Nhân vật phân thân, phức tạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 103 - 109)

Sau chiến tranh, nhƣ nhiều nhà văn khác, Nguyễn Minh Châu đã tự suy ngẫm về chặng đƣờng 30 năm vừa cầm súng vừa cầm bút, ba lô trên vai…Và ông đã lặng lẽ, mở cho mình một lối đi mới trong sự sáng tạo. Những cuốn sách của ông đã xây đắp đời sống tinh thần cho nhiều thế hệ thanh niên, nâng bƣớc họ trên con đƣờng chiến đấu hy sinh, gian khổ.

Nguyễn Minh Châu vẫn thể hiện đƣợc những cái vĩ đại, hào hùng của dân tộc nhƣng cái nhà văn chú ý nhiều hơn đó là sự khốc liệt và nghiệt ngã của chiến tranh. Hàng loạt những tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Cơn giông, Mùa trái cóc ở miền Nam, Cỏ lau…đã đƣợc Nguyễn Minh Châu nói đến sự sàng lọc phẩm giá con ngƣời đến mức đau xót. Ngọn lửa chiến tranh tàn khốc đã

giúp ngƣời đọc phân biệt đƣợc đâu là những phẩm chất tốt đẹp, anh hùng, đâu là những kẻ phản bội, hèn nhát. Nhân vật Quang trong Cơn giông đã không chịu nổi sự thử thách ghê gớm ở chiến khu, chạy sang hàng ngũ địch đầu hàng. Hắn đã có những hành động độc ác với đồng đội cũ của mình – những ngƣời đã vì hắn, sẻ chia mọi khó khăn gian khổ đối với hắn để chứng tỏ sự trung thành với chủ mới.

Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta một nhận thức khác: thế hệ nào cũng có những anh hùng và những tiểu nhân, những con ngƣời tha hóa. Ở thế hệ cha anh, Lực (Cỏ lau) đƣợc ca ngợi nhƣ một vị chỉ huy anh hùng, thì ở Thái (Mùa trái cóc ở miền Nam), ngƣời đọc lại thấy hắn đƣợc miêu tả là một kẻ đớn hèn, một tên quan cách mạng ăn bẩn. Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam) là cán bộ chỉ huy sợ địch, biến doanh trại thành nhà tù, đối xử với ngƣời mẹ đẻ của mình không còn tình ngƣời, xu nịnh cấp trên, nạt cấp dƣới, quý cấp trên hơn mẹ. Đĩnh (Mùa trái cóc ở miền Nam) đại diện cho những kẻ bợ đỡ, “gió chiều nào che chiều ấy” để kiếm chức quyền, miếng ăn. Nguyễn Minh Châu đã vạch mặt những bọn ma quỷ len lỏi, tàng hình trong hàng ngũ cách mạng. Ngƣời phóng viên về đơn vị của Toàn để viết bài ca ngợi cái đơn vị ấy đã tâm sự: “Ừ nhỉ, lâu nay mình sống với ngƣời, chỉ biết sống với ngƣời, với thần thánh, thì bây giờ hãy sống với quỷ, quỷ già đời, hãy ngồi cùng mâm với quỷ, hãy chạm chén với quỷ, quỷ già đời quỷ mới tập sự” [37, tr557]. Nguyễn Minh Châu đã gọi những con ngƣời tha hóa ấy trong cùng một hàng ngũ trƣớc kia là những anh hùng quả cảm thì nay là “quỷ”.

