Nhân vật dù chính là con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm nhƣng nó lại là “một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời có thật trong đời sống” [23, tr202]. Mặc dù không đƣợc đồng nhất giữa con ngƣời trong văn học và con ngƣời trong đời sống nhƣng muốn có đƣợc nhân vật có hồn, sinh động, sống đƣợc lâu trong lòng độc giả thì nhân vật bắt buộc phải bắt nguồn từ đời sống thực.
Là ngƣời luôn trăn trở với nghề và đời, Nguyễn Minh Châu mong muốn làm sao những con ngƣời trong tác phẩm của mình phải để lại đƣợc những ấn tƣợng khó phai trong lòng độc giả. Ông đã từng ao ƣớc về một tác phẩm lớn cho nền văn học Việt Nam. Nhà văn đã có lần tự vấn bản thân mình: “Cái gì làm nên tác phẩm văn học? Cuối cùng, nói gọn lại là, những con ngƣời và những triết lý sống của những con ngƣời ấy” [58, tr94]. Việc nhà văn xác định rõ con ngƣời làm nên tác phẩm văn học, con ngƣời là trung tâm của tác phẩm nên muốn có một tác phẩm thành công, một tác phẩm lớn, ngƣời viết phải hiểu nhân vật “bao giờ cũng phải mang một dáng vẻ vừa hƣ vừa thực.” [58, tr94]. Nghĩa là nhân vật khi ra ngoài đời sống với đọc giả rồi, ngƣời đọc phải “vừa thấy lạ vừa thấy quen”.
Nhân vật nhƣ thế là phải bắt nguồn từ đời sống thực chứ không thuần túy do nhà văn hoàn toàn tƣởng tƣợng ra. Nếu ai đã từng đắm mình trong những trang tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đều không thể thờ ơ đƣợc với những con ngƣời trong đó mà những cái tên đã trở nên quen thuộc với độc giả. Những Khuê, Lữ, Lƣợng, Hiền, chính ủy Kinh…chỉ cần nhắc tới họ là ngƣời đọc nhớ ngay đã gặp họ trong cuốn sách nào. Có đƣợc thành công này là bởi nhƣ Nguyễn Minh Châu đã từng tâm sự, hầu hết ông đều xây dựng họ dựa trên những con ngƣời thực ngoài đời nên họ gần gũi, thân thuộc biết bao.
Nhìn lại những sáng tác của văn học cách mạng 35 năm qua, dù có nhận ra nhiều hạn chế nhƣng chính Nguyễn Minh Châu cũng phải thừa nhận rằng: “Các nhân vật ấy đều bắt nguồn từ hiện thực đời sống, có tính sinh động, chân thực và góp phần đắc lực vào việc động viên nhân dân ta trong thời kỳ chiến tranh. Hơn nữa, trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó vẫn là thức ăn tinh thần bổ ích cho ngƣời đọc” [58, tr78]. Nhƣ thế chứng tỏ nhân vật của ta muốn trở thành những “cái đinh” trong nghệ thuật phải đƣợc nhà văn lấy ý tƣởng từ chính đời sống thực. Văn học phản ánh hiện thực mà trên cái nền hiện thực ấy, con ngƣời lại là tâm điểm nên “nhân loại có bao nhiêu phƣơng diện tính cách con ngƣời thì văn học thế giới có bấy nhiêu vẻ hay của nó” [58, tr106]. Quan niệm này của Nguyễn Minh Châu càng khẳng định văn học phải viết về con ngƣời thực, con ngƣời ấy phải mang những phƣơng diện tính cách của con ngƣời nhân loại. Để mỗi khi đọc, độc giả lại “gai ngƣời” phát hiện thấy dƣờng nhƣ ngƣời viết đang nói về chính họ, nói hộ
những tâm tƣ, suy nghĩ, những dằn vặt, trăn trở, và cả những thói tật của chính họ mà họ đang cố tình giấu giếm.
