Hiện thực trong văn học cách mạng Việt Nam khi viết về chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 75)

Văn học Việt Nam 1945 - 1975 với cách gọi quen thuộc của những nhà nghiên cứu là nền văn học cách mạng. Nguyễn Minh Châu cũng đã đƣa ra khá nhiều cách nhìn, quan điểm về nền văn học này, nhất là nhắc tới vấn đề hiện thực trong văn học cách mạng Việt Nam. Theo nhà văn: “hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi ngƣời đang hy vọng, đang mơ ƣớc…Chẳng lẽ chúng ta có thể làm yên tâm mọi ngƣời bằng cái hiện thực ƣớc mơ”?[51, tr47 - 48]. Từ việc nhìn thẳng, nhìn vào sự thật của văn học để thấy đƣợc những mặt sáng – tối của bức tranh hiện thực, Nguyễn Minh Châu đã đƣa ra những cách nhìn nhận, đánh giá và những cách thức làm sao để văn học thoát khỏi tình trạng này. Đây có thể nói là một sự dũng cảm, trung thực của một trái tim đập những nhịp âu lo cùng vận mệnh văn học nƣớc nhà.

II.2.1.1. Vượt lên trên cái hiện thực đang sống.

Nếu ai đã từng trải qua những giây phút khốc liệt của chiến tranh, bom đạn thì mới thấu hiểu hết đƣợc giá trị của cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Chúng tôi, những con ngƣời sinh ra khi đất nƣớc đã im tiếng súng, dù mới chỉ là vài năm nhƣng thấy chiến tranh là một cái gì đó xa lạ. Và những thế hệ sau chiến tranh nhƣ chúng tôi chỉ biết chiến tranh qua những thƣớc phim, những cuốn sách…Nhƣng hiện thực của chiến tranh phần nào cũng đã khiến cho những ngƣời chƣa hề trải chiến tranh thấy ngƣỡng vọng và khâm phục lớp cha anh đi trƣớc.

Sau này, ngƣời ta nhận thấy dƣờng nhƣ chiến tranh không giống hoàn toàn nhƣ những gì mà các nhà văn một thời đã viết. Lần giở lại những năm tháng hào hùng của lịch sử, hóa ra cái gì cũng có nguyên do của nó: “mỗi ngƣời chúng ta không những cần phải gan dạ, dũng cảm, mà còn có nhiệm vụ động viên ngƣời khác gan dạ, dũng cảm. Trách nhiệm ấy không cho phép mỗi ngƣời nói đến sự sợ hãi, nỗi lo âu và tính toán cá nhân” [58, tr58]. Từ lí giải của Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy, hiện thực trong sáng tác là để phù hợp với suy nghĩ và mong muốn không chỉ của một vài ngƣời trong xã hội mà của cả cộng đồng. Ngƣời ta muốn tìm thấy sức mạnh tinh thần, động viên ngƣời lính chiến đấu ngoài mặt trận, động viên cả những ngƣời ở hậu phƣơng. Họ dƣờng nhƣ sợ đối mặt với sự thật đau lòng là những hy sinh, mất mát của chiến tranh. Họ thà cứ sống bằng niềm tin còn hơn sống bằng sự thật phũ phàng.

Có thể khẳng định, xét trong bối cảnh lịch sử cụ thể với những yêu cầu riêng của nó, nền văn học chống Mỹ, mà Nguyễn Minh Châu là một đại biểu quan trọng, chỉ riêng với các sáng tác của mình, nhà văn đã có những đóng góp xứng đáng làm

nên diện mạo của nền văn xuôi chống Mỹ. Ông đã dành trọn vẹn cuộc đời mình đi sâu, khám phá những vấn đề sinh tử của mảng hiện thực chiến tranh và ngƣời lính. Nằm trong dòng chung của văn học chống Mỹ, những sáng tác của nhà văn trong chiến tranh thƣờng nghiêng về vẻ đẹp hào hùng, tƣơi tắn của cả cộng đồng, nghiêng về những sự kiện vĩ đại, những ngƣời anh hùng với một bút pháp trữ tình giàu chất thơ. Nhƣng trƣớc lƣơng tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, ông đã nói tới khoảng cách của văn học thời chiến ngay cả khi chiến tranh chƣa kết thúc, với cái hiện thực đa dạng, phong phú của cuộc sống: “Nhà văn chỉ mới đứng trên bậc cửa của cái tòa lâu đài đồ sộ, nguy nga đầy biến động…chúng ta mới chỉ nói đƣợc một phần rất nhỏ sự tích của những ngƣời anh hùng vô danh ngoài mặt trận cũng nhƣ của những ngƣời bình thƣờng nhƣng chứa đựng những bài học lớn đang cần ngòi bút nhà văn soi rọi tới để đƣa lên trang giấy” [51, tr58].

