu trong con ngƣời. Đồng thời cũng là để chứng minh cho điều tác giả trải nghiệm: “Quan sát những ngƣời chung quanh mình, tôi thấy ngƣời tốt vẫn là đa số, vẫn chiếm đa số. Nhƣng hình nhƣ họ luôn luôn có một cuộc đấu tranh bản thân giữa thiện và ác, lý trí và dục vọng, cái riêng và cái chung ở bên trong từng con ngƣời Ngƣời ta vẫn tốt nhƣng cái tính hồn nhiên ở trong những con ngƣời tốt dƣờng nhƣ ít hơn xƣa. Ngƣời ta cứ phải luôn luôn giữ gìn mình để khỏi lỡ làm một điều gì xấu” [58, tr99 - 100].

Sau chiến tranh, nhất là sau Đại hội VI, với cái nhìn hiện thực đƣợc nới lỏng, các nhà văn cũng có nhu cầu nói thẳng, nói thật những điều trƣớc kia là cấm kỵ, là giấu biệt, né tránh. Vì thế, giờ đây họ đã dám cất lên tiếng nói, cái nhìn về chế độ khi hòa bình. Nguyễn Minh Châu nhận thấy hạn chế của nền văn học cách mạng mấy chục năm qua và theo nhà văn, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của văn học là do chế độ ta có cách nghĩ sai lầm đem đến những hậu quả cho văn học, làm văn học nƣớc ta tụt hậu so với thế giới, bạn bè xung quanh: “Mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa…Nhà văn chỉ đƣợc giao phó công việc nhƣ một cán bộ truyền đạt đƣờng lối, chính sách bằng hình tƣợng văn học sinh động…Tôi nghĩ rằng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, kể cả những cái sáng suốt, đúng đắn cũng nhƣ cái sai lầm đang đƣợc điều chỉnh trong từng thời kỳ bao giờ cũng có thể soi rọi giúp nhà văn nhìn thấu những vấn đề thực tế rất sâu xa của đất nƣớc, gợi ý cho nhà văn những chiêm nghiệm quý báu…Giá

mấy chục năm qua văn nghệ không chủ yếu lấy minh họa làm đƣờng hƣớng…mà chủ trƣơng khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận đa dạng, chấp nhận sáng tối, hoàn toàn đặt niềm tin vào lƣơng tri các nhà văn, không nửa tin nửa nghi ngờ và đề phòng…thì các nhà văn và những nghệ sĩ sáng tạo đến nay đã đầu bạc phơ, kẻ còn ngƣời mất, họ còn để lại cho chúng ta nhiều hơn thế này” [58, tr130 -132 -138]. Hậu quả của nó là sản sinh ra hàng loạt những tác phẩm minh họa, ca ngợi một chiều, “công thức và sơ lƣợc”, giả dối và nhạt nhẽo. Cuộc sống đã thay đổi nhiều mà văn học thì vẫn cứ nhƣ trƣớc. Nguyễn Minh Châu nhận thấy, trong nền văn học ấy, nhà văn không đƣợc là mình. Nhà văn phải sắm lấy hai cây bút, một viết cho đời, một viết cho đạo.. Một câu bút viết cho ngƣời đọc bình thƣờng và một cây bút viết cho lãnh đạo đọc. Điều đau đớn là nhà văn không đƣợc nói thật nhƣng điều cần nhất ở mỗi nhà văn lại là “tính trung thực của ngƣời nghệ sĩ”.

Những suy nghĩ của Nguyễn Minh Châu chính là của số đông những nhà văn tâm huyết với nghề và đời trên đất nƣớc ta những ngày chấm dứt chiến tranh và sau đổi mới. Họ cùng suy nghĩ nhƣ ông nhƣng không đủ dũng cảm để nói ra cái sự thật đau lòng kia. Họ đành gửi gắm trong những sáng tác, thông qua những hình tƣợng nghệ thuật. Đây cũng lý giải vì sao, văn học Việt Nam sau đổi mới, những sáng tác viết theo tƣ tƣởng của Nguyễn Minh Châu mọc lên nhƣ nấm sau mƣa.

Đại hội Đảng VI đã đƣa ra cho văn nghệ một đƣờng lối đổi mới. Nguyễn Minh Châu bằng những bài tiểu luận của mình đi thêm một bƣớc nữa đến đích, gọi đích danh giai đoạn văn học đó và yêu cầu nhanh chóng bƣớc vào một giai đoạn hứa hẹn nhiều thành công mới. Và ông đã đi tiên phong, ghi dấu bằng những sáng tác mang tính chất “đột phá khẩu”, bắt đầu bằng tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 81 - 84)