Sự nới rộng phạm vi hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 79 - 81)

Từng đi qua những năm tháng chiến tranh, thấu hiểu đƣợc tâm lý, tính cách của dân tộc mình, Nguyễn Minh Châu đã tiến hành “một cuộc đối chứng” đầy ý thức và trách nhiệm với những quan niệm về hiện thực phiến diện, bảo thủ, lạc hậu khi phản ánh đời sống. Nhà văn đã đƣa ra những quan niệm mới về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.

Sự đổi mới trong quan hệ giữa văn học và hiện thực sau 1975 có lẽ bắt đầu từ khi xuất hiện nhu cầu đƣợc “nói thẳng, nói thật”. Đây là một nhu cầu khẩn thiết đƣợc công cuộc cải tổ, đổi mới của Đảng thổi bùng lên. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng tại Đại hội VI nêu rõ: “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”. “Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của lƣơng tri, của sự thật, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, phản ánh đƣợc nguyện vọng sâu xa của quần chúng và quyết tâm của Đảng đƣa công cuộc đổi mới đến thắng lợi”.

Hòa vào không khí chung, bài tiểu luận Viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu (1978), bản đề dẫn của Nguyên Ngọc và bài Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật Việt Nam giai đoạn vừa qua của Hoàng Ngọc Hiến (1979) thực chất là sự dự báo những đổi thay trong quan niệm văn chƣơng, trong đó có vấn đề quan niệm về hiện thực. Điểm qua những sáng tác thời kỳ này nhƣ Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Gặp gỡ cuối năm, Cách mạng, Khoảnh khắc đang sống (Nguyễn Khải), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Năm 1975 họ đã sống như thế

(Nguyễn Trí Huân), Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu)…, văn xuôi đã có sự nới rộng phạm vi hiện thực. Nghĩa là các nhà văn đã bổ sung vào hiện thực quen thuộc trƣớc đây những mảng hiện thực chƣa hề đƣợc nói tới. Đó là những thời điểm khốc liệt, những trận đánh đẫm máu, những vụng về lúng túng và những tiêu cực trong nội bộ ta. Hiện thực không còn là những gì xuôi chèo, mát mái nhƣ trƣớc nữa. Mặt tiêu cực, mặt trái, cái xấu cái ác trong đời sống xã hội đƣợc mổ xẻ, phanh phui đến tận cùng. Đây là mảng sự thật mà văn học trƣớc 1975 có ý thức né tránh, ít đề cập tới. Trƣớc đây vì tính chiến đấu, tính tƣ tƣởng, vì cách suy nghĩ giản đơn, vì lối ca ngợi một chiều, chúng ta đã bỏ qua hoặc rất coi

nhẹ sự thật ấy. Sự đổi mới này đã khôi phục lại uy tín cho rất nhiều nhà phê bình và nhất là cho sáng tác. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định: “Không có gì đáng lên án cái khuynh hƣớng văn chƣơng ấy trong hoàn cảnh một đất nƣớc phải huy động toàn dân, toàn diện kháng chiến. Nhƣng trƣớc nhiệm vụ xây dựng một nền văn học làm sao có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và đất nƣớc, chúng ta phải dám nhìn thẳng vào những quan niệm, những khuynh hƣớng văn học đẻ ra từ một đất nƣớc hàng chục năm nay phải nỗ lực lấy thắng lợi chính trị và quân sự làm gốc” [58, tr58].

Việc mở rộng quan niệm hiện thực, tăng cƣờng nói thêm các mặt trái đúng là đã đem lại cho sáng tác sau 1975 nhiều ƣu thế và trở nên hấp dẫn hơn với bạn đọc. Nguyễn Minh Châu đã đi đầu, tiên phong trong sự đổi mới ấy với những tìm tòi thể nghiệm bằng những truyện ngắn nhƣ Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Một lần đối chứng… Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Nhìn những tác phẩm viết về chiến tranh của ta, các nhân vật thƣờng có khuynh hƣớng đƣợc mô tả một chiều, thƣờng là quá tốt, chƣa thực. Hình nhƣ tất cả những mặt tính cách đa dạng phải phơi bày trên đời sống thực thì lại có thể tạm thời giấu mình trên trang sách…Từ ngày hòa bình, những nhà văn thƣờng viết về chiến tranh đều mong muốn và tìm cách nâng cao ngòi bút của mình. Xu hƣớng chung là ý muốn nâng cao chất lƣợng sáng tác và tạo ra một nội dung gần với đời sống hơn” [58, tr57 - 62]. Điểm qua toàn bộ những sáng tác của nhà văn, chúng ta đều thấy hiện thực đƣợc phản ánh đã khác trƣớc từ cách nhìn về chiến tranh, về ngƣời lính, về chính giới mình, cách nhìn về đời thƣờng, về con ngƣời trong những mối quan hệ ràng rịt, nhiều chiều, cả đến cái nhìn về chế độ cũng đã khác trƣớc. Vì thế, sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhất là những năm gần từ giã cuộc đời, đã tạo ra đƣợc nhiều cái “dị biệt”. Chính những cái gọi là “dị biệt” lại làm nên thành công cho đời văn Nguyễn Minh Châu bổ sung thêm những cái mà ngƣời đọc đã quen từ những năm tháng trƣớc đây…