Khoảng cách này tồn tại là bởi rất nhiều lý do mà chúng tôi đã từng đề cập tới nhƣng quan trọng là lý do cả dân tộc ta đều có chung một tâm nguyện “tất cả hành quân, tất cả thành chiến sĩ” (Tố Hữu). Văn học lại là thức ăn tinh thần bổ ích đối với mọi ngƣời dân trong hoàn cảnh bấy giờ, đƣơng nhiên nó vừa có những ảnh hƣởng, tác dụng to lớn, tích cực, trực tiếp cổ vũ và góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.

Là một nhà văn – chiến sĩ trên mặt trận tƣ tƣởng của Đảng, hơn ai hết, Nguyễn Minh Châu đã sống và viết trong những năm tháng ấy với tâm nguyện “trong chiến tranh mỗi ngƣời viết phải sẵn sàng làm tất cả miễn là thành một ngòi bút phục vụ tốt cho cuộc chiến đấu”. Ngƣời đọc tìm thấy hầu hết trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu đều ca ngợi những con ngƣời thời chiến. Một Thùy trong Cửa sông dịu dàng, thùy mị, nết na, một cô giáo không chỉ có nhiệm vụ dạy chữ cho học trò mà còn nhƣ một cô dân quân dũng cảm, nhƣ một ngƣời cha đạo chăm lo tinh thần cho cả ngôi làng nằm sát sông Kiều. Một Thai trong Cỏ lau thủy chung nhƣ nhất chờ đợi ngƣời chồng mới cƣới chƣa bén hơi dù biết tin anh đã hy sinh, dù chính tay mình đã chôn cái xác ấy. Rồi Lữ, Khuê, Nết, Lƣợng, chính ủy Kinh… những con ngƣời đẹp đẽ, hy sinh tất cả vì Tổ Quốc trong Dấu chân người lính… Không chỉ mình nhà văn xứ Nghệ ấy mà hầu hết tất cả những ngƣời cầm bút thời đó đã “đặt cƣợc bằng tính mạng” để có đƣợc những tác phẩm phản ánh hiện thực theo tinh thần cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc “động viên ngƣời khác gan dạ và dũng cảm”, để tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù mạnh hơn ta gấp bội. Đó là những tập truyện ngắn: Trăng sáng - Nguyễn Thi, Rẻo cao - Nguyên Ngọc, Mùa lạc - Nguyễn Khải, là những truyện dài và tiểu thuyết: Vùng trời - Hữu Mai, Những người cùng tuyến - Hải Hồ, Khoảng sáng trong rừng - Nguyễn Thị Nhƣ Trang, Ở xã Trung Nghĩa - Nguyễn Thi, Đất Quảng - Nguyên Ngọc, Chiến sĩ - Nguyễn Khải, Dưới đám mây màu cánh vạc - Thu Bồn…

Những sáng tác viết theo khuynh hƣớng ngợi ca của một thời khi nó ra đời đều đƣợc đón nhận nồng nhiệt và ngƣời đọc thời đó bằng lòng, ƣng ý với cách viết “tráng lên một lớp men trữ tình” ấy. Họ thấy không cần thiết phải nói về những mất mát, thất thiệt, đau đớn do chiến tranh đem đến, thị hiếu của độc giả cũng không muốn đón nhận những sáng tác nhƣ thế. Bà mẹ Êm trong Miền cháy dù nghi ngờ

đứa con trai duy nhất của mình đã hy sinh nhƣng bà vẫn tin là biết đâu nó chƣa chết thật…Thai trong Cỏ lau hàng năm vẫn cúng giỗ ngƣời chồng đầu tiên đã hy sinh nhƣng lúc nào cô cũng vẫn tin tƣởng một ngày nào đó Lực sẽ về khoác ba lô đứng trƣớc mặt cô mà cƣời. Hạnh trong Bên đường chiến tranh bao năm trời cứ ở lại ngôi nhà bên đƣờng số 4 nơi bộ đội hành quân nhƣ trẩy hội để dò hỏi tin tức một ngƣời lính – ngƣời yêu cũ của cô cho tới tận khi những con ngƣời trẻ tuổi gần 30 năm trƣớc tóc giờ đã điểm bạc…Chính niềm tin đã nâng bƣớc cho những con ngƣời thời chiến sống, lao động và sản xuất, chiến đấu hăng hái hơn. Ai cũng nhủ mình, giấu trọn nỗi đau trong lòng để đừng làm ngƣời khác phải bi lụy…“Nƣớc mắt không dành cho ngày chia tay, nƣớc mắt để dành cho ngày gặp lại”. Vì thế trong văn học mới có cảnh hai vợ chồng chia tay :