Cái nhìn của Nguyễn Minh Châu về con ngƣời có những điểm lạ so với trƣớc đây và so với chính những ngƣời cùng cầm bút nhƣ ông. Ngay đến các nhân vật đƣợc ông tôn vinh nhƣ những anh hùng, những con ngƣời thánh thiện, vẫn có những khiếm khuyết, thậm chí là có cả những phút đớn hèn, đốn mạt. Hòa (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) là một trung đoàn trƣởng tài ba nhƣng vẫn có những cái tầm thƣờng: mừng rỡ hý hửng khi đƣợc thăng cấp, cũng yêu ngƣời này, nói xấu sau lƣng ngƣời kia. Quỳ cũng trong truyện ngắn này đƣợc nhiều ngƣời coi nhƣ một thánh nhân nhƣng chính chị đã thú nhận: “Đời tôi là một chuỗi những điều lầm lẫn dại dột khiến xúc phạm đến chung quanh”. Lực (Cỏ lau) cũng có những lúc nhỏ nhen, tự ái, thù vặt dẫn đến sai lầm hy sinh chết ngƣời của chiến sĩ mình một cách oan uổng.

Nhƣ vậy, nhìn lại những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, ngƣời đọc thấy kiểu nhân vật mà nhà văn quan tâm nhất vẫn là những con ngƣời anh hùng, tốt đẹp. Nhƣng với cách nhìn mới “cái đời sống hôm nay” nó bắt nhà văn phải thay đổi. Nhà văn đã có cái nhìn “xác thực, đa dạng và cận nhân tình” hơn về những anh hùng một thủa, bên cạnh những gì là tốt đẹp, anh hùng, quả cảm, những chiến công, họ vẫn còn tồn tại những mặt xấu. Nói nhƣ Nguyễn Minh Châu là “lẫn lộn ngƣời tốt kẻ xấu, rồng phƣợng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [37, tr133]. Bây giờ nhà văn đã nhận ra “cái ác nó mọc ra từ trong da thịt mình” (Cỏ lau).

Sự đổi mới trong quan niệm, cách nghĩ, việc làm, hành động của Nguyễn Minh Châu khiến cho chúng ta phải đồng tình, cổ vũ và tin tƣởng, muốn cùng nhà văn đi tới cùng con đƣờng phấn đấu sao cho văn học ta có nhiều tác phẩm có chiều sâu tƣ tƣởng hơn nữa. Hiện thực cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt của nó, văn

học cũng cần phải có những tác phẩm phản ánh đƣợc tính hai mặt của hiện thực này. Nhƣng với sự nhận thức sâu sắc, với cái nhìn “xác thực, đa dạng và cận nhân tình”, nhà văn sớm nhận ra bên trong con ngƣời, khuôn mặt bên trong bao giờ cũng có “rồng phƣợng lẫn rắn rết”, “thiên thần và ác quỷ”, “thiện và ác”.

Nói về nhân vật trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu mà không nhắc tới hình ảnh lão Khúng thì quả là một sự thiếu sót lớn. Lê Quang Hƣng cho rằng lão là “một hình tƣợng nông dân điển hình trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu”. Lão là một “nông dân ròng” từ cách sống, cách nghĩ đến lối cƣ xử, hành động. Lão đã tâm niệm thật đúng rằng cuộc đời mình không thể xa hòn đất đƣợc. Môi trƣờng của lão phải là những miền đất cát, núi rừng hồn nhiên và hoang dã…Đã là nông dân, ai mà chẳng gắn bó với đất đai, nhƣng ở lão Khúng, qua ngòi bút Nguyễn Minh Châu, sự gắn bó ấy đƣợc đẩy lên đến mức độ vừa hồn nhiên, vừa táo bạo, kiên trì đến ghê gớm. Nhân vật này hiện lên trƣớc hết với vẻ đẹp cổ sơ trên một nền cảnh hồng hoang, đối chọi lại những sắc màu rực rỡ của văn minh đô thị. Lão không nhƣ hình ảnh nông dân một thời - hồ hởi vào hợp tác, xây dựng hợp tác với niềm tin phơi phới có phần ngây thơ. Lão là một nhân cách mãnh liệt, táo bạo, không hề biết sợ hãi. Lão dám thách thức với cả thần linh, đƣa vợ con lên trụ giữa rừng xanh núi đỏ, thách thức sấm sét, bão giông, thú dữ…Lão đã viết tiếp cái trang sử hoành tráng cha ông xƣa khai sơn phá thạch, tạo lập nên cơ đồ. Dũng mãnh nhƣng lão không phải là kẻ vũ phu. Quan hệ với ngƣời vợ thị thành nhan sắc, lão càng đắm thắm và bao dung. Lão còn vƣợt lên trên bi kịch ghen tuông, còn yêu thƣơng, tự hào về những đứa con khác máu hơn cả con mình. Lão Khúng chính là hiện thân của niềm khát vọng tự do và hạnh phúc của con ngƣời từ nghìn xƣa. Với hình ảnh ngƣời nông dân - lão Khúng trong hai thiên truyện Khách ở quê ra

Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã ghi lại một sự kết thúc đau đớn nhƣng tốt lành báo hiệu sự mở đầu của một thời kỳ ngƣời dân không còn là công cụ của những cuồng vọng sai lầm mà thực sự phải là chủ nhân của chính mình trên ruộng đồng quê hƣơng.

Dƣới ngòi bút giàu lòng yêu thƣơng và sáng tác với ý thức “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn mỗi con ngƣời”, nhân vật lão Khúng đã xuất hiện trên những trang viết của Nguyễn Minh Châu với tất cả sự đa dạng và phong phú, tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài mộc mạc, chất phác muôn đời của ngƣời nông dân. Nhà văn cũng đã lột tả đƣợc khía cạnh bảo thủ, trì trệ trong bản tính của ngƣời nông dân. Hình ảnh ngƣời nông dân trong lão Khúng không chỉ đƣợc ký họa là một ngƣời nông dân “chân lấm tay bùn” mà còn hiện ra “nhƣ một nhà tƣ tƣởng của thời đại” có thế giới riêng, tiếng nói riêng. Chính sự trân trọng và niềm tin vào những khả năng tiềm ẩn, vào cái tốt trong bản chất con ngƣời đã giúp Nguyễn Minh Châu xây dựng đƣợc hình tƣợng ngƣời nông dân kỳ vĩ đến nhƣ vậy trong tác phẩm cuối cùng của nhà văn. Vì thế, hình ảnh ngƣời nông dân – lão Khúng trong Khách ở quê ra Phiên chợ Giát nhƣ “vũ khúc cuối cùng của con thiên nga” trƣớc khi tạm biệt cuộc sống này. Hình ảnh lão Khúng thể hiện rất thành công việc xây dựng kiểu nhân vật lƣỡng diện, phức tạp của Nguyễn Minh Châu khi quan niệm về con ngƣời của ông thay đổi.

Vẫn là ngƣời nông dân quen mà lạ, bình dị mà cao cả nhƣng ở Nguyễn Minh Châu ông nhìn thấy cả mặt tốt lẫn mặt xấu của ngƣời nông dân: lam lũ mà tƣ hữu, chất phác mà láu vặt, vì nghĩa xả thân rồi mà vẫn tham lam, sợ thiệt…Ngƣời nông dân vẫn khổ ngay cả khi đã trở nên giàu có…Liêu có ai đã nhìn đƣợc ra những mặt này của ngƣời nông dân nhƣ Nguyễn Minh Châu? Nhân vật của Nguyễn Minh Châu đã đƣợc khám phá dƣới cái nhìn “đa dạng, xác thực và cận nhân tình” nên đã là những con ngƣời phân thân, không thuần nhất nhƣ trƣớc nữa.

Nhân vật trong sáng tác của nhà văn từ Cửa sông tới Phiên chợ Giát đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn những nhọc nhằn, cay đắng, đƣợc mất của con ngƣời giữa cuộc đời đầy những bất trắc, đổi thay để biết quý trọng và nâng niu những gì chúng ta đang có, để có thêm niềm tin và nghị lực để sống và tồn tại trên cuộc đời này. “Rồi đến một lúc nào đó, những nhà văn của các thế hệ sau chúng ta lại phải dò dẫm đi tìm lại để giữ gìn nhƣ gìn giữ cái phần “bản thiện” đầy nguyên sơ của tâm hồn con ngƣời” [41, tr255].

