1.2 Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu và sự chuyển hướng trong chính
1.2.1 Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu
Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một ưu thế lớn chưa từng có. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới với sức mạnh không có đối thủ về kinh tế, quốc phòng và phạm vi ảnh hưởng rộng khắp trên thế giới về chính trị và văn hóa. Chiến lược toàn cầu “Ngăn
chặn và vượt trên ngăn chặn” được Mỹ sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh nhằm đối phó với Liên Xô và các nước Đông Âu đã không còn phù hợp trong trật tự thế giới “đơn cực”. Nhằm thích ứng với bối cảnh quốc tế mới, Mỹ đã điều chỉnh mục tiêu chiến lược toàn cầu của mình sang củng cố và duy trì vị thế “siêu cường duy nhất”.Tổng thống Mỹ đầu tiên được bầu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc là Bill Clinton đã phải mất hơn hai năm, sau những cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ Mỹ và sự đấu tranh giữa hai trường phái theo chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa quốc tế, mới hoàn thành việc xây dựng một chiến lược toàn cầu mới nhằm đối phó với thực tế chiến lược mới thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Đầu năm 1995, Chính quyền Clinton công bố chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba trụ cột trong chính sách đối ngoại là an
ninh kinh tế, an ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ nhân quyền trên toàn thế giới. Đây là ba trụ cột lớn không đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, thứ tự ưu tiên của các trụ cột, các địa bàn chiến lược và các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại được điều chỉnh qua các thời tổng thống khác nhau.
Dưới thời Chính quyền G.W.Bush
Tổng thống G.W.Bush lên nắm quyền trong điều kiện hết sức thuận lợi do được kế thừa những thành tựu cả về kinh tế và chính trị từ thời Chính quyền Clinton. Nhưng khác với chiến lược “Cam kết và mở rộng” đặt “trụ cột” an ninh kinh tế lên vị trí ưu tiên hàng đầu của chính quyền tiền nhiệm, Chính quyền G.W.Bush đề ra chiến lược “Ngăn chặn và răn đe”, chú trọng hơn đến vai trò của “trụ cột” an ninh quân sự nhằm đến các đối thủ tiềm tàng là Trung Quốc và Nga. Nga tuy có nhiều nỗ lực nhằm khôi phục vị thế cường quốc của mình nhưng theo nhận định của giới nghiên cứu chính trị Mỹ thì Nga chưa có đủ khả năng uy hiếp trực tiếp vị thế siêu cường của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc, sau vài thập niên cải cách thành công nền kinh tế, đã vươn lên thành một cường quốc thế giới với tiềm lực kinh tế hùng mạnh và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu, thậm chí cạnh tranh ảnh hưởng ở ngay cả khu vực được coi là “sân sau” của Mỹ là Mỹ Latinh. Trung Quốc được đánh giá là quốc gia có khả năng trực tiếp cạnh tranh vị thế siêu cường số một của Mỹ. Ngay khi mới lên cầm quyền, Chính quyền G.W.Bush xác định Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” chứ không phải là “đối tác chiến lược” như thời Chính quyền Clinton. Do đó, Chính quyền G.W.Bush có xu hướng tìm kiếm và xây dựng ở khu vực Châu Á một đối trọng với Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, sự nổi lên của Ấn Độ ngày càng thu hút sự quan tâm của Mỹ. Trong con mắt của các nhà hoạch định chính sách Mỹ, Ấn Độ ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng. Nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng cùng với chế độ chính trị tương đối ổn định và xã hội dân chủ của Ấn Độ được coi là những nhân tố thu hút Mỹ theo đuổi mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với quốc gia này. Quan hệ Mỹ - Ấn Độ bước vào một giai đoạn phát triển mới dựa trên nền tảng là những giá trị dân chủ chung và sự hội tụ những lợi ích chiến lược quan trọng của hai quốc gia.
