Một số yêu cầu đối với nhân vật tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 109)

Là một nhà văn trƣởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã khẳng định đƣợc phong cách và tên tuổi của mình trong nền văn học chống Mỹ bằng những sáng tác nhƣ Cửa sông, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau… Những nhân vật của Nguyễn Minh Châu sống đƣợc cùng thời gian, năm tháng, có nhân vật đã đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ của bao thế hệ ngƣời lính trong những năm tháng ở Trƣờng Sơn…Thế có nghĩa là nhà văn đã thành công trong việc xây dựng nhân vật. Nhƣng nhìn lại một chặng đƣờng đã qua, Nguyễn Minh Châu vẫn nhận ra những hạn chế của chính bản thân mình cũng nhƣ của cả nền văn học chống Mỹ: thực trạng của nhân vật trong văn học chống Mỹ của ta còn “hiếm” những nhân vật sắc nét, có thần thái riêng nên con ngƣời hiện ra còn mờ nhạt, khó gây ấn tƣợng. Điều này nhà văn đã nhận ra ngay từ những năm tháng chiến tranh và ông đã trăn trở, nung nấu, mạnh dạn phát biểu những ý kiến chân thành của mình về vấn đề xây dựng nhân vật, làm sao để có đƣợc những nhân vật

tiêu biểu?

III.3.1. Nhân vật phải được bồi đắp bằng muôn vàn chi tiết sinh động của đời sống.

Nhân vật là đứa con tinh thần mà ngƣời viết phải thai nghén trong một quá trình lâu dài. Nhà văn quyết định hoàn toàn tính cách, tâm lý cũng nhƣ ngoại hình nhân vật theo quan niệm, thế giới quan của nhà văn. Thế nhƣng “chúng ta hơi nghi ngờ khi nghe một ngƣời viết tuyên bố rằng trƣớc khi cầm bút viết trang đầu tiên anh ta đã hình dung thấy câu chuyện và nhân vật nhƣ khi đã viết xong trừ khi ngƣời ấy viết theo một cái sơ đồ cứng nhắc và lạnh ngắt – và thế là hoàn toàn xa lạ với công việc của một ngƣời viết văn” [58, tr42]. Điều này có nghĩa là nhà văn quyết định hoàn toàn theo ý mình nhân vật nhƣ thế nào từ hình thức đến tính cách nhƣng không phải theo sơ đồ vì “công việc quan sát suy nghĩ và tƣởng tƣợng, quá trình dò dẫm và tìm kiếm, không chỉ nằm trong giai đoạn chuẩn bị mà tất cả những công việc ấy vẫn phải tiếp tục làm suốt trong giai đoạn cầm bút viết” [58, tr42].

Ngƣời viết phải xác định đƣợc “con đƣờng viết văn đi đến nhân vật thật dài dằng dặc. Từ lúc mới trông thấy thấp thoáng từ đằng xa cho đến lúc con ngƣời ấy hiện ra toàn bộ cuộc đời trên trang giấy, ngƣời viết đã phải mang nó trong lòng nhƣ ngƣời mẹ mang một cái thai” [58, tr281]. Ngƣời viết phải có cảm giác “sau khi hoàn thành tác phẩm… sững sờ nhƣ vừa phải chia tay với nhân vật của mình” [58, tr281], phải thấy gắn bó với nhân vật thì ngƣời đọc mới thấy nhân vật chính là tinh huyết, máu thịt của nhà văn. Nhƣ thế, chứng tỏ nhà văn phải mang trong mình rất nhiều thứ thì mới cho ra đời những nhân vật có hồn, sinh động, cựa quậy trên trang giấy… Nguyễn Minh Châu khẳng định: “Nhân vật của ta chƣa hay có lẽ vì chúng ta còn đứng ngoài để tả họ và cuộc đời của một ngƣời chƣa có sức ôm nhiều cuộc đời khác, nhƣng có một điều rõ rệt nhất là ngƣời trong truyện chƣa có nhiều da thịt, chƣa đƣợc bồi đắp bằng muôn vàn những chi tiết sinh động của đời sống thực tế” [58, tr283].