Là một nhà văn trƣởng thành trong môi trƣờng quân đội, nhà văn - chiến sĩ Nguyễn Minh Châu luôn thấy rằng cuộc đời cho mình quá nhiều may mắn: đƣợc học hành, đƣợc viết và sáng tạo nhƣ một niềm đam mê. Vì thế, nhà văn viết nhƣ để trả nợ cuộc đời, đất nƣớc và dân tộc này. Những sáng tác của nhà văn đều là những trang văn đầy tâm huyết và trách nhiệm về những vấn đề lớn lao của đất nƣớc. Trong những trang văn ấy, Nguyễn Minh Châu đã có sự đổi mới, hầu nhƣ không xuất hiện trong văn xuôi trƣớc 1975 không chỉ của chính ông mà của cả nền văn học nƣớc ta. Nhà văn đã đào sâu vào thế giới riêng tƣ của con ngƣời hơn. Và nhƣ thế, những nhân vật có “vấn đề tự nó”, những “quá trình tâm lý”, “quá trình đời sống” sẽ trở thành mối quan tâm lớn nhất của ngòi bút nhà văn.

Nhân vật là “ngƣời dẫn dắt độc giả vào các thế giới khác nhau của đời sống…thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tƣởng thẩm mỹ của nhà văn về con ngƣời” [23, tr203]. Để hoàn thành sứ mệnh đó, nhân vật hôm nay trong tác phẩm văn học phải là những “con ngƣời nếm trải” nhƣ trong tiểu thuyết. Chỉ có những con ngƣời nếm trải, những nhân vật có khả năng tự ý thức cao mới trở thành đối tƣợng để diễn tả mối quan hệ phức tạp của đời sống hôm nay. Nhân vật phải là “nhà tƣ tƣởng”. Đem tiêu chí này soi vào văn xuôi sau 1975, quả thật ngƣời đọc thấy có nhiều “nhân vật tiểu thuyết”, “con ngƣời nếm trải” hơn. Do đó, một loạt nhân vật kiểu “tự thú”, “sám hối”, nhân vật “ngoại biên” xuất hiện trong những sáng tác kiểu nhƣ ngƣời họa sĩ trong Bức tranh, tôi trong Sắm vai, nhà báo trong

Mùa trái cóc ở miền Nam, ngƣời nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa, Qùy trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…của Nguyễn Minh Châu. Hay nhà văn trong Trăng soi sân nhỏ, Tóc huyền màu bạc trắng, Anh thợ chữa khóa của Ma Văn Kháng; Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh…Đây là những con ngƣời nhiều trải nghiệm, nội tâm chứa đựng nhiều giằng xé, bi kịch, ít thiên về hành động bên ngoài.

Nhân vật phân thân, phức tạp trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu cũng không nằm ngoài dòng chảy chung của văn học nƣớc nhà. Nghĩa là nó chỉ xuất hiện dày đặc sau 1975. Đó là những con ngƣời với những cuộc đấu tranh nội