Đó là một cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng

Của một ngày sắp ngả sang đông

(Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ)

Nhà văn Nguyễn Minh Châu còn nhận thấy văn học không những phải trở thành chiến sĩ mà còn phải “bắn chết tất cả những cái gì yếu hèn và tự đặt cho mình nhiệm vụ khẳng định cho đƣợc ngƣời anh hùng và cái bản chất truyền thống yêu nƣớc và anh hùng đã phát triển tới độ cao vô hạn của dân tộc ta” [51, tr61]. Chính vì nhiệm vụ ấy, hiện thực trong văn học cách mạng còn là một hiện thực đã đƣợc thi vị và lý tƣởng hóa.

II.2.1.2. Hiện thực được thi vị và lý tưởng hóa.

Là một nhà văn của một dân tộc mà lịch sử luôn gắn với những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm, lại là ngƣời gắn bó tới mức máu thịt với cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, Nguyễn Minh Châu từ đấy đã hiểu sâu sắc rằng điều kiện lịch sử luôn chi phối chặt chẽ điều kiện sáng tác. Mỗi nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử văn học đều chịu sự tác động, chi phối của những quy luật vận động chung, của lịch sử, của xã hội.

Nền văn học cách mạng của ta, với nguyên lý “văn học phản ánh hiện thực” và trƣớc yêu cầu quán triệt lý luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, văn học trở nên gắn bó với đời sống xã hội hơn, theo sát từng biến cố lịch sử, từng bƣớc phát triển của phong trào cách mạng. Thế nhƣng, tính hiện thực đƣợc đồng nhất với quan niệm lý tƣởng về hiện thực. Hiện thực đƣợc lựa chọn là hiện thực chính trị rộng lớn, là những đề tài lớn nhƣ công - nông - binh. Ngƣời ta có thói quen đối chiếu nội dung tác phẩm với đời sống bên ngoài. Và khái niệm hiện thực đƣợc hiểu rất máy móc, giáo điều. Hiện thực mà ngƣời đọc mong muốn tìm thấy ở những sáng tác thời kỳ này phải là những điều đã đƣợc biết trƣớc, đúng nhƣ ngƣời ta suy nghĩ, quan niệm. Hiện thực đó phải là một hiện thực vận động theo khuôn mẫu chúng ta mong muốn, tất yếu, hợp lý và lạc quan.

Lật giở những trang viết của thời kỳ cách mạng, hầu nhƣ những ngƣời cầm bút không nói tới cái bi. Đây là quan niệm lý tƣởng hóa hiện thực. Các sáng tác thƣờng thiên về hƣớng ngợi ca một chiều, “tô hồng”. Nguyễn Minh Châu đã lý giải vì sao mà trong văn học tồn tại cách nghĩ về hiện thực nhƣ thế: “Không biết từ ngàn xƣa

hay bao giờ, ngƣời Việt Nam mình mang một quan niệm: đã phàm cái gì đem chép vào sách vở thì không thể dung tục nhƣ đời sống bình thƣờng đƣợc mà phải là những điều tốt đẹp, tinh khiết… Lại còn quan niệm: đánh giặc giữ nƣớc là một việc cao cả, chuyện những ngƣời anh hùng xả thân vì nƣớc xƣa nay đƣợc coi nhƣ chuyện các vị thần thánh với biết bao câu nói hay, việc làm tiêu biểu mà sử sách còn chép lại…Hình nhƣ trong ý niệm sâu xa của ngƣời Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi ngƣời đang hy vọng, đang mơ ƣớc” [58, tr61 - 62].

