Hòa vào dòng chung của văn học chống Mỹ, nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đều là những con ngƣời chấp nhận thiệt thòi, hy sinh cho dân tộc, tổ quốc và cho cả những ngƣời xung quanh. Những con ngƣời thuần nhất ấy chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất là độc lập dân tộc. Mọi mối quan tâm khác đều đƣợc nhƣờng chỗ cho chiến tranh.
Xu hƣớng trong văn học cách mạng là xu hƣớng ngợi ca hùng tráng. Trong dòng chung ấy, Nguyễn Minh Châu cũng không thể viết những gì trái với không khí chung của thời đại. Vì lẽ đó, nhân vật ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu cũng là những con ngƣời anh hùng, đẹp toàn thiện.
Trƣớc hết về con ngƣời anh hùng, văn học 1945 - 1975 là một nền văn học gắn với đời sống chính trị của dân tộc. “Các tác phẩm luôn bám sát tình hình thời sự và đời sống theo quan điểm của Đảng để nhìn nhận và phản ánh hiện thực cách mạng…Tức là văn học lấy hiện thực cách mạng làm đối tƣợng phản ánh và phản ánh theo nhân sinh quan và thế giới quan Mác – Lênin…Nếu văn học không phản ánh những hiện tƣợng đƣợc coi là không điển hình, không có lợi cho việc cổ vũ đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo thì văn học không mang tính đảng hoặc tính đảng không cao” [27, tr318].
Chính quan niệm này đã khiến cho nền văn học cách mạng sáng tác theo khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng trữ tình lãng mạn. Khuynh hƣớng này đã làm nảy sinh những sáng tác “đƣợc tráng lên một lớp men trữ tình lãng mạn”. Các nhân vật đều đƣợc “tô hồng”, mang một cái đẹp toàn thiện, không chút tì vết. Nhà nghiên cứu văn học ngƣời Nga N.Nikulin đã đƣa ra lời nhận xét xác đáng về sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này: “Nhà văn thời ấy khá thi vị trong việc xây dựng nhân vật, đấy vừa là chỗ mạnh vừa là chỗ yếu. Tác giả có niềm tin vào tinh thần bất khả chiến thắng của cái vẻ đẹp tinh thần. Anh đã tắm rửa sạch sẽ cho các nhân vật của mình” [47, tr470].
Để làm yên tâm mọi ngƣời, nhà văn thời đó thiên về mô tả hiện thực tốt đẹp, trong đó con ngƣời bƣớc ra đều phải là những anh hùng. Xét trong bối cảnh cụ thể với những yêu cầu riêng của nó nền văn học cách mạng mà Nguyễn Minh Châu là một đại diện tiêu biểu, chỉ với riêng ở mảng sáng tác, Nguyễn Minh Châu đã có những đóng góp xứng đáng làm nên diện mạo của nền văn xuôi chống Mỹ. Với hai mƣơi chín năm cầm bút, không lúc nào ngƣng nghỉ, nhà văn đều viết về những ngƣời lính và ngợi ca họ. Trƣởng thành trong quân ngũ, trở về ngôi nhà số 4 Lý
Nam Đế, vẫn là Nguyễn Minh Châu ấy, vẫn với những sáng tác về con ngƣời anh hùng, quả cảm. Nguyễn Minh Châu đã dựng nên trong văn học cách mạng những con ngƣời đẹp nhƣ huyền thoại, ghi dấu trong lòng bao thế hệ độc giả.
Nhà văn viết với quan niệm: “ Văn học phải tự đặt cho mình nhiệm vụ khẳng định cho đƣợc ngƣời anh hùng và cái bản chất truyền thống yêu nƣớc và anh hùng đã phát triển tới độ cao vô hạn của dân tộc ta” [51, tr61]. Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu đều đƣợc ra đời với xu hƣớng ấy. Ngay từ truyện ngắn đầu tay
Sau một buổi tập tới tận những truyện ngắn sau cùng trên giƣờng bệnh, hầu hết những nhân vật của Nguyễn Minh Châu đều mang những phẩm chất tốt đẹp.
