Nhân vật trung tâm của nền văn học mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 92 - 95)

Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm rằng nhân vật là một trong ba yếu tố không thể thiếu để cấu thành một tác phẩm tự sự (Cốt truyện - nhân vật - chủ đề): “Trên thực tế, bất cứ một tác phẩm nào cũng là điểm hội tụ giữa chủ đề, cốt truyện và nhân vật” [58, tr41]. Với ông, nhân vật là “tâm điểm”, là chủ đề để cấu thành một tác phẩm tự sự. “Nhân vật là “con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học”. Nhân vật có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi tác phẩm bởi: “Nhân vật là ngƣời dẫn dắt độc giả vào các thế giới khác nhau của đời sống. Nhân vật còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tƣởng thẩm mỹ của nhà văn về con ngƣời. Vì thế, nhân vật luôn luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm…luôn luôn gắn liền với cốt truyện” [23, tr202 - 203].

Không phải là một nhà lý luận và đã có lần ông tự nhận mình không am tƣờng lắm về lý luận nhƣng những gì mà nhà văn nhận thấy đƣợc về vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự chứng tỏ “con mắt tinh đời ở nhà văn”. Suốt hành trình nghệ thuật của mình, nhà văn luôn có mong mỏi và khao khát làm sao xây dựng đƣợc những nhân vật văn học hoàn thiện, có sức sống lâu bền với thời gian - đời ngƣời - nhịp sống. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của nhân vật nên trong nhiều trang phê bình - tiểu luận của mình, Nguyễn Minh Châu luôn bàn tới vấn đề nhân vật trong tác phẩm văn học. Qua đó, ông cũng mong muốn mọi ngƣời hiểu ý đồ nghệ thuật và lý tƣởng thẩm mỹ của mình gửi gắm ở mỗi con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm.

Văn học giai đoạn 1945 - 1975 phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nó không thể không bị chi phối của những quy luật bất thƣờng. Văn học với tƣ cách là một mặt trận tƣ tƣởng, nhà văn thông qua nhân vật trong tác phẩm để biểu hiện lịch sử. Và con ngƣời trở thành phƣơng tiện khám phá lịch sử. Nguyễn Khải cho rằng “cuộc sống chỉ còn một mục đích mà mất đi những quá trình. Từ cái mục đích tối cao ấy mà tạo ra các mẫu ngƣời, tạo ra các tình tiết, tạo ra nhịp điệu cho tác phẩm văn học”. Hiểu đƣợc hoàn cảnh của đất nƣớc nên hầu hết những ngƣời cầm bút chứ không riêng gì Nguyễn Minh Châu đều tập trung ngòi bút vào khám phá con ngƣời Việt Nam thời chiến.

Nguyễn Minh Châu quan niệm: “Cách mạng tháng Tám với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã sản sinh và hình thành đặc sắc một mẫu ngƣời mới trong xã hội Việt Nam chúng ta. Đó là ngƣời cầm súng mặc áo màu xanh lá cây, nhân vật trung tâm của cuộc chiến tranh giải phóng đất nƣớc anh hùng

và quyết liệt trong suốt hơn một phần tƣ thế kỷ. Con ngƣời đó đƣợc nhân dân thân mật gọi là “anh Vệ quốc quân”, “anh bộ đội cụ Hồ” hoặc “chú bộ đội Giải phóng” nhƣng cũng chỉ là một: đó là những ngƣời cầm súng dũng cảm, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, hết lòng thƣơng yêu nhân dân và căm thù giặc, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là mẫu ngƣời mới của xã hội Việt Nam mà ngay từ khi mới ra đời nó đã nhanh chóng trở thành nguồn cảm hứng vô tận của những ngƣời làm công tác văn học, nghệ thuật…Có thể nói, hầu hết các nhà văn, nhà thơ cầm bút từ trƣớc cách mạng tháng Tám đều hƣớng ngòi bút của mình vào việc phản ánh và ca ngợi bộ đội trong buổi đầu cách mạng và kháng chiến…Hình ảnh những chiến sĩ đã đƣợc những ngƣời cầm bút coi nhƣ hình ảnh tiêu biểu của sự vùng dậy mãnh liệt của dân tộc sau gần một trăm năm đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho đất nƣớc” [58, tr64 - 65]. Nhƣ thế, Nguyễn Minh Châu đã khẳng định rằng mẫu ngƣời mới, nhân vật trung tâm của thời đại cũng nhƣ của nền văn học mới - văn học cách mạng phải là ngƣời lính chứ không thể là hình mẫu nào khác.

