Cách thức nhà văn thâm nhập cuộc sống thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 71 - 75)

Có nhiều cách thức để nhà văn thâm nhập cuộc sống thực tế lấy chất liệu sáng tác. Nguyễn Minh Châu qua những trải nghiệm bản thân đã cho rằng: “Chỉ có sống lâu dài, sống kỹ trong thực tế chiến đấu thì mới có thể chuyển hóa cái sức mạnh của cuộc kháng chiến vào mình để biến thành ấn tƣợng, thành tình cảm, thành quan niệm, thành tiềm thức của ngòi bút, thành cái phần chủ quan nhất của ngƣời viết” [58, tr29]. “Chúng ta phải sống trong đời sống thực tế với tất cả tính năng động của

trí tuệ ngƣời viết văn chứ không phải là một thứ đá trơ” [58, tr30] và con ngƣời phải là tâm điểm trên cái nền của hiện thực.

Trƣớc hết, theo Nguyễn Minh Châu, để “sống lâu dài, sống kỹ trong thực tế”, ngƣời viết phải không ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội, phải tỏ rõ chính kiến và lập trƣờng của cá nhân nhà văn trƣớc mỗi vấn đề của xã hội. Chỉ có nhƣ thế họ mới đủ khả năng cho ra đời những tác phẩm thu hút đƣợc đông đảo độc giả. Cách “sống lâu dài, sống kỹ trong thực tế” chính là cách thâm nhập vào thực tế, lấy chất liệu sáng tác mà phải mất rất nhiều năm tháng cầm bút nhà văn mới đúc rút ra đƣợc.

Không chỉ “sống lâu dài, sống kỹ trong thực tế”, ngƣời viết còn phải “sống trong đời sống thực tế với tất cả tính năng động của trí tuệ ngƣời viết văn chứ không phải là một thứ đá trơ”. Trƣớc hết, ngƣời viết phải xác định đƣợc “đối với ngƣời viết thì bất kỳ một sự hiểu biết nào chả cần thiết. Nhƣng đôi khi chúng ta lại giống nhƣ đi ra biển quá mải mê đi nhặt vỏ sò và san hô nhét đầy bị mà quên cả khung cảnh rộng lớn mênh mông của biển cả” [58, tr30]. Dùng cách nói hình ảnh để nhắc nhở ngƣời viết hãy động não, hãy sử dụng trí tuệ để biết phân biệt đâu là những cái ta thực sự cần thiết, đâu là những cái đang cố lôi kéo, cám dỗ ta, đó là một trong nhiều cách Nguyễn Minh Châu đã dùng để bày tỏ suy nghĩ về cách viết, cách làm việc của nghề nghiệp mình đang đeo đuổi. Trong một truyện ngắn, nhà văn cũng đã dùng ý tƣởng này để xây dựng nên bối cảnh câu chuyện đời thƣờng. Ở

Chiếc thuyền ngoài xa, ông đã để cho nhân vật ngƣời nghệ sĩ nhiếp ảnh cứ mải mê săn tìm những bức ảnh nghệ thuật và cuối cùng thì ngƣời nghệ sĩ sau bao nhiêu công sức mới nhận ra nghệ thuật ở ngay quanh ta mà ta cứ nhọc công tìm kiếm…Và ông cũng đề nghị những ngƣời viết văn: “Hãy để cho từng lớp sóng đại dƣơng xô mình đi và hãy chiêm nghiệm, nghiền ngẫm dai dẳng trƣớc từng con sóng bạc đầu ấy!” [58, tr30].