M.Gorki quan niệm rằng: “Nhà văn phải coi nhân vật của mình nhƣ những con ngƣời thật, mà nhân vật của anh ta tạo ra sẽ tỏ ra là con ngƣời thật khi nào anh ta tìm thấy và nêu lên đƣợc ở từng nhân vật những nét cá biệt, độc đáo về ngôn ngữ, cử chỉ, dáng dấp, dung mạo, nụ cƣời, khóe mắt…Nêu lên đƣợc những cái đó, nhà văn giúp cho ngƣời đọc thấy rõ, nghe rõ hơn những điều mà mình mô tả. Không có những con ngƣời hoàn toàn giống nhau, ở mỗi ngƣời đều có một cái gì đó riêng biệt, bề ngoài cũng nhƣ bề trong” [45, tr333]. Cách suy nghĩ này của M.Gorki có cái gì đó rất gần gũi với lối suy nghĩ của Nguyễn Minh Châu về nhân vật, các nhân vật đều “bắt nguồn từ hiện thực đời sống”. Có điều ở M.Gorki, nhà văn đã đƣa ra những “tiêu chuẩn” để định giá thế nào là con ngƣời thật trong văn học để chúng giống nhƣ những con ngƣời thật ngoài đời.
Thấy đƣợc thực trạng nhân vật trong văn học chống Mỹ của ta còn nhiều hạn chế, Nguyễn Minh Châu đã bày tỏ những quan niệm về nhân vật của mình với mong muốn “kinh nghiệm của ngƣời này có thể chia sẻ đƣợc với ngƣời khác”. Nhân vật là đứa con tinh thần mà ngƣời viết phải thai nghén trong một quá trình lâu dài. Nhà văn quyết định hoàn toàn tâm lý, tính cách cũng nhƣ ngoại hình nhân vật theo quan niệm, thế giới quan của mình trƣớc cuộc sống. “Con đƣờng ngƣời viết văn đi đến nhân vật thật dài dằng dặc. Từ lúc mới trông thấy thấp thoáng từ đằng xa cho đến lúc con ngƣời ấy hiện ra toàn bộ cuộc đời trên trang giấy, ngƣời viết phải luôn mang nó trong lòng nhƣ ngƣời mẹ mang một cái thai” [58, tr280 - 281]. Ngƣời nghệ sĩ phải có rất nhiều thứ nhƣng điều quan trọng nhất là phải có “tấm lòng đồng cảm lớn”. Đã là nhà văn thì phải rộng mở tâm hồn, trái tim hòa cùng nhịp đập với nhân vật để cùng sống, cùng suy nghĩ, hành động với nhân vật, nghĩa là phải hóa thân, đặt mình vào vị trí của nhân vật thì mới diễn tả hết đƣợc đời sống tâm hồn bên trong con ngƣời lên trang viết một cách sinh động, chân thực. Tâm niệm này của Nguyễn Minh Châu đã gặp gỡ với quan điểm của giáo sƣ Phan Cự Đệ: “Muốn xây dựng thành công nhân vật, nhà văn phải có quá trình thai nghén, đồng thời phải có khả năng đồng cảm, nhập thân vào nhân vật thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau”.
Nhân vật văn học bao gồm nhân vật con ngƣời lịch sử, sách vở; nhân vật tƣởng tƣợng; nhân vật đời sống (siêu mẫu kiểu nhƣ nhân vật Anđrây trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi). Không chỉ có con ngƣời sống thực mới là nhân vật của văn học. Có nhiều nhân vật đƣợc tạo ra từ trí tƣởng tƣợng của nhà văn. Vấn đề là làm nhƣ thế nào để tạo đƣợc những nhân vật điển hình “thật” hơn cả những con ngƣời thật ngoài đời, hƣ cấu, tƣởng tƣợng mà ngƣời đọc vẫn chấp nhận? Theo Nguyễn Minh Châu cần phải viết về những “âm trầm, nốt lặng” của con ngƣời trong cuộc sống chiến tranh hay phải viết về những cái xấu, cái ác, cái chƣa hoàn thiện của con ngƣời trong cuộc sống hôm nay. Chúng ta có thể thấy hầu hết những sáng tác thuộc giai đoạn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, nhất là từ những năm 80 trở đi, với cái nhìn “xác thực, đa dạng và cận nhân tình” đã giúp nhà văn xây dựng đƣợc những nhân vật “thực nhƣ cuộc đời” với những số phận riêng luôn ám ảnh với
ngƣời đọc. (Mẹ Êm trong Miền cháy, ngƣời mẹ tội nghiệp - vị sƣ già trong Mùa trái cóc ở miền Nam, Thai và Lực trong Cỏ lau và nhất là lão Khúng trong hai thiên truyện Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát)…
Cùng với quan niệm nhân vật phải bắt nguồn từ đời sống thực để xây dựng đƣợc những nhân vật đứng đƣợc với thời gian - đời ngƣời - nhịp sống, một lần nữa Nguyễn Minh Châu lại chứng tỏ tài năng của mình không chỉ bằng những sáng tác với những tên tuổi nhân vật làm nên diện mạo nền văn học cách mạng Việt Nam mà còn chứng tỏ tài năng của mình qua một lĩnh vực dù ông mới chỉ ghé chân: lý luận phê bình.