Tuy nhiên, sự kiện 11.9 xảy ra đe dọa an ninh nước Mỹ, tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức của Chính quyền Bush về tính hiệu quả của chiến lược “ngăn chặn, răn đe” đối với mối đe dọa an ninh mới là chủ nghĩa khủng bố và làm chuyển hướng chiến lược toàn cầu của Chính quyền Bush.Mục tiêu chống khủng bố và các thế lực Hồi giáo cực đoan được đặt lên hàng đầu thay cho những đối thủ truyền thống là Trung Quốc và Nga. Nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội Mỹ được xác định là bảo vệ lãnh thổ. Đồng thời, Chính quyền Bush chuyển mạnh trọng tâm chiến lược về khu vực Châu Á – TBD và Trung Đông. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính quyền Bush đã điều chỉnh lại quan hệ với các đối thủ truyền thống Nga, Trung Quốc, cân bằng lại mối quan hệ với Ấn Độ và Pakistan nhằm tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác của các nước này để thành lập một liên minh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Trong giai đoạn này, quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ ít chịu sự chi phối từ nhân tố Trung Quốc nhưng không có những tiến triển nổi bật do Mỹ đánh giá cao vai trò tiền tuyến của Pakistan trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Nam Á.
Những thắng lợi bước đầu trên chiến trường Afghanistan là cơ sở để Chính quyền Bush đưa ra “Học thuyết Bush”, khẳng định Mỹ có quyền tấn công trước vào các nước mà Mỹ cho là có khả năng gây nguy hiểm cho Mỹ. Chiến lược “đòn tấn công phủ đầu” thay thế cho chiến lược “ngăn chặn, răn đe” và là biểu hiện đỉnh cao của chủ nghĩa đơn phương dưới thời Tổng thống Bush, đã đẩy Mỹ sa lầy vào hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, gây ra những tổn thất nặng nề cho nước Mỹ.
Sang nhiệm kỳ hai, Chính quyền Bush phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu của mình nhằm ứng phó với cục diện quốc tế mới đang biến đổi mạnh mẽ. Trong khi Chính quyền Bush bị sa lầy trong hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan khiến nước Mỹ bị suy yếu nặng nề cả về sức mạnh kinh tế và uy tín chính trị trên trường quốc tế thì các cường quốc khác đặc biệt là Trung
Quốc, Ấn Độ đã trỗi dậy mạnh mẽ thành những cường quốc thế giới tạo ra những thách thức lớn đối lợi ích và vị thế của Mỹ. Mỹ nhận ra rằng không thể kết thúc cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu theo ý muốn của Mỹ, thậm chí nó còn biến tướng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Trước thực tế đó, Chính quyền Bush đã phải điều chỉnh chiến lược của mình theo hướng đa phương hơn nhằm bảo vệ vị trí siêu cường của mình. Báo cáo Chiến lược An ninh quốc gia năm 2006 xác định rõ, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu là cuộc
đấu tranh lâu dài và là một cuộc chiến tranh tư tưởng; mục tiêu hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ vẫn là chống khủng bố song việc ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc đã quay trở lại là mục tiêu chiến lược quan trọng hàng đầu đối với các nhà hoạch định chiến lược Mỹ, bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã trực tiếp đe dọa đến vị thế siêu cường số một thế giới của Mỹ.
Sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược trên đã trả lại cho Ấn Độ vị trí quan trọng trong nhận thức của giới cầm quyền Mỹ. Chính quyền Bush đã nhanh chóng tìm cách cải thiện quan hệ với Ấn Độ, nước có vai trò và vị thế quan trọng ở khu vực Nam Á. Theo hướng điều chỉnh đó, quan hệ Mỹ - Ấn Độ nói chung, quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ nói riêng bước vào giai đoạn phát triển mới thực chất hơn với dấu mốc quan trọng là Hiệp định hợp tác hạt
nhân dân sự Mỹ - Ấn Độ năm 2008.
Dưới thời Chính quyền Obama
Những di sản nặng nề22
mà chính quyền tiền nhiệm để lại đặt ra cho Chính quyền Obama một yêu cầu cấp bách phải điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại nhằm thực hiện ba mục tiêu chiến lược là khôi phục, cải thiện hình ảnh của Mỹ và củng cố vị thế siêu cường số một thế giới của Mỹ, giải
22Sau 8 năm cầm quyền của Chính quyền Bush, vị thế và hình ảnh của nước Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng trên trường quốc tế.Nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Đặc biệt là việc Mỹ bị sa lầy vào hai cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan càng làm suy yếu sâu hơn thế và lực của Mỹ.