Việc nghiền ngẫm, chiêm nghiệm chính là quá trình nhà văn sử dụng tính “năng động của trí tuệ ngƣời viết văn”. Chỉ có thế, ngƣời viết mới phát hiện ra những chân lý cuộc sống từ những điều rất bình thƣờng. Tính năng động của trí tuệ ngƣời viết văn, theo Nguyễn Minh Châu đƣợc biểu hiện dƣới dạng là “một công việc hoàn toàn phải tính toán, xét nét, vận dụng đến hết lý sự…Nhất là đối với chúng ta tác phẩm văn học phải là một thứ vũ khí trên mặt trận tƣ tƣởng và ít nhiều mang tính thời sự” [58, tr43]. Nghĩa là ngƣời viết phải sử dụng cái đầu của mình trong toàn bộ quá trình sáng tác. Chỉ cần một khâu nào đó, ngƣời viết không sử dụng tới trí tuệ thì tác phẩm sẽ hỏng, bao nhiêu công sức của ngƣời viết sẽ trôi tuột đi. Sự tính toán, xét nét của ngƣời viết văn càng không giống nhƣ sự xét nét, tính toán trong nhiều ngành khoa học khác. Họ phải tính toán xem họ sẽ viết gì, viết nhƣ thế nào, sử dụng chất liệu thực tế ra sao để khi ngƣời đọc cầm trên tay tác phẩm “sẽ bắt gặp đƣợc những dáng dấp và nhịp sống thực của họ trên trang sách. Chỉ mới đƣợc nhƣ vậy, chúng ta đã có thể tỏ rõ một thái độ trân trọng đối với cuộc sống bằng công việc của mình” [58, tr34]. Nếu không có trí tuệ thì ngƣời viết văn sẽ chẳng thể nào tính toán, xét nét để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Sự năng động trí tuệ của ngƣời viết văn còn biểu hiện ở việc “đề phòng sự bốc

đồng”. Sự bốc đồng cao hứng còn đƣợc Nguyễn Minh Châu gọi là “mối mâu thuẫn giữa kỳ vọng và khả năng” [58, tr35]. Thế nhƣng, trong văn học, điều này không phải là không có tác dụng bởi nó “bao giờ cũng tạo ra tấn bi kịch cần thiết để ngƣời viết không bao giờ tự thỏa mãn với mình”. Chính việc không bao giờ tự thỏa mãn với chính mình đã thúc ép nhiều ngƣời cầm bút phải sáng tác, phải hành động. Nhiều khi, có những sáng tác thành công ngoài mong đợi nảy sinh trong những trƣờng hợp nhƣ thế. Do vậy, chúng ta hãy độ lƣợng “hãy tha thứ cho họ, những ngƣời viết lách có những lúc bốc đồng nói một tấc lên giời, khoe khoang mình sẽ viết nhƣ thế này, thế nọ sau một chuyến đi thực tế về” [58, tr35].

Cuối cùng, theo Nguyễn Minh Châu, để thâm nhập đƣợc cuộc sống thực tế, ngƣời viết phải xác định con ngƣời là tâm điểm trên cái nền của hiện thực. Từ đó, đi lấy chất liệu sáng tác, nhà văn cần hƣớng sự tập trung của mình vào những vấn đề của con ngƣời, vì con ngƣời. Để khám phá ra con ngƣời Việt Nam, mỗi tác phẩm văn học đều phải đảm bảo tính chân thật khi phản ánh cuộc sống. Trong đó, Nguyễn Minh Châu quan niệm phản ánh hiện thực không phải là đi xâu chuỗi các sự kiện lại nhƣ lâu nay văn xuôi viết về chiến tranh đã làm. Tất cả các thể loại văn học đều phải lấy con ngƣời làm đối tƣợng phản ánh.

“Con ngƣời vừa chịu sự chi phối của hoàn cảnh, vừa tìm mọi cách tác động lên nó. Quá trình vật lộn giữa con ngƣời và hoàn cảnh cũng là quá trình con ngƣời làm xuất hiện những quy luật mới của đời sống…xƣa nay những tác phẩm nhƣ vậy bao giờ cũng vừa có tính riêng vừa có tính chung…nói đến một ngƣời mà bao quát đƣợc số phận chung của nhiều ngƣời” [58, tr56]. Do đó, phải lấy con ngƣời làm tâm điểm trên cái nền của hiện thực.

