2.1 Chính sách an ninh quân sự của hai nước với nhau
2.1.1 Chính sách an ninh quân sự của Mỹ đối với Ấn Độ
Bối cảnh quốc tế mới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đã mở ra triển vọng phát triển mới cho quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ. Tuy nhiên, trong thời gian đầu cầm quyền của Chính quyền Clinton, quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ không có tiến triển nào đáng kể. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các quan chức của Chính quyền Clinton tập trung quá nhiều vào cuộc tranh chấp Kashmir và vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Theo quan điểm của Chính quyền Clinton, Kashmir là một trong những “điểm bùng nổ hạt nhân” nguy hiểm nhất của thế giới và cần phải được tháo ngòi nổ. Do đó, Mỹ nhấn mạnh việc áp dụng “chính sách ngoại giao phòng ngừa” và quyết tâm “ngăn chặn, đẩy lùi và cuối cùng loại bỏ” mối nguy cơ này. Phải đến năm 1994, Chính quyền Clinton mới có những điều chỉnh trong chính sách Nam Á của Mỹ theo hướng cải thiện và nâng cấp quan hệ với Ấn Độ do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm mất đi chỗ dựa và nền tảng xây
dựng chính sách đối ngoại và chính sách quốc phòng của Ấn Độ. Ấn Độ không thể tiếp tục sử dụng Liên Xô như một đối trọng trong xử lý quan hệ với Mỹ. Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng có nghĩa là Mỹ không cần phải có thái độ nghi ngờ đối với Ấn Độ ngay cả khi nước này vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với Nga.
Thứ hai, sau khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, giá trị chiến lược
của Pakistan đối với Mỹ đã suy giảm nhiều. Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân bí mật của Pakistan càng khiến Mỹ không thể chịu đựng hơn nữa nên đã áp đặt lệnh cấm vận đối với nước này. Trong khi đó, Ấn Độ - với tư
cách là một quốc gia nổi trội ở khu vực – được giới chức Mỹ nhận định sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Nam Á.
Thứ ba, những thành tựu của công cuộc cải cách kinh tế dưới thời Thủ
tướng Ấn Độ Narasimha Rao (1991-1996) đã chuyển đổi thành công nền kinh tế Ấn Độ từ hệ thống kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường và trở thành một thị trường tiềm năng to lớn cho hàng hóa, công nghệ và vốn của Mỹ.
Thứ tư, Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất trên thế giới. Điều đó có nghĩa
là Mỹ chia sẻ những giá trị chung với Ấn Độ nhiều hơn là với Pakistan.
Thứ năm, những biến đổi trong thực tế địa chiến lược mới cũng tác
động đến việc hoạch định chính sách đối với Ấn Độ của Chính quyền Clinton. Một mặt, Chính quyền Clinton nỗ lực theo đuổi mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, mặt khác hình thành ý tưởng thúc đẩy Ấn Độ phát triển như một đối trọng với Trung Quốc.
Trong xử lý mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, Chính quyền Clinton đã thông qua một chính sách nghiêng về phía Ấn Độ, coi Ấn Độ là một đối tác quan trọng hơn Pakistan về chính trị, thương mại và những lĩnh vực chiến lược tiềm tàng. Một mặt, Mỹ tiếp tục cải thiện quan hệ với Pakistan, mặt khác thúc đẩy nâng cấp hợp tác và trao đổi quân sự và kinh tế với Ấn Độ. Mỹ cũng tiếp tục ngăn cản Ấn Độ và Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân và xoa dịu căng thẳng giữa hai nước xung quanh vấn đề Kashmir.
Quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ dưới thời Tổng thống Bill Clinton tuy mới chỉ là giai đoạn khởi đầu song đã xây dựng được những cơ sở vững chắc cho sự phát triển của mối quan hệ này trong những giai đoạn sau. Quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ được nâng cấp từ những cuộc tiếp xúc và trao đổi cấp thấp lên cấp trung và cao cấp cùng với việc thiết lập các cơ chế đối thoại và ký kết các hiệp định quân sự. Năm 1995, Bộ trưởng quốc phòng hai nước khi đó là William Perry và S.B.Chavan đã ký kết “Quyết định
thỏa thuận về quan hệ quốc phòng” (Agreed Minute on Defense Relations),
nhằm từng bước mở rộng phạm vi của quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ thông qua việc thúc đẩy cuộc trao đổi các quan chức quân sự và và quan chức cấp cao và nâng cấp quy mô các cuộc huấn luyện và tập trận chung. Thỏa thuận này là một đột phá trong quan hệ hai nước bởi điều đó có nghĩa là hai bên đã quyết định gạt bỏ những mâu thuẫn trong quá khứ để hướng tới hợp tác và trao đổi kinh tế thương mại. Theo thỏa thuận đó, ba nhóm chức năng được thành lập để thúc đẩy sự liên kết hoạt động và thực thi các vấn đề đã được thảo luận. Đó là Nhóm hoạch định chính sách quan hệ quốc phòng chung (JointDefense Policy Group) của Bộ Quốc phòng với chức năng giải quyết các vấn đề về hợp tác quốc phòng, Nhóm Kỹ thuật chung (Joint Technical Group) thảo luận các vấn đề liên quan đến hợp tác sản xuất và
nghiên cứu quốc phòng. Cuối cùng là Nhóm Chỉ đạo điều hành chung
(Executive Steering Groups) có nhiệm vụ thúc đẩy mức độ và phạm vi hợp tác giữa các binh chủng của lực lượng vũ trang hai nước. Cho đến nay, các nhóm này vẫn là những khuôn khổ quan trọng cho sự phát triển quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ.
Dưới thời Chính quyền George.W.Bush
Chính sách Nam Á của Chính quyền George.W.Bush về cơ bản là sự kế thừa từ chính sách Nam Á của Chính quyền Clinton. Tuy nhiên, chính sách Nam Á của Bush có sự điều chỉnh sau khi xảy ra sự kiện tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11.9.2001.
Sau khi chính thức nắm quyền vào tháng 1.2001, Chính quyền G.W.Bush nhanh chóng khẳng định tiếp tục và làm sâu sắc hơn nữa tiến trình mở rộng hợp tác với Ấn Độ đã được thực thi dưới thời Chính quyền Clinton. Điều này được thể hiện rõ ngay trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Bush đã có những phát biểu đề cao vai trò của Ấn Độ như: “thế kỷ tới đây sẽ chứng kiến sự hiện diện của một nước Ấn Độ dân chủ với cách là một cường quốc
trên thế giới… Mỹ phải chú ý nhiều hơn đến Ấn Độ. Chúng ta cần củng cố hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư với Ấn Độ ngay khi nước này vươn mình ra thế giới. Và chúng ta cần hợp tác với chính phủ Ấn Độ, để đảm bảo rằng đây là một cường quốc vì an ninh và sự ổn định ở Châu Á”27. Thậm chí, trước khi Tổng thống Bush nhậm chức, đội ngũ an ninh quốc gia của ông đã bàn đến việc thúc đẩy quan hệ Mỹ - Ấn Độ dựa trên cơ sở là những giá trị dân chủ chung và sự hội tụ những lợi ích chiến lược quan trọng của hai quốc gia. Nói về vấn đề này, cố vấn an ninh quốc gia của Bush trong nhiệm kỳ đầu tiên là bà Condoleezza Rice, trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs, đã cho rằng Ấn Độ có tiềm năng trở thành một cường quốc và chính sách đối ngoại của Mỹ cần phải tính đến điều đó28. Vì thế, trong khoảng thời gian từ khi lên nắm quyền cho đến trước khi sự kiện 11.9 xảy ra, Chính quyền Bush có xu hướng thực thi một chính sách Nam Á trong đó ưu tiên Ấn Độ (India First), chấm dứt việc Mỹ nghiêng về Pakistan đối với vấn đề Kashmir và xác định lại vị trí của Mỹ trong phương trình Trung Quốc - Ấn Độ bằng việc tiến gần hơn đến Ấn Độ.