Với cảm hứng sử thi, nhà văn hƣớng tới cái nhìn con ngƣời làm chủ đất nƣớc, làm chủ xã hội. Đó là những con ngƣời có lý tƣởng, xả thân vì nghĩa lớn, có đầy đủ tài năng, ý chí và nghị lực để vƣợt mọi gian khổ, khó khăn, luôn lạc quan tin tƣởng vào sự chiến thắng cuối cùng. Con ngƣời này đƣợc nhìn nhận hết sức rạch ròi ở các mặt ta - địch, tốt - xấu, cao cả - thấp hèn…Năm 1966, Nguyễn Minh Châu có tác phẩm chững chạc trình làng: Cửa sông. Những con ngƣời trong Cửa sông thật đẹp, vẫn những con ngƣời với phẩm chất quen thuộc: hiền lành, yêu nƣớc thƣơng ngƣời, chăm chỉ,, cần cù, lam lũ…Một ngôi làng hậu phƣơng nằm sát ven sông một con sông lớn, không xa mặt trận mấy…Ngƣời đọc dễ dàng nhận ra Cửa sông đích thị là nhà văn viết về vùng cửa Lạch quê ông. Con ngƣời, cảnh vật trong đó, bầu trời, biển cả, đồng lúa xanh, đồng muối trắng, những lò nấu muối đỏ lửa thâu đêm…Một bác Thỉnh - một ngƣời đàn bà vùng bể bậm bạp lực lƣỡng quanh năm áo vắt vai, bề ngoài bỗ bã cục mịch nhƣng “xanh vỏ đỏ lòng”, bên trong có một tấm lòng vô cùng nhân hậu. Hình ảnh bác lẳng lặng áo vắt vai, đi lật đật nhƣ chạy, làm hết công kia việc nọ của hợp tác xã, không lúc nào ngơi nghỉ chân tay gợi cho ta nhớ tới hình ảnh những bà mẹ tảo tần ngày xƣa. Ý thức đảm đang việc nƣớc việc nhà thay thế cho chồng con đi công tác, đi chiến đấu, ý thức trách nhiệm đối với đoàn thể và xã hội, ý thức chủ động giải quyết mọi mâu thuẫn trong gia đình cho ngƣời đi xa đƣợc yên tâm…đã làm cho hình ảnh bà mẹ có thêm một ánh sáng mới chói ngời. Bác là hình ảnh ngƣời mẹ Việt Nam chung thủy, đầy tình nghĩa, giàu lòng hy sinh. Đây là một cách nhìn mới, đầy đủ, chân thực về ngƣời phụ nữ nông dân trong thời đại cách mạng. Nguyễn Minh Châu cho ta thấy phẩm chất mới của con ngƣời mới có sự bắt nguồn sâu xa từ trong những truyền thống xƣa qua hình ảnh ngƣời phụ nữ này.
Cụ già Lâm - một ông bố chồng thƣơng con thƣơng dâu, thƣơng nhà thƣơng nƣớc, thích bàn quân sự, sống có trƣớc sau…Ông già này lúc vui cũng nhƣ lúc giận chỉ biết phơi hai hàng lợi ra cƣời, thƣơng con cháu đi xa mà nhận công việc, không hay khoe đứa con làm cán bộ cao mà chỉ tự hào nghề đắp tƣờng với đôi bàn tay lấm đất của mình. Cách sống, cách suy nghĩ, hành động của cụ đúng là nông dân không lẫn đi đâu đƣợc. Hình ảnh cụ rất gần gũi và làm chúng ta nhớ tới nhân vật ông Hai Thu trong truyện ngắn của Kim Lân. Nguyễn Minh Châu có tài miêu tả kiểu nhân vật này rất gần gũi, quen thuộc, mang đậm phẩm chất của con ngƣời Việt Nam. Chính những con ngƣời nhƣ thế đã tạo nên một hậu phƣơng vững chắc không có gì có thể lung lay đƣợc và cũng chính những con ngƣời này góp phần không nhỏ làm
nên chiến thắng.