Trƣớc đây, trong văn học trung đại, mẫu ngƣời, nhân vật trung tâm của văn học là “hình bóng các nhà Nho, các bậc sĩ quân tử, hay nói văn hoa hơn, đó là những kẻ đạo cao đức trọng. Hoặc là đem cái đạo thánh hiền mà thực thi theo cái đồ thức tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, hoặc là lui về nơi sơn thủy hữu tình để giữ gìn cái phẩm giá thanh cao” [27, tr306]. Còn trong văn học trƣớc 1945, “nhân vật trung tâm mang bản sắc là kẻ cùng đinh hay chân quê… Vào những năm 1930 - 1945, văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn thật sự phát triển khi lấy ngƣời nông dân làm đối tƣợng, làm nhân vật chính cho tác phẩm” [27, tr305 - 306].

Cùng với suy nghĩ của Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành cũng khẳng định trong nền văn học cách mạng: “nhân vật trung tâm mang bản sắc là ngƣời anh hùng cứu nƣớc” [27, tr328]. Việc xác định nhân vật trung tâm của nền văn học cách mạng trƣớc hết chính là việc đã khẳng định đƣợc một nhân cách Việt Nam trong thời đại mới. Ngƣời anh hùng cứu nƣớc thời kỳ này đƣợc xây dựng “qua ba hình tƣợng tiêu biểu về nhân vật trung tâm trong văn học cách mạng là ngƣời chiến sĩ cộng sản trong văn học 1930 - 1945, Bác Hồ và anh bộ đội trong văn học 1945 - 1975” [27, tr340]. “Lần đầu tiên trong lịch sử văn hóa Việt Nam xuất hiện một mẫu ngƣời xả thân để đấu tranh cho một lý tƣởng cao đẹp: lý tƣởng vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân. Lý tƣởng cao đẹp, con ngƣời đấu tranh cho lý tƣởng đó lại còn cao đẹp hơn … Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là hình ảnh tập trung nhất, rõ nét nhất của con ngƣời Việt Nam trong chiến đấu. Tất cả tinh thần quật khởi, can đảm, thông minh mƣu trí và mọi phẩm chất tốt đẹp của ngƣời Việt Nam đã đƣợc biểu hiện qua hình ảnh anh bộ đội… Nhân vật anh bộ đội Cụ Hồ là tƣợng trƣng cho sức mạnh quật khởi của dân tộc thời hiện đại. Anh là hiện thân cho những nét tính cách vừa mạnh mẽ vừa khoan hòa, vừa tình cảm vừa ý chí, vừa bình thƣờng nhƣng cũng rất vĩ đại của con ngƣời Việt Nam thế kỷ XX” [27, tr331 - 340].