Để nhân vật đƣợc bồi đắp bằng muôn vàn chi tiết sinh động của đời sống, nhà văn phải làm sao cho ngƣời đọc sau khi gấp trang sách lại phải băn khoăn tự hỏi: “Ta phải sống sao đây” để xứng đáng với cuộc kháng chiến vĩ đại này, cuộc đời này? Nghĩa là nhà văn không những phải miêu tả đƣợc những con ngƣời tiêu biểu, những tính cách tiêu biểu mà còn phải để cho nhân vật hiện lên một cách sinh động, tự thân nhân vật vận động khách quan theo lô gic cuộc sống nhƣng vẫn chuyển tải đƣợc ý tƣởng tác giả. “Khi cuốn truyện đã viết xong, đã nằm dƣới tầm mắt đông đảo ngƣời đọc thì hình nhƣ tất cả những cái gì gọi là chủ quan, là “ý đồ của ngƣời viết” tự nó biến mất, ngƣời đọc không tài nào tìm ra một cái vết bàn tay nào trên thân thể và tâm hồn nhân vật, y nhƣ có một ngƣời nào đó trong lúc cao hứng đã “ốp đồng” vào ngòi bút của ngƣời viết mà nói lên chuyện cuộc đời mình. Ngƣời đọc cứ việc mải mê mà nghe con ngƣời ấy kể lể, tâm sự, khuyên nhủ” [58, tr283].

Ngƣời đọc tự khám phá ra ý tƣởng của tác giả thông qua cuộc đời nhân vật chứ nhà văn không nên thuyết minh bằng lời nhân vật, biến họ thành “con rối” trong bàn tay mình. Nếu ngƣời viết mƣợn lời nhân vật nói thay cho ý tƣởng của mình một cách lộ liễu về tác giả, về cuộc kháng chiến, về đại thể nhân vật sẽ mất hẳn

tính chân thực, thiếu sức thuyết phục. Nhân vật sẽ nhƣ một ngƣời gầy xƣơng cốt bày cả ra. “Khi một ngƣời đã gầy thì xƣơng cốt bày cả ra, nghĩa là cái ý chủ quan của ngƣời viết là ý đồ xây dựng nhân vật, dù cho cái ý đồ ấy vô cùng tốt đẹp chăng nữa thì mới chỉ bằng chừng ấy, làm sao chúng ta có thể thuyết phục đƣợc ngƣời đọc khiến ngƣời đọc công nhận và đi theo nhân vật lý tƣởng của văn học? Phải làm sao để ngƣời đọc tự khám phá ra nhiều điều mà ta muốn nói lên từ trong cuộc đời ngƣời trong truyện” [58, tr283].

Là một nhà văn - chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu hiểu rằng trƣớc 1975, nhân dân cả nƣớc đang tập trung tất cả sức lực để đánh giặc, mỗi tác phẩm văn học viết ra cũng phải là vũ khí chống giặc, đem đến cho mọi ngƣời niềm tin vào ngọn lửa chiến thắng. Cho nên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của văn học chống Mỹ là phải làm sao sáng tạo đƣợc “những tính cách lớn lao, những nhân vật có tầm vóc cƣờng tráng về tinh thần”. Nhà văn phải nâng tƣ tƣởng và tình cảm của mình lên ngang tầm với những ngƣời anh hùng hiện tại để xây dựng thành công hình tƣợng ngƣời anh hùng cao cả, vì ngƣời viết chỉ viết giỏi những loại ngƣời mà mình thông thuộc, những loại ngƣời gần gũi tƣ tƣởng, tình cảm với mình. Có thế, những con ngƣời trong tác phẩm mới “có nhiều da thịt”, có tính chân thực, có sức thuyết phục với ngƣời đọc.

Sau 1975, Nguyễn Minh Châu thấy “cuộc đời thì đa sự, con ngƣời thì đa đoan”. Xuất phát từ sự thay đổi cơ bản trong quan niệm về nhân vật văn học sau chiến tranh, ở những truyện ngắn của ông, từ Bức tranh (1982), con ngƣời không còn đƣợc nhìn ở phƣơng diện một chiều nữa mà đƣợc miêu tả một cách đặc sắc, xác thực, đa dạng và cận nhân tình hơn. Điều này tạo nên đƣợc những nhân vật đầy đủ, toàn diện và các kiểu loại nhân vật trở nên phong phú, đa dạng nhƣ chính cuộc đời thực. Đó là ngƣời họa sĩ trong Bức tranh, nhà văn T trong Sắm vai, Quỳ ở

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Lực và Thai trong Cỏ lau, Toàn ở Mùa trái cóc ở miền Nam, lão Khúng của Khách ở quê raPhiên chợ Giát

Nhìn lại những sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong cả hai thời kỳ, chúng ta thấy càng về sau, với những quan niệm mới mẻ về hiện thực và con ngƣời, nhất là nhu cầu đƣợc nói thẳng nói thật của các nhà văn sau khi đƣợc Đảng cởi trói, nhân vật – con ngƣời trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã càng ngày càng “có da có thịt” hơn. Với “muôn vàn chi tiết sinh động của đời sống” đƣợc đắp vào, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng đƣợc khá nhiều nhân vật thành công, tạo đƣợc sức sống lâu bền trong lòng đọc giả. Những gì nhà văn để lại hôm nay đã chứng tỏ những điều nhà văn nung nấu, phát biểu thành ý kiến, quan niệm về việc xây dựng nhân vật là hoàn toàn chân xác và phù hợp.

