Với nguyên lý “văn học phản ánh hiện thực” và yêu cầu lý luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, văn học trở nên gắn bó với đời sống xã hội hơn, theo sát từng biến cố lịch sử, từng bƣớc phát triển của phong trào cách mạng. Tính hiện thực đƣợc đồng nhất với quan niệm lý tƣởng về hiện thực. Giá trị của tác phẩm đƣợc đánh giá theo nội dung hiện thực. Ngƣời nghiên cứu có xu hƣớng lấy yêu cầu hiện thực làm thƣớc đo sự tiến bộ của nghệ thuật. Bức tranh hiện thực trở thành mục đích phản ánh của nghệ thuật. Những năm trong chiến tranh và cả những năm đầu sau hòa bình năm 1975, nghiên cứu văn học Việt Nam tồn tại một thói quen đối chiếu nội dung tác phẩm với đời sống bên ngoài văn học. Và nhƣ thế khái niệm hiện thực đƣợc hiểu có khi rất máy móc, giáo điều, hiện thực vận động theo khuôn mẫu chúng ta mong muốn. Trong các sáng tác thƣờng có xu hƣớng ngợi ca một chiều, “tô hồng”. Hễ nói xã hội chủ nghĩa là chỉ có những điều tốt đẹp, ngƣợc lại là “bôi đen”.
Nhƣng sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với xu hƣớng “cởi trói” cho văn nghệ, quan niệm về hiện thực đã thay đổi: “Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của lƣơng tri, của sự thật, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, phản ánh đƣợc nguyện vọng sâu xa của quần chúng và quyết tâm của Đảng đƣa công cuộc đổi mới đến thắng lợi” [4]. Bài tiểu luận Viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu (1978), bản “đề dẫn” của Nguyên Ngọc và bài Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật Việt Nam giai đoạn vừa qua của Hoàng Ngọc Hiến (1979) thực chất là những dự báo về những đổi thay trong quan niệm về văn chƣơng, trong đó có quan niệm về hiện thực. Quan niệm về hiện thực của Nguyễn Minh Châu đƣợc xem xét dƣới các khía cạnh: quan hệ giữa văn học và đời sống, khoảng cách giữa văn học và hiện thực, cách sống và tích lũy vốn sống của nhà văn để có đƣợc một cái nhìn về hiện thực đầy đủ, toàn diện.