Đó chính là những nội dung hiện thực trong văn học một thời. Suy cho cùng, hiện thực trong các tác phẩm thời kỳ cách mạng đều đƣợc xử lý giống nhau. Ví dụ nhƣ hiện thực nông thôn trong tác sáng tác của Nguyễn Khải, Chu Văn, Vũ Thị Thƣờng, Đào Vũ hay hiện thực chiến tranh trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Văn Bổng… đều đƣợc viết theo một kinh nghiệm quen thuộc. Kinh nghiệm này đều chịu sự chi phối từ lập trƣờng ta – địch, ta ắt phải thắng, địch ắt phải thua vì ta là chính nghĩa. Nhà văn của chúng ta đã phải gồng mình lên để làm tròn biết bao nhiêu nhiệm vụ cao cả mà thời đại giao cho: “Hàng chục năm qua, chúng ta đã hòa mình vào những lo âu, hồi hộp, vui buồn, sƣớng khổ của dân tộc, những giai đoạn chiến tranh và hòa bình liên tiếp diễn ra trên đất nƣớc. Trong một giai đoạn đất nƣớc mà em bé cũng quên mình là em bé để làm một ngƣời lớn; ông già cũng ghép thành đơn vị bắn máy bay; và đàn bà cũng ghép thành đại đội, tiểu đoàn để đi vào Trƣờng Sơn và làm tất cả mọi công việc của đàn ông; trong một giai đoạn mà con ong, con voi cũng giết giặc, cũng đi đánh giặc; rừng cây núi đá cũng đánh giặc; khí hậu, thời tiết cũng đánh giặc; nhà cửa, xóm làng, thành phố cũng trở thành lũy, ổ chiến đấu, pháo đài; những mối quan hệ xƣa cũ nhƣ tình mẹ con, tình vợ chồng, tình yêu lứa đôi… cũng đều đƣợc huy động vào công việc đánh giặc một cách triệt để” [58, tr338 - 339]. Những năm tháng cả nƣớc trần lƣng đánh giặc nhƣ thế, lẽ nào những nhà văn lại có thể viết những điều trái với mong mỏi của cả dân tộc? Vì thế, những sáng tác đều là những hiện thực mà nhà văn đã lựa chọn theo một khuôn mẫu có sẵn: viết về chiến tranh và ngƣời lính. Những mặt trái của vấn đề chiến tranh và ngƣời lính, không một nhà văn có trách nhiệm với dân tộc đƣợc quyền nói đến. Những hy sinh, những mất mát, những thiệt thòi, những đau khổ mà ngƣời ở hậu phƣơng cũng nhƣ ở ngoài chiến trƣờng phải trải qua coi nhƣ không có. Ngƣời đọc đòi hỏi các nhà văn phải viết những tác phẩm nhƣ “một chỗ nƣơng tựa về tinh thần, để vƣợt qua muôn vàn gian khổ và thiếu thốn khó ai có thể tƣởng tƣợng hết, trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc” [58, tr340].

Với cách nghĩ về hiện thực nhƣ thế, sau này, Nguyễn Minh Châu đã nhìn lại: “Tôi không hề nghĩ rằng mấy chục năm qua nền văn học cách mạng - nền văn học ngày nay có đƣợc là nhờ bao nhiêu trí tuệ, mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn - không có những cái hay, không để lại những tác phẩm chân thực. Nhƣng về một phía khác, cũng phải nói thật với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, với những cây bút chỉ quen cài hoa kết, vờn mây cho những khuôn khổ có sẵn, cho chữ nghĩa những văn bản vốn đã có sẵn mà chúng ta

quy cho đấy là tất cả cái hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn” [58, tr130]. Nghĩa là bây giờ chúng ta cần phải có một hiện thực khác đầy đủ, toàn diện hơn hiện thực đã tồn tại trong suốt mấy chục năm qua của nền văn học cách mạng. Muốn nhƣ vậy, ắt hẳn phải đổi mới văn học một cách toàn diện.

Trên cơ sở nhận thức vấn đề đổi mới sâu sắc, nghiêm túc, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với văn học nƣớc nhà, nhất là từ vấn đề phản ánh hiện thực. Hiện thực khi văn học trở về với đời thƣờng, khi con ngƣời “tự vấn lƣơng tâm”, khi chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng... Trên con đƣờng đầy chông gai ấy, nhà văn là ngƣời đặt những viên gạch đầu tiên, cất những bƣớc đi đầu tiên. Liệu nhà văn có chở đƣợc chiếc “thuyền văn” bơi ngƣợc “sông văn”, đi trƣớc bƣớc đi của thời đại hay không?

II.2.2. Hiện thực trong văn học khi trở về với đời thường.

II.2.2.1. Sự nới rộng phạm vi hiện thực.

Từng đi qua những năm tháng chiến tranh, thấu hiểu đƣợc tâm lý, tính cách của dân tộc mình, Nguyễn Minh Châu đã tiến hành “một cuộc đối chứng” đầy ý thức và trách nhiệm với những quan niệm về hiện thực phiến diện, bảo thủ, lạc hậu khi phản ánh đời sống. Nhà văn đã đƣa ra những quan niệm mới về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.

Sự đổi mới trong quan hệ giữa văn học và hiện thực sau 1975 có lẽ bắt đầu từ khi xuất hiện nhu cầu đƣợc “nói thẳng, nói thật”. Đây là một nhu cầu khẩn thiết đƣợc công cuộc cải tổ, đổi mới của Đảng thổi bùng lên. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng tại Đại hội VI nêu rõ: “Thái độ của Đảng ta trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nghệ thuật của nguyễn minh châu qua phê bình tiểu luận (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)