III.3.2. Nhà văn phải bộc lộ được cái phần ẩn náu sâu kín nhất bên trong con người.

Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại ngƣời nào đó của hiện thực. Vì thế nhân vật sẽ dẫn dắt ngƣời đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Dĩ nhiên, chính sức sống của nhân vật làm nên vinh quang cho tên tuổi nhà văn, đánh dấu sự trƣởng thành của nhà văn trên bƣớc đƣờng văn học đầy chông gai, bất trắc. Cũng

nhƣ Chí Phèo làm nên Nam Cao, chị Dậu làm nên Ngô Tất Tố, Kép Tƣ Bền làm nên Nguyễn Công Hoan…Hiểu đƣợc tầm quan trọng của nhân vật, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một thế giới nhân vật mang dấu ấn riêng biệt. Thành công này đòi hỏi nhà văn phải có những day dứt, trăn trở và tìm tòi trong việc xây dựng nhân vật. Nhà văn quan niệm muốn tạo đƣợc những nhân vật thành công, “ngƣời cầm bút có cái biệt tài có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thƣờng thôi (hoặc có thể dồn dập và không bình thƣờng) nhƣng bắt buộc con ngƣời ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời ngƣời, một đời nhân loại” [58, tr313].

Nhƣ thế, Nguyễn Minh Châu cho rằng nhà văn chớ nên dàn trải, khám phá cả cuộc đời nhân vật. Nhà văn phải chớp đƣợc “khoảnh khắc” nhân vật bộc lộ “phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất”. Để rồi nhà văn tập trung hết tinh lực miêu tả nhân vật trong khoảnh khắc đó thôi. Nghĩa là nhà văn phải hiểu: “Trong một trang sách truyện, ngƣời viết có đoạn tả nhân vật, có đoạn vẽ khung cảnh. Khi khen, chê một ngƣời viết ngƣời ta thƣờng bảo nhà văn này viết có không khí, nhà văn nọ dựng cảnh tài. Suy cho cùng khung cảnh hay không khí cũng để phục vụ cho hoạt động của con ngƣời trong truyện để làm sáng tỏ cái gì đó ở bên trong nhân vật” [58, tr279]. Quan niệm này phù hợp với những nhân vật trong truyện ngắn hơn là trong tiểu thuyết.

Nhà văn có thể tả ngoại cảnh nhƣng chỉ để làm “nền”, từ đó chủ yếu là đi sâu vào mổ xẻ, phân tích tâm lý nhân vật chứ không thể làm ngƣợc lại. Các sự kiện, các khoảnh khắc, các chi tiết đƣợc lồng vào trong sự phát triển của nhân vật chứ không thể đứng tách rời ra khỏi nhân vật vì “nhân vật đang nhìn ngoại cảnh bằng con mắt của họ” [58, tr280]. Nhƣ vậy ngoại cảnh chỉ làm nền cho nhân vật hoạt động và phát triển.

Đa số truyện của ta mới nhƣ một bức tranh diễn tả khung cảnh sinh động. Cho nên cái khó nhất vẫn là “làm sao cho ngƣời trong truyện hiện ra lồ lộ giữa trang sách nhƣ hình ngƣời trên một bức phù điêu” [58, tr282]. Công việc này đòi hỏi ngƣời viết phải vật lộn với khả năng nhạy bén của mình. Làm sao xác định và chớp đƣợc cái “khoảnh khắc” mà con ngƣời “bộc lộ mình rõ nhất”. “Khoảnh khắc” ấy, bản chất thật nhất của mỗi con ngƣời buộc phải lộ ra khiến cho nhân vật không lẫn vào đâu đƣợc, khiên scho ngƣời đọc không thể quên đƣợc nhân vật.