III.1.3. Nhân vật phải biểu thị cho nỗi đau và khát vọng của con người.
Ở một góc độ nào đó có thể nói “nhân vật sáng tạo nên cốt truyện, cốt truyện chính là sự sáng tạo của tính cách” [5, tr127] cho nên tiểu thuyết và truyện ngắn đều “sống” bằng nhân vật và những tác phẩm thành công đều là nhờ tác giả đã tạo nên đƣợc những nhân vật điển hình. Để đạt đƣợc tính điển hình, chinh phục đƣợc độc giả, nhà văn phải dụng công và tâm huyết trong việc lựa chọn những thủ pháp nghệ thuật khắc họa nhân vật để miêu tả “con ngƣời cho sinh động”. Quan trọng nữa là nhà văn khi viết phải “mang nặng tình đời tình ngƣời” trong mỗi câu chữ. Nguyễn Minh Châu luôn viết với một tâm niệm thiêng liêng, một mối trăn trở sâu sắc về con ngƣời: “Tôi không thể nào tƣởng tƣợng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thƣơng con ngƣời. Tình yêu này của ngƣời nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thƣờng trực về số phận, hạnh phúc của những ngƣời xung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của ngƣời đời, giúp họ có thể vƣợt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững đƣợc trƣớc cuộc sống” [58, tr111]. Vì thế, nhân vật - con ngƣời trong tác phẩm của nhà văn luôn đƣợc ông phản ánh với suy nghĩ “nhân vật phải biểu thị cho nỗi đau và khát vọng của con ngƣời”, nếu không, nhân vật sẽ “lạnh ngắt, vô hồn” trên trang giấy.
Với quan niệm về nhân vật nhƣ thế, Nguyễn Minh Châu đã cho ngƣời đọc thấy cách nghĩ của mình về con ngƣời - nhân vật trong tác phẩm qua những sáng tác của nhà văn. Nhân vật trong các tác phẩm, nhất là trong văn học cách mạng thời chống Mỹ đều đƣợc các nhà văn viết theo khuynh hƣớng con ngƣời sử thi. Các nhân vật đều là những con ngƣời có lý tƣởng cao cả về độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, có ý thức sâu sắc về tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc ta. Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra tính lịch sử của nhân vật trong văn học chống Mỹ. Nhìn vào cuộc đời của những con ngƣời trong văn học chống Mỹ, ngƣời đọc nhƣ thấy sống lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Những ngƣời lính cả thế hệ già và trẻ trong tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đều ý thức sâu sắc về cuộc chiến đấu chống Mỹ và tinh thần trách nhiệm cao cả của thế hệ mình. Thiêm trong Mẫn và tôi của Phan Tứ hiểu rằng “loài ngƣời đang đánh lại đế quốc từng bụi tre trên một làng cá”. Anh Trỗi trong
ai có nổi hạnh phúc cả”…
Mỗi nhân vật trong văn học chống Mỹ đều là những con ngƣời của ý chí lớn, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lý tƣởng và nhận thức đã hiện thành ý chí và hành động, mỗi con ngƣời đƣợc thể hiện nhƣ là đại diện trọn vẹn cho sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc và đất nƣớc. Ý chí ấy đã thấm sâu vào mọi hành động, suy nghĩ của các nhân vật trong văn học chống Mỹ, đều đƣợc đƣa vào những hoàn cảnh thủ thách ngặt nghèo, những gian khổ và ác liệt vô vàn của chiến tranh để làm kiên định ý chí cách mạng và bộc lộ sáng chói chủ nghĩa anh hùng. Nhiều tác phẩm đặt con ngƣời trƣớc sự lựa chọn nghiệt ngã của sống và chết để khẳng định ý nghĩa cao cả của sự hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho lý tƣởng cách mạng.
Trong chiến tranh, mối quan tâm thƣờng trực nhất của con ngƣời là số phận dân tộc, đất nƣớc. Nhân vật trong các sáng tác của các nhà văn đều phải thể hiện đƣợc mối quan tâm hàng đầu, thƣờng trực này. Nỗi đau của con ngƣời thời chiến nhiều lắm. Nhƣng do hoàn cảnh chiến tranh, họ kìm nén lòng mình để sống cho cái ta chung lớn lao. Nhƣng không vì thế mà các nhà văn để cho các nhân vật của mình toàn “vui vẻ”. Nỗi đau sẽ chỉ càng làm cho con ngƣời chiến đấu dũng cảm, hăng say hơn mà thôi. Nỗi đau của Nết trong Dấu chân người lính, của mẹ Êm trong
Miền cháy, của Qùy trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…là nỗi đau chung của con ngƣời trong chiến tranh. Nhà văn phải viết sao cho những nỗi đau của nhân vật là nỗi đau chung của mỗi con ngƣời trên đất nƣớc này. Để họ cảm thấy nhân vật trong tác phẩm không xa lạ với họ mà nhƣ chính họ - con ngƣời của cuộc đời.