Sở dĩ có quan niệm nhƣ vậy bởi nhìn lại văn học Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua, văn học viết về chiến tranh cần phải đặt ra một câu hỏi: các nhà văn viết về con ngƣời hay sự kiện? Thời chiến, sự kiện là trung tâm, con ngƣời chỉ là phƣơng tiện. Tất nhiên con ngƣời không tách rời sự kiện chiến tranh. Mặc dù các nhà văn đều đã xác định đƣợc trung tâm của vấn đề cần phải viết, đó là con ngƣời nhƣng ngƣời đọc chúng ta dƣờng nhƣ chƣa cảm thấy thỏa mãn với những tác phẩm thời đó vì “nhân vật chỉ đóng vai trò làm đƣờng dây để xâu các sự kiện lại với nhau. Nhân vật đều có hành động, suy nghĩ có khi làm mẫu mực cho mọi ngƣời noi theo, lại còn có số phận ngoắt ngoéo éo le rất thực nữa” [58, tr53]. Và ngƣời đọc cũng nhƣ các nhà phê bình vẫn phát hiện ra: “nhân vật vẫn mờ nhạt…các nhân vật đã bị sự kiện lấn át”[58, tr53].

Cuộc đời và văn học đều có chung một tâm điểm: tập trung miêu tả con ngƣời. Thử nhìn vào cuộc đời của mỗi ngƣời chúng ta, hình nhƣ nó đƣợc tạo nên bởi vô vàn biến động và sự kiện. Từng con ngƣời đều tham dự, đều suy nghĩ và hành động trong các quá trình ấy, đều chịu sự tác động của nó và tích cực tác động lên nó, hết sự kiện này đến sự kiện khác. Và “nhân loại có bao nhiêu phƣơng diện tính cách con ngƣời thì văn học thế giới có bấy nhiêu vẻ hay của nó”[58, tr106]. Văn học phải phản ánh đầy đủ thế giới bên trong con ngƣời dù “niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng đồng thời là cái điều khổ ải nhất trần đời của một anh cầm bút xƣa nay vẫn là công việc khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm bắt nhất, xảy ra nơi cái thế giới bên

trong con ngƣời” [51, tr97]. Văn học không chỉ phản ánh chân thực đời sống theo một nghĩa giản đơn mà phải đi sâu khám phá, biểu hiện cho đƣợc đời sống nội tâm, cái thế giới “bên trong con ngƣời”. Thời đại nào cũng vậy, mối quan tâm lớn nhất của các nhà văn đều là con ngƣời. Dù con ngƣời đƣợc tiếp cận và giải mã theo những hƣớng khác nhau nhƣng cái đích chung cuối cùng của các nhà văn bao gời cũng là để hiểu con ngƣời hơn, góp phần làm con ngƣời nhân bản hơn, tốt đẹp hơn.

Xác định rõ văn học phải phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống mà trong đó con ngƣời phải là tâm điểm trên cái nền của hiện thực nên Nguyễn Minh Châu đã chủ trƣơng lấy con ngƣời làm xuất phát điểm, làm chuẩn mực để nhà văn “soi ngắm và định giá thế giới”. Vì thế, nhà văn đã gắn mình với cuộc đời và con ngƣời bằng ý thức trách nhiệm cao cả của ngƣời cầm bút, bằng một tình yêu da diết, một sự cảm thông chia sẻ sâu sắc với mỗi số phận con ngƣời. Là một nhà văn - chiến sĩ, sinh ra và lớn lên trong lửa đạn, nhà văn thấu hiểu rằng chiến tranh là môi trƣờng, là “thuốc thử” đối với mỗi con ngƣời: “Cách mạng và chiến tranh là một thử thách khắc nghiệt nhất đối với con ngƣời…là một cuộc xét duyệt trên tất cả các mặt xã hội, tâm lý, đạo đức…Trong bão tố của cách mạng và chiến tranh, con ngƣời phải phơi bày cái bản chất của mình ra nhanh chóng hơn lúc bình thƣờng. Trong cách mạng và chiến tranh không có sự ve vuốt để yên tâm, thói lịch sự để che đậy, mọi con ngƣời đều là chính mình nhất [51, 42]. Văn học mấy chục năm qua, thực tế ấy có lẽ chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ nên đã làm cho Nguyễn Minh Châu luôn day dứt, luôn thấy mình có lỗi với dân tộc, với những ngƣời đồng bào, đồng chí, đồng đội mình.