Nguyễn Minh Châu còn cho rằng: “Tôi cũng nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang sống trong cái thời của tiểu thuyết. Bởi vì đời sống luôn luôn nối tiếp và trong cái dòng đời triền miên tuôn chảy có những khoảnh khắc cuộc sống thật là đậm đặc. Đó là những phút ở đấy, con ngƣời bộc lộ ra hết. Mọi phƣơng diện tính cách của các tầng lớp ngƣời của xã hội ta trong khoảng hơn một phần tƣ thế kỷ này đều phô bày nhƣ vừa đƣợc nhúng vào một chất nƣớc thử, nhất là trong khoảng gần mƣời năm nay, khi cuộc đấu tranh “ai thắng ai” diễn ra trong cả nƣớc. Cái cao cả và cái thấp hèn trƣớc sau diễn ra trong cùng một con ngƣời. Những tính cách vô cùng lớn lao và những tội ác sống song hành trong cùng một thời” [58, tr348]. Với quan

niệm này, Nguyễn Minh Châu đã đƣa ra một vài chân dung nhà văn tiêu biểu để cho ngƣời viết hôm nay học tập cách viết của những nhà văn đàn anh. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định trong bài chân dung văn học về nhà văn Nguyễn Công Hoan rằng: “Nguyễn Công Hoan có biệt tài tóm bắt lấy những dáng nét tiêu biểu mà lại nực cƣời, tự cho phép mình từ đầu chí cuối một truyện ngắn chỉ viết những câu ngắn - mà câu nào câu lấy cứ rắn nhƣ một nhát búa, nhát sau đập chồng vào nhát trƣớc, cứ thế, cho đến nhát cuối cùng mới là lời tuyên án” [58, tr232]. Biệt tài của Nguyễn Công Hoan, nhƣ lời Nguyễn Minh Châu nói thì đó là nhà văn “chớp” đƣợc cái “khoảnh khắc” nhân vật bộc lộ phần tâm can nhất của mình, thể hiện rõ đƣợc bản chất và con ngƣời thật nhất của mình. Chúng ta ai đã một lần đọc Đồng hào có ma hẳn không thể nào quên đƣợc chi tiết nhân vật quan huyện giẫm giày lên đồng hào đi vay của chị nông dân đến thƣa kiện. Sau khi chị loay hoay tìm mãi không thấy đành ra về và lẩm bẩm về đồng hào hình nhƣ có ma thì hình ảnh huyện Hinh nhấc chiếc giày lên phủi bụi bám vào đồng hào rồi bỏ tọt vào túi. “Khoảnh khắc” đắt nhất mà Nguyễn Công Hoan “chộp” đƣợc ở đây khiến cho nhà văn không phải nói gì nhiều mà đã thừa khả năng chứng minh tính ăn bẩn của huyện Hinh.

Sống mòn của Nam Cao, cái việc ông giáo Thứ vừa ăn cơm vừa tính toán về công việc làm ăn của ngƣời bà ruột dƣới quê đã bảy tám mƣơi tuổi của mình đời sống túng bấn ở nhà quê cũng là một “khoảnh khắc” đắt giá mà Nam Cao “chộp” đƣợc. Ông giáo chỉ muốn rƣớc bà ruột của mình lên tỉnh thế chân cho cái bà già mà mình thuê thổi cơm hàng tháng để cho bà cũng đƣợc ăn đôi món nhƣ mình. Nhà trí thức chỉ mong muốn bà mình đỡ khổ, chỉ ao ƣớc đƣợc nuôi bà nhƣ đứa ở. Cái mộng chỉ có vậy thôi mà ngày này sang tháng khác, tính toán nát óc ra rồi mà vẫn không thể thực hiện nổi. Ao ƣớc đƣợc nuôi bà ruột của mình nhƣ một đứa ở mà không đƣợc của ông giáo Thứ sao mà xót xa, tội nghiệp. Nó cho ta thấy đƣợc Sống mòn của Nam Cao là sống nhƣ thế nào. Chỉ cần lựa chọn đƣợc một “khoảnh khắc” đó, Sống mòn đã làm ngƣời đọc không thể nào quên nổi đƣợc tình cảnh “áo cơm ghì sát đất” của ngƣời trí thức tiểu tƣ sản một thời.

“Khoảnh khắc” (moment) hay còn gọi là tình huống. Nguyễn Minh Châu gọi là “tình thế truyện” và ông cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi ngƣời ta nghĩ ra đƣợc một cái tình thế xẩy ra câu chuyện thật hay, thế là coi nhƣ xong một nửa…Tình thế truyện không cần đến những mâu thuẫn gay gắt nhƣ kịch, nhƣng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nƣơng tựa vào nhau để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả. Ví nhƣ một cây cọc vững chắc để cho một cây bí leo lên mà ra hoa trái” [58, tr320 - 321]. Những tình thế con ngƣời ta phải trải qua trong cuộc đời lắm khi chỉ mới nghe thuật lại thôi, đã thấy đƣợc cái tâm trạng, cái bi, cái hài. Đó là sự tác động qua lại giữa con ngƣời và hoàn cảnh. Những nhà văn có tài đều là những ngƣời có tài tạo ra những tình thế truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tƣợng trƣng.

Nguyễn Minh Châu còn quan niệm mỗi nhân vật đều có một “khoảnh khắc”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 109)