đủ, theo Nguyễn Minh Châu, cách viết về những con lớn lao của thời đại cũng quan trọng không kém để làm sao khi ngƣời đọc đón nhận tác phẩm, họ thấy con ngƣời trong đó đúng thật sự là những ngƣời anh hùng cứu nƣớc. Nhà văn tâm sự: “Điều đầu tiên trong tác phẩm văn học của chúng ta hiện nay là tạo ra đƣợc những tính cách lớn lao, những nhân vật có tầm vóc, có sức cƣờng tráng về tinh thần. Khi nhân vật đã khỏe, đầy khí phách nhƣ một chiến sĩ trên đƣờng giao liên thì ta khoác lên vai họ một cái ba lô con cóc nặng bao nhiêu cũng đƣợc. Tôi đã gặp trên đƣờng giao liên - cái lối đi giữa cỏ mà dài suốt đất nƣớc - những ngƣời chỉ huy quân sự, những con ngƣời đã hai lần đánh giặc và mái tóc đã pha đen và bạc, họ khoác ba lô đi bên cạnh những đoàn quân dài dằng dặc, con ngƣời sắp ra trận sao mà ung dung thƣ thái? Và những đoàn quân trẻ măng đi ra trận vui vẻ và ồn ào, những chiếc đòn gánh trên vai họ cứ nối khít nhau (đòn gánh gánh đạn, khiêng súng, gánh nồi niêu, anh bộ binh gánh một đầu ba lô, một đầu súng). Cái hình ảnh ấy gợi cho ngƣời ta cả một thế hệ đang gánh vác, một nhân dân đang kề vai sát cánh để gánh vác một sự nghiệp to lớn chung. Những chiếc đòn gánh chắc chắn, đủ kiểu đủ hình dáng, và những đôi vai vạm vỡ, đó cũng là đặc điểm của con ngƣời Việt Nam của chúng ta trong một phần tƣ thế kỷ nay quen kề vai gánh vác sự nghiệp của đất nƣớc. Đó là những con ngƣời văn học có nhiệm vụ mô tả, và phải giành cho họ cái chỗ đứng xứng đáng giữ trang sách” [58, tr285 - 286].

Chúng ta đã biết, Nguyễn Minh Châu khi đƣa ra những quan niệm của mình về văn học và nhà văn đã coi tính thời sự của văn học là một thuộc tính quan trọng, góp phần đƣa văn học trở về gần với đời thƣờng hơn. Việc xác định nhân vật trung tâm của nền văn học mới, văn học cách mạng là ngƣời lính, anh bộ đội cụ Hồ cũng đã góp phần khẳng định tính thời sự, tính nhạy bén của văn học trƣớc các sự kiện lịch sử. Dĩ nhiên, văn học cách mạng Việt Nam không phải đã hoàn hảo, không còn hạn chế gì. Thật sự, nó còn nhiều điều phải khắc phục và thay đổi để phát triển theo kịp bƣớc đi của thời đại.

Sau 1975, đất nƣớc, lịch sử sang một trang mới, con ngƣời thời bình cũng khác trƣớc. Bởi vậy cần đến sự đổi mới đất nƣớc về mọi mặt. Văn học phản ánh cuộc sống nên nó cũng chuyển mình một cách nhanh nhạy, kịp thời và mang lại nhiều thành tựu. Hình tƣợng con ngƣời sau chiến tranh cũng đƣợc khá nhiều nhà văn, nhà thơ tìm kiếm, thể hiện. Con ngƣời giờ đây đã đƣợc khám phá dƣới nhiều góc độ khác nhau. Nhân vật trung tâm cũng không còn chỉ là anh bộ đội cụ Hồ, là ngƣời lính nữa. Ngƣời anh hùng có thể có cuộc sống riêng tƣ bất hạnh nhƣ trong Thời xa vắng của Lê Lựu. Ngƣời chiến binh có thể cô đơn, đau khổ, không biết chia sẻ cùng ai buộc phải lùi bƣớc nhƣ trong Thân phận tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh. Rồi ngƣời anh hùng dân tộc, vị vua lừng lẫy nhƣ Quang Trung Nguyễn Huệ trong qua khứ có thể bị khƣớc từ tình yêu nhƣ trong Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp… Con ngƣời đƣợc nhìn từ góc độ đời tƣ nhiều hơn là từ những hoạt động xã hội. Con ngƣời không đơn thuần đại diện cho một lực lƣợng trong một cuộc đấu tranh nhƣ trƣớc mà mang tính đa dạng, đa năng.

Chính vì con ngƣời mang tính đa dạng, đa năng, con ngƣời đƣợc nhìn dƣới góc độ đời tƣ chứ không mang tính chất xã hội nữa nên con ngƣời, nhân vật trung tâm

của văn học sau 1975 không còn là mẫu ngƣời duy nhất - ngƣời lính nhƣ trƣớc nữa. Nhận ra đƣợc điều này, Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học nƣớc nhà, trƣớc nhất là việc xác định con ngƣời mới - con ngƣời sau chiến tranh - con ngƣời thời bình cho nền văn học đổi mới từ sau Đại hội VI – Đại hội đổi mới toàn diện của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 92 - 95)