Yêu cầu đổi mới văn học về phƣơng diện phản ánh hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 84)

II.3.1. Lên tiếng cáo chung cho một “nền văn nghệ minh họa”.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng có lần tâm sự rằng: Đôi khi con ngƣời ta cứ phải bị dồn đến một mức nào đó, ngƣời ta lại làm đƣợc những điều tƣởng rằng mình không bao giờ làm đƣợc. Cái điều ấy đúng với văn học Việt Nam chúng ta trong những ngày sau khi đất nƣớc im tiếng súng. Con ngƣời, đất nƣớc, dân tộc vừa bƣớc ra khỏi chiến tranh, hoàn toàn tay trắng để bắt đầu bƣớc vào công cuộc “xây dựng lại đất nƣớc đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng nhƣ mong muốn của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời. Thế nhƣng, thói quen, bản tính cố hữu của con ngƣời Việt Nam, lại trải qua hơn 30 năm chiến tranh tàn phá, liệu có dễ đổi thay nếp cảm, nếp nghĩ của cả một dân tộc tronng một thời gian quá dài? “Hai cuộc kháng chiến dài nhƣ một đời ngƣời. Ta sống với nó trong giai đoạn mở đầu khi còn là một chàng trai vừa lớn nhìn đời bằng đôi mắt mơ mộng, và trong giai đoạn kết thúc chiến tranh ta đã trở thành một ngƣời đàn ông bốn năm mƣơi tuổi đã từng trải” [58, tr51]. Vì thế, sự ảnh hƣởng của lối suy nghĩ một thời đè nặng lên vai mỗi ngƣời làm họ khó đổi thay những suy nghĩ đã tồn tại cố hữu từ đời cha anh họ cho đến tận đời họ, con cháu họ…

bởi trong cuộc sống không có gì là vĩnh cửu. Cái gì cũng có thời của nó. Một quan niệm tồn tại trong đời sống con ngƣời dù kéo dài bao lâu cũng sẽ là sự đào thải, khi nó trở nên “lạc hậu” với hiện thực đời sống đang cuồn cuộn chảy ngoài kia. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định “Sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con ngƣời, làm sao cho con ngƣời ngày càng tốt đẹp. Chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài” [41, tr390]. Trong cuộc chiến đấu ấy, con ngƣời ta sống với với cái thƣờng ngày mà cái hàng ngày với biết bao điều phi lý đang diễn ra xung quanh ta. Chính vì thế, quan niệm về hiện thực một chiều, giản đơn không còn phù hợp nữa. Thực tế cuộc sống đòi hỏi mỗi nhà văn phải có cái nhìn “đa dạng, xác thực và cận nhân tình hơn” khi ánh hiện thực cuộc sống vào trong văn học.

Nguyễn Minh Châu là một trong số không nhiều những nhà văn sớm có ý thức về sự đổi mới này. Ông không chấp nhận cách nghĩ, cách viết về hiện thực một chiều nhƣ trƣớc nữa. Với cách nhìn hiện thực mới mẻ, nhà văn nhận thấy: “Bây giờ chiến tranh đã kết thúc, chúng ta cùng các nhân vật của mình đã đi trọn vẹn một thời kỳ ba mƣơi năm, ở đây tất cả những vấn đề của chiến tranh đã phát triển trọn vẹn, những số phận và tính cách nhân vật cũng đã phơi bày trọn vẹn. Nhờ đó mà ngƣời cầm bút phải có một cái nhìn đầy đủ hơn, không phải chỉ một mặt mà trên tất cả các mặt của cuộc sống kháng chiến vô cùng quyết liệt và đa dạng nhƣ nó vốn có” [58, tr51 - 52]. Cách nghĩ của nhà văn chứng tỏ ông đã quan sát, chiêm nghiệm thấy quá trình phát triển của chiến tranh đã đi theo một quy luật trọn vẹn. Cuộc chiến tranh nào cũng phải có những mất mát, đau thƣơng. Số phận và tính cách con ngƣời nào cũng phải có cả mặt tốt và mặt xấu. Nói nhƣ Nguyễn Minh Châu phải có cả phần rồng phƣợng lẫn rắn rết. Hiện thực cuộc sống “quyết liệt và đa dạng” khi đi vào tác phẩm văn học cũng phải phức tạp nhƣ nó vốn có ngoài đời. Do đó, thứ văn chƣơng “óng chuốt” sẽ xa rời hiện thực và nhà văn sẽ mang “đôi cánh”. Mà nhà văn theo quan niệm của ông “không phải là diễn viên trên sàn diễn. Nhà văn không phải là loài có cánh. Nhà văn phải đứng bằng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh” [58, tr174]. Để thực hiện tốt sứ mệnh của mình, nhà văn bây giờ, theo ông, phải dám “khai chiến” với những quan niệm cũ, đồng thời đƣa ra những quan niệm mới trong cách nhìn về hiện thực: “Chẳng lẽ chúng ta có thể làm yên tâm mọi ngƣời bằng cách mô tả cái hiện thực ƣớc mơ đó hay sao?...Trên con đƣờng đi đến chủ nghĩa hiện thực đôi khi chúng ta phải khai chiến cả với những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình” [58, tr62].