Con ngƣời đại diện cho dân tộc, cho đất nƣớc đƣợc nhìn nhận nhƣ là sự kết tinh của quê hƣơng, đất nƣớc và gắn bó sâu nặng với quê hƣơng. Con ngƣời đƣợc mô tả ở phƣơng diện ý thức, tƣ tƣởng, ý chí và niềm tin, cả ở hành động anh hùng, đời sống tình cảm và vẻ đẹp tâm hồn. Vì thế, con ngƣời trong văn học chống Mỹ, thế giới tình cảm của con ngƣời thời chống Mỹ đƣợc khai thác ở nhiều mặt. Nguyễn Minh Châu nhấn mạnh đến tính điển hình của nhân vật, của tính cách con ngƣời trong xây dựng tác phẩm. Đây là một đóng góp của văn học vào việc khám phá và thể hiện con ngƣời, đề cao sức mạnh và vẻ đẹp của con ngƣời Việt Nam.
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là thời kỳ đổi mới đất nƣớc, văn học Việt Nam đã bƣớc vào một giai đoạn mới với những biến đổi to lớn, sâu sắc, toàn diện. Con ngƣời đã khác trƣớc làm cho nhân vật trong văn học cũng phải khác trƣớc. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Minh Châu ở mỗi một thời kỳ, mỗi một khuynh hƣớng văn học mặc dù vẫn là “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn mỗi một con ngƣời” nhƣng đã có sự chuyển hƣớng. Con ngƣời thời bình với bao mối lo toan ràng rịt nhiều chiều nên nhân vật cũng phải đa dạng,phong phú khác trƣớc với nội tâm phức tạp. Ngay về ngƣời lính dù có nhiều nét phẩm chất chung nhƣng hoàn cảnh và những ứng xử cụ thể của ngƣời lính trong và sau chiến tranh cũng mạng những dấu ấn lịch sử khác biệt.
Thời chống Mỹ, nhà văn tập trung vào phản ánh con ngƣời công dân, con ngƣời cộng đồng, con ngƣời tập thể với những phẩm chất chung hết sức tốt đẹp. Thời bình, đất nƣớc đổi mới, nhà văn tập trung vào phản ánh con ngƣời cá nhân,
con ngƣời cá thể. Nhiều tác phẩm văn học cũng đã đặc biệt chú ý xây dựng những hình ảnh quyết liệt đầy xung đột phức tạp, đƣa nhân vật của mình vào những tình huống hết sức khó khăn, trình bày những diễn biến và số phận không giản đơn của con ngƣời. Đó có thể là số phận của một nữ chiến sĩ trinh sát (Hai người trở lại trung đoàn – Thái Bá Lợi), một nữ quân y (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
– Nguyễn Minh Châu), những cán bộ chỉ huy tiểu đoàn bộ đội hay pháo binh (Năm bảy nhăm họ đã sống nhƣ thế - Nguyễn Trí Huân) … Dù chƣa có những nhân vật thật sự đạt đến điển hình sâu sắc nhƣng trong các nhân vật ấy và nhiều nhân vật khác nữa đã gợi lên đƣợc những vấn đề về con ngƣời trong chiến tranh khi chiến tranh đã lùi xa.
Nỗi đau của con ngƣời không chỉ là sự mất mát, hy sinh trong chiến tranh. Nó con là những băn khoăn, âu lo, dằn vặt, trăn trở về những nét đẹp truyền thống của con ngƣời dần bị mất đi. Với biết bao băn khoăn, lo lắng về văn học, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ phần tâm can nhất của mình trên trang viết cũng nhƣ qua những trang tiểu luận – phê bình. Con ngƣời trong những sáng tác của nhà văn vì thế đều bộc lộ đƣợc những nỗi đau rất thật của con ngƣời trong cả hai thời khắc: chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh đau nỗi đau chung của dân tộc, của cộng đồng thì hòa bình, con ngƣời trong những sáng tác của nhà văn đau những nỗi đau riêng