tâm, những động cơ thúc đẩy đến nhu cầu tự xám hối, tự thú nói chung mang ý nghĩa tự thân. Nhân vật loại này do đó đặt ra nhiều vấn đề lớn xung quanh khát vọng tự hoàn thiện nhân cách, khả năng tự vấn, tự chiêm nghiệm khiến xuất hiện những đột biến, bùng nổ bất ngờ, phong phú, phức tạp của tính cách. Những nhân vật này cho ta thấy một đặc điểm thi pháp văn xuôi hiện nay là “coi trọng vấn đề, tƣ tƣởng hơn tính cách. Nhân vật chủ yếu là phƣơng tiện chuyển tải quan niệm của nhà văn về đời sống. Do đó, nhiều nhân vật không rõ nét về tính cách, số phận riêng không đƣợc thể hiện đầy đủ nhƣng vẫn gây đƣợc ấn tƣợng sâu sắc cho ngƣời đọc”.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn, ngƣời nghệ sĩ lại trở thành nhân vật đáng chú ý trong nhiều tác phẩm văn xuôi hôm nay. Họ hầu hết đều thuộc thành phần giai cấp tƣ sản, giới trí thức trong sáng tác của các nhà văn từ Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Bảo Ninh, Đoàn Lê, Nguyễn Huy Thiệp… Điều này có lý do chủ yếu ở nhu cầu tự phân tích, tự nhận thức về mình của bản thân con ngƣời. Kiểu nhân vật này của Nguyễn Minh Châu cũng nhƣ của nhiều nhà văn khác đều giúp thể hiện quan niệm của nhà văn - một sự đổi mới, cách tân về con ngƣời.

Nguyễn Minh Châu từ tập truyện Những vùng trời khác nhau đến Cỏ lau đều kiên trì theo đuổi “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn mỗi một con ngƣời” nhƣng cũng khắc khoải “một nỗi lo âu sao mà lớn lao về con ngƣời”. Trƣớc đây, những sáng tác của nhà văn viết về chiến tranh và ngƣời lính với cảm hứng sử thi - lãng mạn, ông thể hiện thái độ chiêm ngƣỡng, đắm say vẻ đẹp lý tƣởng của những nhân vật anh hùng, những con ngƣời mang tầm vóc dân tộc và thời đại (Cửa sông, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau…) Bây giờ phát hiện ra con ngƣời phức tạp, “nhiều chiều”, “không đồng nhất với chính mình”, ông muốn xây dựng một thƣớc đo khác - thƣớc đo nhân bản để định giá con ngƣời từ mọi hành vi sống. Nhờ đó, nhà văn giúp ngƣời đọc khám phá ra đời sống có bao nhiêu nghịch lý, có cái đẹp phản kháng mà cũng có cái đẹp cam chịu, nhận ra cuộc đấu tranh muôn đời giữa cái thiện với cái ác, phần sáng và phần tối nơi mỗi ngƣời, tránh đƣợc cái nhìn giản đơn, dễ dãi hoặc lý tƣởng hóa, thần thánh hóa con ngƣời. Những nguyên tắc xử lý hiện thực, đánh giá đời sống, con ngƣời của Nguyễn Minh Châu ở

Mùa trái cóc ở miền Nam, Chiếc thuyền ngoài xa, Dấu vết nghề nghiệp, Bức tranh, Sắm vai, Đối chứng, Cỏ lau…rất ít gần gũi với thời của những Cửa sông, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau…

Ở Nguyễn Minh Châu, những nhân vật “tích cực” thƣờng có một cái nhìn độ lƣợng với cuộc sống, với những nhu cầu đánh giá ý nghĩa và việc làm của mình. Ngƣời họa sĩ trong Bức tranh nói đến việc tự thú. Con ngƣời muốn tìm hiểu mình, đối diện với lƣơng tâm mình, nói lên với chính mình sự thật, những điều lầm lỗi, đáng xấu hổ mà bấy lâu nay mình lẩn tránh, che giấu. Bức tranh kết thúc bằng hình ảnh đôi mắt: “Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn đầy nghiêm khắc đang nhìn vào nội tâm” [37, tr135]. Con ngƣời hàng ngày cứ thƣờng xuyên bận rộn, bị lôi cuốn vào những ham muốn vật chất, đam mê khác nhau, có khi làm những điều sai trái, dại dột, có hại đến ngƣời khác mà không biết. Đối với Nguyễn Minh Châu, điều quan trọng không phải là tự thú, sám hối mà cần

có ý thức, thói quen “tạm ngừng một chút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình” [37, tr134]. Nhà văn lƣu ý, đề phòng, phê phán thái độ bàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 103 - 109)