Từ quan niệm đối tƣợng của văn học là hiện thực đa dạng và đầy bí ẩn, nhà văn khai chiến quyết liệt với quan niệm cũ, phổ biến trong đời sống của ngƣời Việt Nam chống Mỹ. Và nhà văn không ngần ngại khai chiến với cả chính bản thân mình. Những năm chống Mỹ, để làm tròn nhiệm vụ, sứ mệnh của một nhà văn, của một ngƣời công dân đối với đất nƣớc, những sáng tác của Nguyễn Minh Châu không nằm ngoài quy luật chung của văn học lúc bấy giờ. Khi nhìn lại những sáng tác của chính ông thời kỳ đó, nhà văn đã thấy “không bằng lòng”. Qua những trang phê bình – tiểu luận, ông tranh luận với bạn đọc và những ngƣời cùng giới, đối thoại với chính lòng mình. Tất cả chỉ với mong muốn là trả lại cho văn học bộ mặt và vai trò đích thực của nó. Có nhƣ vậy, hiện thực trong văn học mới là “nguồn tƣ

liệu vô tận của văn học”. Cho đến tận những năm cuối đời, ông vẫn không ngừng cuộc tranh đấu bền bỉ với những quan niệm cũ.

Nhà văn đã dám lên tiếng cáo chung cho một “nền văn nghệ minh họa” bằng cách khẳng định thực trạng của nền văn học Việt Nam lúc đó: “Thất thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh họa nƣớc ta là từ đấy nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tƣ tƣởng…Văn chƣơng gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nƣớc mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn” [58, tr132 - 133]. Viết những dòng nhƣ vậy hẳn nhà văn cũng rất đau xót nhƣng rồi nhà văn, sau khi đƣa ra những lời nhận định có phần cực đoan ấy đã lý giải nguyên nhân vì sao cần phải có thái độ nhƣ thế: “Chúng ta phải nhìn lại kỹ càng cái hành trình văn học đã đi qua bằng con mắt thông minh, không phiến diện và thực sự cầu thị để một mặt không phủ định tất cả, một mặt khác, với tinh thần tự phê phán thấy cho đƣợc rằng: có thể đôi khi với một động cơ tốt, chúng ta đã trói buộc nhau trong một thời gian hơi quá dài” [58, tr135]. Vậy thế nào là “nền văn nghệ minh họa”, thực chất nó là nền văn học nhƣ thế nào, mang đặc trƣng gì và vì sao nó lại “trói buộc” ngƣời cầm bút? Chúng ta phải đặt văn học thời đó vào trong tiến trình lịch sử của văn học dân tộc thì mới trả lời đƣợc câu hỏi này.

“Nền văn nghệ minh họa” là cách gọi của Nguyễn Minh Châu về nền văn học cách mạng 1945 – 1975. Trong vòng 30 năm chiến tranh, đứng trƣớc âm mƣu và thủ đoạn của kẻ thù, chúng ta muốn chiến thắng phải chiến đấu bằng sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trên mọi mặt trận, mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có văn học. Với văn học, Đảng chủ trƣơng xây dựng một nền văn học thực hiện nhiệm vụ chính trị và cổ vũ, động viên chiến đấu, mọi lợi ích khác phải tạm dừng hoặc gác lại. Do yêu cầu của chiến tranh mà quan điểm của Đảng nhanh chóng đƣợc các văn nghệ sĩ đón nhận, đƣa nó trở thành quan điểm chi phối các sáng tác trong giai đoạn này.