quyết cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhằm phục hồi, phát triển kinh tế và chống khủng bố với trọng tâm là hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Khác với Chính quyền Bush, chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama có những điều chỉnh mang tính thực dụng hơn để đối phó với tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp trong khi sức mạnh tổng hợp của Mỹ bị suy giảm tương đối. Chủ nghĩa đơn phương và xu hướng coi trọng răn đe quân sự của Chính quyền Bush được thay thế bằng chủ nghĩa đa phương kết hợp với việc sử dụng “sức mạnh mềm” (mặc dù sức mạnh cứng vẫn được sử dụng khi cần thiết) trong triển khai chính sách đối ngoại nhằm cải thiện hình ảnh của nước Mỹ trên trường quốc tế, đồng thời giúp Mỹ chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng an ninh với các đồng minh và đối tác mà vẫn duy trì được lợi ích và ảnh hưởng của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Chính quyền Obama tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á – TBD, khu vực gắn liền với lợi ích chiến lược của Mỹ nhưng đang thay đổi nhanh chóng theo hướng bất lợi cho Mỹ do sự bành trướng ảnh hưởng ngày càng công khai của Trung Quốc sau một thời gian “trỗi dậy hòa bình”.
Với tiềm lực kinh tế vững chắc và sự ổn định tương đối về chính trị, Ấn Độ ngày càng chứng tỏ là một trong những nhân tố quan trọng đối an ninh ở khu vực Nam Á, cũng như trong cấu trúc an ninh khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Mặt khác, Ấn Độ là nhân tố nằm trong những tính toán chiến lược của Mỹ ở khu vực Châu Á khi hội đủ những tiềm năng để trở thành đối trọng của Trung Quốc trong khu vực, có vai trò không thể thiếu trong việc giải quyết vấn đề Afghanistan và là một thị trường quan trọng đối với công cuộc khôi phục nền kinh tế Mỹ. Sự hội tụ lợi ích chiến lược tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ phát triển lên một tầm cao mới dưới thời Chính quyền Obama.
Trong nhiệm kỳ đầu, Chính quyền Obama thực hiện chính sách vừa tranh thủ hợp tác vừa cạnh tranh kiềm chế Trung Quốc, ưu tiên thúc đẩy mối
quan hệ với Trung Quốc hơn là với Ấn Độ. Do đó, thời kỳ này vị trí của Ấn Độ chưa được Chính quyền Obama coi trọng. Tuy nhiên, trước việc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự và ngày càng tỏ ra hiếu chiến, Chính quyền Obama phải điều chỉnh chính sách đối với cường quốc này. Trong Báo cáo Chiến lược quốc phòng 201223, Chính quyền Obama xác định, để đạt được mục tiêu chiến lược là “duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ” trong thế kỷ XXI, Mỹ phải ngăn chặn hai mối đe dọa lớn nhất hiện nay là Trung Quốc và Iran, nước đang nổi lên như một cường quốc khu vực ở Trung Đông. Đồng thời, Chính quyền Obama hoạch định và triển khai chiến lược chiến đấu và thắng một cuộc chiến tranh trong khi vẫn có khả năng ngăn chặn hay làm thất bại những hành động gây hấn tại nơi khác thay cho chiến lược đánh thắng hai cuộc chiến tranh cùng một lúc trước đây. Sự điều chỉnh này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là chiến lược được áp dụng trong hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan được cho là không còn phù hợp để đối phó với các thách thức trong thế kỷ XXI, và để thích ứng với tình hình ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm mạnh. Theo phương hướng này, Mỹ thúc đẩy và hoàn thiện “Học thuyết tác chiến trên không – trên biển" để thay thế "Học thuyết tác chiến trên bộ - trên biển", đồng thời xây dựng và thúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược và các đồng minh trong khu vực, qua đó thực hiện mục tiêu giảm thiểu sự hiện diện của lực lượng quân đội Mỹ trên các chiến trường.
Với những nội dung điều chỉnh trong Báo cáo Chiến lược quốc phòng
2012 như trên, Ấn Độ ngày càng có vai trò và vị trí trong chính sách của Mỹ
không những ở khu vực Nam Á nói riêng mà còn ở khu vực Châu Á – TBD nói chung.
23Toàn văn chiến lược quân sự mới của Mỹ, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-my/2335-toan-vn- chin-lc-quan-s-mi-ca-m, 10 Tháng 1 2012