Chính ủy Kinh trong Dấu chân người lính là một ngƣời lính yêu thƣơng vợ con và trong vai trò là “thủ trƣởng của lính” ông cũng có những cách yêu lính đến kỳ lạ. Cách thể hiện tình yêu của ông rất đặc biệt. Ông yêu con, thƣơng con nhƣng không vồ vập, ôm ấp, nâng niu theo kiểu tƣ sản. Ông yêu con, chăm sóc, lo lắng cho thằng con trai lớn của ông nhƣng ông chỉ đứng đằng xa mà quan sát, nhìn ngắm, tự hào. Ông yêu con nhƣng không vì Lữ là con trai mình mà ông dành cho cậu chỗ yên ổn , ít nguy hiểm nhất trong cuộc chiến này. Yêu con bằng cách cho con tự khẳng định, thể hiện mình, đó là cách yêu con của ngƣời nông dân mặc áo lính - chính ủy Kinh. Rồi cái cách ông thể hiện tình cảm với vợ, với gia đình cũng rất đặc biệt. Ông đi biền biệt suốt, mọi việc lớn nhỏ trong họ ngoài làng một mình tay vợ ông đảm nhận hết. Đi công tác qua nhà, ông gặp thằng con trai ngoài ngõ nhắn rằng về bảo với mẹ là bố bận lắm không ghé qua nhà đƣợc. Ngƣời vợ giận sôi ngƣời vì ông chồng biền biệt qua ngõ mà không về, gặp con lại gửi lời nhắn, đang định chạy đi tìm thì thấy cái mặt ông hiện ra nhe hai hàm răng cƣời xòa…Tính cách và hành động đùa vui hóm hỉnh của ông rất gần với tính cách và những câu chuyện cƣời dân gian. Ông đúng là một hình mẫu nhân vật chúng ta gặp rất nhiều trong
Dấu chân người lính.
Trong tiểu thuyết này, vẻ đẹp của các thế hệ đƣợc nhà văn biểu dƣơng khá hoàn chỉnh và đẹp đẽ. Trong đó nổi lên và có không thể không nhắc đến hình ảnh chính ủy Kinh đại diện cho thế hệ cha anh tham gia đánh Pháp thời 9 năm xong anh lại là một trong những ngƣời đầu tiên mở đƣờng mòn Hồ Chí Minh. Là ngƣời chỉ huy có tài, suốt một đời anh hy sinh quyền lợi cá nhân, gia đình cho cách mạng. Tre nào măng ấy! Những ngƣời cha anh hùng nhƣ chính ủy Kinh lẽ dĩ nhiên là sẽ sinh ra những đứa con anh hùng nhƣ Lữ. Lữ cũng luôn luôn xứng đáng với cha của mình khi anh suy nghĩ: “Chúng tôi đã chịu ơn lớp ngƣời đã sinh ra mình và chúng tôi cần xứng đáng là những đứa con”. Và thế hệ trẻ, lớp măng non sau đã làm đúng điều tâm niệm ấy. Lữ đã hy sinh trên cứ điểm 475 với một hành động vô cùng dũng cảm: Anh gọi pháo của ta rót xuống đầu địch và cũng chính là trên cả đầu mình nữa, khi biết là mình không thoát khỏi tay địch (anh đã nói dối là mình đã rút khỏi chốt để các bạn yên tâm nã pháo). Cách sống, sự suy nghĩ và chiến đấu của Khuê, Cận, Lƣợng…cùng thế hệ với Lữ đều rất giống nhau. Nói nhƣ Nguyễn Minh Châu là họ đã “từ giã gia đình, trƣờng học, từ giã một cuộc sống tƣơng lai đẹp đẽ, hết sức bảo đảm đã bắt đầu dựng cho họ, từ bỏ trái hạnh phúc đang ửng hồng trong vƣờn nhà để đi vào cuộc chiến đấu đầy vất vả, hy sinh khá là vô tƣ, lạc quan tƣơi trẻ”. Có thể nói, những ngƣời anh hùng của hai thế hệ trong Dấu chân người lính là những viên ngọc tỏa sáng đẹp một cách rực rỡ, không có tì vết. Ngay sự nói dối của Lữ cũng là sự nói dối đáng yêu, đáng khâm phục và kính trọng. chúng tỏ những con ngƣời nhƣ anh đã làm nên chiến thắng.