Sau khi nƣớc nhà thống nhất, cùng với sự đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt của đất nƣớc, văn học cũng phải bắt nhịp để cùng với điệu đi của toàn dân tộc. Nguyễn Minh Châu đã kịp thời bắt nhịp và phát hiện “những vấn đề sinh tử mới của đất nƣớc”. Đã đến lúc con ngƣời phải đƣợc đặt vào trung tâm chú ý của xã hội. Văn học phải phản ánh đời sống đa diện, nhiều chiều mà ở đó, tâm điểm là con ngƣời. Hiện thực bây giờ là một hiện thực “đa sự và đa đoan” nên con ngƣời cần đƣợc phát hiện dƣới những khía cạnh khác. Ông quan niệm trong con ngƣời có cả phần tốt lẫn phần xấu, phần “rồng phƣợng lẫn rắn rết”…Với quan niệm trên, nhà văn đã mong muốn bác bỏ cái nhìn phiến diện chi ngợi ca hay phê phán một chiều mà quên đi con ngƣời tự nhiên, chỉ chú trọng đến tính chất cộng đồng mà coi nhẹ tính cá nhân, cá thể của văn học cách mạng. Phải có đƣợc lòng dũng cảm, sự kiên trì và một bản lĩnh nghệ sĩ, “tính trung thực của ngƣời nghệ sĩ” mới làm đƣợc điều này.

Để phản ánh đƣợc hiện thực mà con ngƣời làm tâm điểm, trƣớc yêu cầu về con ngƣời vốn vừa dễ hiểu vừa đầy bí ẩn, theo Nguyễn Minh Châu, nhà văn cần “đào bằng ngòi bút cho đến cùng đáy cái thật chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm, nguồn cơn của con ngƣời đất nƣớc mình”. Và khi đó, chúng ta sẽ đạt đƣợc “con ngƣời nhân loại, sẽ gặp cái con ngƣời nhân bản của nhân loại, con ngƣời Việt Nam sẽ giao hòa với con ngƣời nhân loại” [51, tr133]. Đƣa con ngƣời Việt Nam giao hòa cùng con ngƣời nhân loại, “hòa đồng cùng nhân loại” là một ý tƣởng hết sức mới, tốt đẹp của Nguyễn Minh Châu. Coi trọng phƣơng diện đời sống cá nhân của con ngƣời là một

bƣớc tiến mới của tƣ duy văn học, là sự nới rộng của thƣớc đo chủ nghĩa nhân đạo. Trên nền tảng của hiện thực, với cách nhìn mới về con ngƣời, cái nhìn xác thực, đa dạng và một quan niệm nghệ thuật sâu sắc về hiện thực mà con ngƣời làm tâm điểm nhƣ thế là cơ sở để Nguyễn Minh Châu xây dựng những nhân vật văn học “thực hơn cả con ngƣời thực ngoài đời” từ mẹ Êm đến ngƣời mẹ tội nghiệp trong

Mùa trái cóc ở miền Nam, Thai và Lực, đặc biệt là lão Khúng…Tất cả đều đƣợc “ánh xạ”, ấp ủ từ trong những trang tiểu luận - phê bình của Nguyễn Minh Châu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)