Nói đến minh họa là nói đến việc “làm rõ thêm, sinh động thêm nội dung” của một vấn đề. Nhƣ vậy, nói rộng ra “nền văn nghệ minh họa” là nền văn nghệ và nhà văn bằng tác phẩm, bằng sáng tác của mình “làm rõ thêm” về quan điểm của Đảng đã chỉ đạo đối với văn học. Nghĩa là các nhà văn gần nhƣ phải viết theo một yêu cầu, công thức có sẵn, có khác chăng là sự khác biệt về nội dung, vấn đề đƣợc nói tới trong tác phẩm. Theo Nguyễn Minh Châu, “văn nghệ minh họa” là: “Công việc cài hoa kết trái, vờn mây cho những khuôn khổ có sẵn mà chúng ta quy cho đấy là tất cả hiện thực đời sống đa dạng”. Và “nhà văn chỉ đƣợc giao phó công việc nhƣ một cán bộ truyền đạt đƣờng lối, chính sách bằng hình tƣợng văn học sinh động” [58, tr130 - 131]. “Nền văn nghệ minh họa” đƣợc Nguyễn Minh Châu ví von rất hình ảnh nhƣ “một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa thấp”. Trong khi thế giới của văn học bao la, rộng lớn mà ngƣời ta không đoán biết đƣợc giới hạn, chiều kích của nó, thế giới “văn nghệ minh họa” vỏn vẹn chỉ có thế.

Nguyễn Minh Châu còn nhận ra tình trạng văn nghệ minh họa còn tồn tại ngay trong thói quen “bất di bất dịch” của các nhà văn. Họ ngại thay đổi hay không dám thay đổi một thói quen đã hình thành từ lâu? Họ thà “tự bạt chiều cao”, “tự ép

khuôn khổ chiều ngang” cho vừa vặn dẫu rằng mình có tầm vóc rộng lới hơn cái hành lang vừa hẹp vừa thấp kia. Nhà văn còn chỉ ra cái hành lang ấy còn có cả những “ngƣời lính gác”. Chỉ cần một cá nhân nào đó xuất hiện, vƣơn một cánh tay ra là những ngƣời lính gác ấy xuất hiện làm nhiệm vụ của họ. Những ngƣời lính gác không ngừng thuyết phục “cái hành lang kia là tất cả thế giới của văn nghệ cách mạng”. Ngƣời viết không cần phải tìm kiếm đâu xa, bên ngoài là vùng nguy hiểm. Các nhà văn của ta cứ yên tâm, an phận trong cái thế giới minh họa này vì bị những ngƣời lính gác kìm giữ. Chính “sự độc đoán và chế áp của lãnh đạo văn nghệ trong nhiều năm qua” đã nhốt chặt các thế hệ nhà văn trong hành lang nhỏ hẹp đó, khiến họ “đánh mất cái đầu và tác phẩm đánh mất tính tƣ tƣởng của nó”.

Hậu quả của nền văn nghệ minh họa là sản sinh ra một loạt những tác phẩm minh họa, ca ngợi một chiều, “công thức và sơ lƣợc”. Ngƣời đọc nhận ra sự giả dối và nhạt nhẽo, đơn giản và bé nhỏ trong những sáng tác đó. Đúng nhƣ kiểu cuộc sống đã khác trƣớc mà chúng ta vẫn sống với một thái độ hoàn toàn nhƣ cũ. Nhà văn không đƣợc là chính mình, không đƣợc sống thật và nói thẳng, phải sắm cho mình hai cây bút… Nhà văn cần tính trung thực nhất thì lại không đƣợc sống trung thực…Những nhà văn có tài có tâm lại không có đất trong “nền văn nghệ minh họa”. Những lời chân thành ấy trong Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa là tự Nguyễn Minh Châu đang sám hối, “tự vấn lƣơng tâm” chính mình. Ông tự nhận mình không phải là kiểu nhà văn sẵn sàng thích nghi với mọi lý luận, luật lệ văn học, dễ dàng viết đƣợc thứ văn minh họa. Ông luôn trăn trở, đấu tranh giằng xé trong bi kịch đánh mất mình của những nhà văn tài năng và tâm huyết. Chính ông chứ không phải ai khác tự nhận mình “hèn”. Chính những nhà văn nhƣ thế là những nhà văn chân chính, luôn gắn bó với Đảng và cách mạng. Vậy một nền văn học mà “phần bất tài nhảy lên bục tao đàn để múa may” còn “phần tài năng thì trùm chăn nằm chờ ngày xuống mồ” [58, tr134] liệu có đáng tồn tại hay không?

Chính những lập luận sắc sảo, nhạy bén và giàu tính thời sự của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn đó đã góp phần lớn vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc, trong đó có văn học. Đại hội Đảng VI chính là một bƣớc chuyển mạnh mẽ, khẳng định suy tƣ, trăn trở và những lời đánh giá, nhận định của nhà văn về văn học một thời là hoàn toàn xác đáng và giá trị. Phải có những con ngƣời thực tài, thực tâm và thực dũng cảm nhƣ thế, văn học nƣớc nhà mới “đi lên hòa đồng cùng nhân loại”.

II.3.2. Yêu cầu tự do sáng tạo cho người nghệ sĩ.