Tuy nhiên, sự kiện 11.9 xảy ra đã làm thay đổi trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ theo đó cũng có sự điều chỉnh. Cụ thể là, tại Nam Á, khu vực được coi là tiền tuyến trên mặt trận chống khủng bố, Pakistan tái nổi lên như một nhân tố địa chính trị then chốt, tạo thuận lợi cho những nỗ lực quân sự của Mỹ ở Afghanistan. Vì thế, trong phần lớn nhiệm kỳ đầu của Chính quyền Bush, động thái cân bằng trong quan hệ với Ấn Độ và Pakistan được thể hiện rõ ràng trong chính sách của Mỹ đối với Nam Á. Tuy nhiên, xét về lợi ích lâu dài và tương quan sức mạnh trong khu vực cũng như trên phạm vi thế giới, Ấn Độ có một vai trò quan trọng hơn
27 Governor George W.Bush-“A Distinctly American Internationalism”, Ronald Reagan Presidential Library, Simi Valley, California, November 19,1999. http://www.fas.org/news/usa/1999/11/991119-bush- foreignpolicy.htm
Pakistan trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Đại chiến lược của Mỹ được công bố ngay sau khi xảy ra sự kiện 11.9, đã gọi Ấn Độ là “một cường quốc đang lên của thế giới có những lợi ích chiến lược chung với Mỹ”. Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ (2002) đã nêu rõ: “Mỹ đã thực hiện một sự chuyển đổi trong quan hệ song phương của Mỹ với Ấn Độ dựa trên niềm tin rằng những lợi ích của Mỹ đòi hỏi phải xây dựng quan hệ mạnh mẽ với Ấn Độ. Chúng ta là hai nền dân chủ lớn nhất thế giới… Chúng ta có chung lợi ích trong việc đảm bảo sự tự do lưu thông thương mại, bao gồm các tuyến đường biển chiến lược ở Ấn Độ Dương. Cuối cùng, chúng ta chia sẻ lợi ích trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố và tạo ra một Châu Á ổn định có tính chiến lược”.
Sang nhiệm kỳ hai, Chính quyền G.W.Bush đã điều chỉnh Chiến lược toàn cầu nhằm ứng phó với tình hình quốc tế đang biến đổi mạnh mẽ theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ. Trong đó, chống khủng bố được xác định là một cuộc chiến lâu dài, nhiệm vụ ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành mục tiêu chiến lược quan trọng hàng đầu.
Trong bối cảnh đó, Ấn Độ nổi lên như một nhân tố quan trọng giúp Mỹ thực hiện cả hai mục tiêu trên. Đối với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở khu vực Nam Á, Pakistan, đồng minh duy nhất ngoài NATO và cũng là quốc gia ở tuyến đầu của mặt trận chống khủng bố của Mỹ, tỏ ra hoạt động không có hiệu quả. Trong khi đó, Ấn Độ với uy tín và sức mạnh ngày càng tăng của mình đã thể hiện vai trò quan trọng trên mặt trận chống khủng bố và đảm bảo an ninh ở khu vực Nam Á. Đồng thời, Ấn Độ cũng là lựa chọn tối ưu nhất của Mỹ trong tính toán cân bằng sức mạnh với Trung Quốc ở khu vực Châu Á. Vì thế, Mỹ tuyên bố sẽ “giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc chủ chốt của thế giới trong thế kỷ 21”29. Tuyên bố của Chính quyền Bush trùng khớp với nhận định về vai trò của Ấn Độ trong một báo cáo được công bố của Cục tình báo
29
trung ương Mỹ (CIA). Báo cáo đó dự báo rằng Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ tư thế giới vào năm 2012. Việc theo đuổi xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Ấn Độ, “một đồng minh tự nhiên” như cách miêu tả của các quan chức Mỹ, sẽ hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu tối thượng là duy trì vị thế siêu cường số một thế giới của nước Mỹ trong những thập niên tới.
Dưới thời Chính quyền B.Obama
Chính quyền Obama kế thừa chính sách Ấn Độ của Chính quyền George W.Bush để phát triển quan hệ song phương lên một cấp độ mới. Trong Chiến lược An ninh quốc gia công bố tháng 5.2010, ông Obama nhấn mạnh rằng: “Mỹ và Ấn Độ đang xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược dựa trên những lợi ích chung, những giá trị chung như hai nền dân chủ lớn nhất thế giới và những mối liên kết gần gũi giữa nhân dân hai nước”. Bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Mumbai, Ấn Độ tháng 7.2010 cũng cho thấy Ấn Độ có vị thế ngày càng cao trong nhận thức của Mỹ: “Nước Mỹ không chỉ tin, như mọi người nói, rằng Ấn Độ là một cường quốc đang trỗi dậy, chúng tôi tin rằng Ấn Độ đã trỗi dậy. Ấn Độ đang đảm nhiệm vị trí thích đáng của mình ở Châu Á và trên sân khấu toàn cầu. Và chúng ta coi sự nổi lên của Ấn Độ là điều tốt đẹp đối với Mỹ và tốt đẹp đối với thế giới”30
.