Tiếp sau Dấu chân người lính, ngƣời đọc lại gặp ngƣời anh hùng của Nguyễn Minh Châu trong Miền cháy. Vẫn là những con ngƣời đẹp toàn thiện, những con ngƣời anh hùng bƣớc ra từ khói lửa chiến tranh. Nghĩa - ngƣời con trai còn lại cuối cùng của mẹ Êm chỉ vì một thằng bé con nên anh không thể bắn tên lính ngụy đang
rút chạy cõng trên lƣng đứa con trai của hắn, phút lƣỡng lự đó anh đã phải trả bằng chính sinh mạng của anh đúng ngày cả nƣớc đang ca khúc khải hoàn. Anh nhƣờng sự sống của mình cho kẻ thù của chính anh, chính dân tộc. Còn Hiển đã quyết định giữ đứa bé – con của kẻ đã bắn Nghĩa lại nuôi trong đơn vị. Hành động của Hiển khẳng định tính chất chính nghĩa của chúng ta trong thái độ đối xử nhân đạo đối với kẻ thù đã hạ vũ khí, trong thái độ mở đƣờng khôi phục nhân phẩm và tính thiện cho những kẻ lầm đƣờng lạc lối một thời chống lại dân tộc và cách mạng. Thằng Sinh ngẫu nhiên nhƣ một phép thử để làm sáng lên những phẩm chất, những nét đẹp tâm hồn của những ngƣời anh hùng, những ngƣời lính và cả những con ngƣời bình thƣờng và cao cả khác…Hiển - chính trị viên đại đội K1 đƣợc Nguyễn Minh Châu ca ngợi cũng không có một chút tì vết nào, kể cả trong tình cảm riêng tƣ với cô nữ sinh Thu Lan. Anh có tình cảm với ngƣời con gái ấy nhƣng anh suy nghĩ, cân nhắc đắn đo về thành phần xuất thân của hai ngƣời để rồi anh đi đến quyết định coi Thu Lan nhƣ một ngƣời bạn, ngƣời em. Hiển đƣợc coi nhƣ đại diện của nhân cách và văn hóa xã hội chủ nghĩa. Hành động, cách cƣ xử của anh cho chúng ta thấy Nguyễn Minh Châu tỏ ra không thú vị gì với một vài quan niệm khá giản đơn, theo đó thì nhân vật anh hùng phải đƣợc miêu tả luôn luôn ở trạng thái hoàn thiện, lý tƣởng. Thế nhƣng, chính Nguyễn Minh Châu cũng lại vẫn chí thiết với những nét anh hùng ở những xử sự và suy nghĩ của kiểu ngƣời chính trị viên khắc khổ nhƣ Hiển, dù nhà văn muốn tạo cho họ vai trò một thứ triết gia.
Đến những sáng tác sau này, nhất là sau những năm 80, nhân vật của Nguyễn Minh Châu vẫn là những ngƣời anh hùng đẹp, cao cả. Họ đẹp trong suy nghĩ, tâm tƣởng của những ngƣời đang sống. Họ đẹp bởi chính con ngƣời họ. Đó là trƣờng hợp Lực, Phi (Cỏ lau). Nét đẹp của con ngƣời họ, tâm hồn họ vẫn là những nét vẽ quen thuộc không chỉ của ngòi bút Nguyễn Minh Châu mà của cả văn học bấy giờ: anh hùng, dũng cảm, biết là phải chết, phải rời bỏ cuộc đời, ngƣời thân nhƣng họ vẫn dám lao vào mũi tên, hòn đạn.
Có thể nói, những sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ Sau một buổi tập, Cửa sông, Dấu chân người lính,Nguồn suối, Nhành mai, Những lá thư vui, Những vùng trời khác nhau, Bên đường chiến tranh… đến những tác phẩm sau này nhƣ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau…vẫn là những nét vẽ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, anh hùng của con ngƣời theo quan niệm của Nguyễn Minh Châu.