Trong Đời thừa (1940), nhà văn Nam Cao cũng tha thiết đề nghị: “Văn chƣơng không cần đến những ngƣời thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đƣa cho. Văn chƣơng chỉ dung nạp những ngƣời biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chƣa ai khơi và sáng tạo những gì chƣa có”. Văn học coi sáng tạo nhƣ một thuộc tính. “Tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo”. Tác phẩm văn học mà sản xuất đƣợc hàng lô nhƣ nhau thì đó là nền văn học chết và Nguyễn Minh Châu dí dỏm gọi là “lò ấp hàng trăm, hàng ngàn quả trứng gà, trứng vịt” [58, tr136].

cũng đòi hỏi ở nhà văn một sự sáng tạo: “Chỉ có sáng tạo mới gọi đƣợc sự sáng tạo chứ cái chai lỳ, cũ rích chả gợi về một cái gì mới mẻ, chả kích thích một cái gì sáng tạo cả” [58, tr173 - 174]. Nguyễn Minh Châu đã nhận thức ra đƣợc tầm quan trọng của sự sáng tạo. Nhà văn nhìn thấy rõ sự mất tự do trong sáng tác văn học của văn học 30 năm qua và đã đƣa ra yêu cầu đổi mới. Đây là một sự “tinh anh” trong vai trò “mở đƣờng” của ông.

Trả lại tự do cho ngƣời nghệ sĩ trong sáng tạo là trả cho nhà văn bầu không khí thoáng đãng để hít thở, để sống và viết, để trƣởng thành hơn trong nghề và đời. Trả lại tự do cho nhà văn là cho phép họ đƣợc nói thẳng, nói thật những điều họ khai phá đƣợc, phát hiện đƣợc, chiêm nghiệm đƣợc về hiện thực cuộc sống. Mà “sự thật chân xác, không ngụy tạo” bao giờ cũng khó nghe, thậm chí có thể “làm đảo lộn mọi quan niệm”, cách nghĩ. Nguyễn Minh Châu thèm đƣợc tự do nên đã có khi ông “tị” cả với Nam Cao, nhà văn cầm bút trƣớc ông gần cả nửa thế kỷ. Nam Cao dù có bị “đe đánh, dọa đốt nhà. Bị o ép đến vậy tƣởng không viết đƣợc gì thế mà cuối cùng, cả một đời cầm bút…đủ để lại khá nhiều, nhất là có thể có cái quyền viết rất thực…[58, tr128 - 129]. Đƣợc viết thực, đƣợc tự do sáng tạo nên Chí Phèo, Bá Kiến thực nhƣ con ngƣời thực ngoài đời. Vì thế mà nhân vật của Nam Cao sống lâu, tác phẩm sống đƣợc với thời gian. Nhà văn bằng con mắt tinh tƣờng có thể nhìn thấy những điều mà ngƣời thƣờng chúng ta chƣa nhìn thấy. Họ dự báo đƣợc những gì của tƣơng lai. Họ đƣợc tự do sáng tạo thì họ sẽ nói cho ta nghe sự thật ẩn đằng sau bóng tối hoặc ngay giữa ánh sáng mà ngƣời thƣờng nhƣ ta không nhận thấy đƣợc. Cái đƣợc nhiều nhƣ thế, tại sao chúng ta không cho nhà văn đƣợc tự do sáng tạo, tự do nói thật? Mà nói thật những điều mình chiêm nghiệm, mình thấy thì sẽ nói bằng cảm xúc thật, bằng trái tim, bằng tấm lòng chứ không phải bằng sự yêu, ghét giả dối, bằng sự khiên cƣỡng, gƣợng ép. Nói nhƣ Nguyễn Minh Châu là ngƣời đọc sẽ tìm thấy ở nhà văn sự đồng cảm, sẻ chia chân thành. Trong văn học Việt Nam, có rất nhiều ngƣời cầm bút đã làm đƣợc nhƣ thế (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng…).

Với yêu cầu tự do sáng tạo cho ngƣời nghệ sĩ, Nguyễn Minh Châu đặt ra vấn đề vai trò của lãnh đạo đối với văn nghệ. Nếu mấy chục năm qua, những ngƣời làm công tác lãnh đạo văn nghệ “chủ trƣơng khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận đa dạng, chấp nhận sáng tối, hoàn toàn đặt lòng tin vào lƣơng tri các nhà văn, không nửa tin nửa nghi ngờ và đề phòng, để cho văn nghệ một khoảng đất rộng rãi hơn nữa thì các nhà văn và những văn nghệ sĩ sáng tạo đến nay đã đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 84)