Nhìn chung, những mục tiêu trong chính sách đối với Ấn Độ của Mỹ không thay đổi từ thời Tổng thống George W.Bush đến thời Tổng thống Obama. Tuy nhiên có sự thay đổi trong thứ tự ưu tiên của các mục tiêu này do mỗi chính quyền có một nhận thức khác nhau về vai trò của Ấn Độ trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Nam Á. Dưới thời Tổng thống Obama, quan hệ Mỹ - Ấn Độ được điều chỉnh theo hướng thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện. Sự điều chỉnh này nằm trong điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với toàn khu vực Châu Á -TBD và nhằm phục vụ cho chính sách cân bằng sức mạnh của
30Remarks by the President and First Lady in Town Hall With Students in Mumbai, India” – White House release, 7.11.2010
Mỹ ở khu vực này. Điều đó cũng cho thấy, Ấn Độ thực sự có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Đối với Mỹ, việc thúc đẩy quan hệ an ninh quân sự với Ấn Độ nhằm thực hiện những mục tiêu và lợi ích chiến lược sau:
Thứ nhất, vì Ấn Độ là một nhân tố then chốt trong việc giải quyết vấn
đề Afghanistan. Sau một thời gian dài bế tắc trong việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Afghanistan, giới chính trị gia Mỹ nhận định chỉ có thể thông qua việc thúc đẩy cải thiện mối quan hệ giữa Ấn Độ với Pakistan mới có thể sớm hoàn thành mục tiêu tái thiết và xây dựng một nhà nước Afghanistan dân chủ và ổn định, ngăn chặn tình trạng bất ổn ở khu vực Nam Á. Hơn nữa, chống chủ nghĩa khủng bố còn là một khía cạnh hợp tác chặt chẽ và quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thứ hai, đưa Ấn Độ vào quỹ đạo chiến lược của Mỹ, từ đó lợi dụng vị
thế chiến lược của Ấn Độ ở Nam Á để duy trì cân bằng lực lượng ở Châu Á, nhằm hình thành cục diện địa – chính trị chiến lược tương đối có lợi cho Mỹ ở Châu Á và Châu Âu. Nếu Mỹ lôi kéo được Ấn Độ thì có thể dựa vào sức mạnh của Ấn Độ để ngăn chặn Trung Quốc và cân bằng với Nga. Trung Quốc đang “trỗi dậy” đã thực sự trở thành mối đe dọa đối với vị thế siêu cường số một thế giới của Mỹ. Gần đây, Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân và liên tục có những động thái bành trướng, gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông bất chấp những ý kiến phản đối của Mỹ và không che giấu ý định trở thành cường quốc trên mặt biển. Trong khi Mỹ không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc còn Ấn Độ vốn có nhiều mâu thuẫn với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề biên giới. Còn Nga, đối thủ trực tiếp của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đang trên đà khôi phục vị thế cường quốc, đang có những hoạt động gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Nam Á thông qua thực lực kinh tế và quân sự. Ấn Độ tỏ ra là lựa chọn tối ưu nhất của Mỹ trong bài toán cân bằng chiến lược ở khu vực này. Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã khẳng định được vị thế của một cường quốc khu vực và cường quốc
đang trỗi dậy của thế giới, thể hiện rõ qua những chỉ số phát triển kinh tế ấn tượng, sự ổn định đáng kể của hệ thống chính trị, sự gia tăng sức mạnh quân sự và vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định, an ninh khu vực cũng như vị thế ngày càng cao trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Do đó, việc xây dựng thành công Ấn Độ trở thành một đối tác kiểu mới của Mỹ ở Châu Á