Nhƣ thế, văn học sau 1975 đã xuất hiện một cái nhìn hiện thực đa dạng, nhiều chiều, thể hiện mối quan hệ tự do giữa ngƣời viết với đề tài. Hiện thực giờ đây là cái chƣa biết, không thể biết hết, hiện thực phức tạp, cần phải khám phá, tìm tòi. Giờ đây, nhà văn lựa chọn hiện thực nào để phản ánh không quan trọng bằng cách đánh giá của anh ta về hiện thực ấy. Trong những trƣờng hợp này thì kinh nghiệm xử lý đề tài giữ vai trò tiên quyết, tạo ra sự độc đáo thẩm mỹ trong cái nhìn hiện thực của mỗi ngƣời. Trong Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Nguyễn Minh Châu không xây dựng đƣợc một khung cảnh bề thế về ngƣời nông dân và nông thôn kiểu nhƣ Tắt đèn của Ngô Tất Tố hay Chí Phèo của Nam Cao. Nhƣng Nguyễn Minh Châu lại thành công vì chính tƣ tƣởng riêng của nhà văn về số phận lịch sử của ngƣời nông dân, về cốt cách Việt trong hình ảnh lão Khúng. Việc nhà văn đã lách đƣợc ngòi bút vào tận tầng sâu vô thức trong tâm hồn nhân vật đã làm nên thành công đặc sắc, ngoài mong đợi cho Nguyễn Minh Châu. Nhà văn đã không dựng lại trung thực bức tranh đời sống, nhà văn cũng không quan niệm hiện thực phải đƣợc miêu tả theo đúng hƣớng, đúng lôgic thông thƣờng. Hiện thực ở đây chỉ là phƣơng tiện để diễn tả suy nghĩ, chiêm nghiệm và cả sự

phiêu lƣu trong khát vọng nghệ thuật của nhà văn, muốn chiếm lĩnh cái thế giới vô cùng rộng lớn chứa đầy bí mật này.

Sau 1975, nhất là sau phong trào đổi mới, văn học đã từ nhận thức “phản ánh hiện thực” chuyển thành “nghiền ngẫm về hiện thực”. Nhà văn đã thoát ra khỏi sự ràng buộc của các phƣơng pháp, khuynh hƣớng sáng tác, đã đƣợc chủ động về tƣ tƣởng. Nhà văn không còn bị gò vào “bút pháp tả thực” theo một nguyên tắc cố định, không còn tình trạng bắt buộc phải lựa chọn phƣơng pháp sáng tác. Nhà văn phám phá cuộc sống và sáng tạo cái mới trong nghệ thuật để tạo nên những tác phẩm văn học có giá trị xứng đáng với dân tộc và đất nƣớc mình luôn là mong mỏi của Nguyễn Minh Châu. Hiện thực đích thực trong quan niệm của ông nhìn từ góc độ vận động của đời sống mang tính quy luật còn là “sự đời ngƣng kết đến một góc độ nào đó thì trở thành triết học. Đời sống dân tộc ta cũng đang đi qua một cơn bão táp ghê gớm và mỗi ngƣời anh hùng từ đấy bƣớc ra là một triết nhân” [51, tr63]. Vì thế, không chỉ nới rộng phạm vi hiện thực, mà hiện thực trong văn học sau 1975, đặc biệt là từ sau đổi mới, còn là một hiện thực đa sự đa đoan, một thế giới muôn màu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 79 - 81)