Khuônkhổ hợp tác và đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ an ninh quân sự mỹ ấn độ trong thập niên đầu thế kỷ 21 (Trang 65 - 72)

2.2 Nội dunghợp tác

2.2.1 Khuônkhổ hợp tác và đối thoại

Dưới thời Chính quyền George W.Bush, quan hệ Mỹ - Ấn Độ không ngừng ấm lên, đặc biệt trên lĩnh vực hợp tác an ninh quân sự. Các chuyến thăm viếng lẫn nhau liên tiếp của lãnh đạo cấp cao hai nước thời kỳ này là những tiền đề, cơ sở quan trọng hình thành khuôn khổ hợp tác và đối thoại cho quan hệ Mỹ - Ấn Độ nói chung, quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ nói riêng.

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Bush đã có những động thái tích cực, thể hiện mối quan tâm sâu sắc đối với việc mở rộng hợp tác an ninh và quân sự với Ấn Độ như cử ông Robert Blackwill, một nhà ngoại giao dạn dày kinh nghiệm, giữ chức đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, vị trí đã để trống nhiều năm dưới thời Chính quyền Clinton; hội kiến thân mật với Bộ trưởng Ngoại giao khiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Jaswant Singh khi ông Sing thăm Mỹ tháng 4/2001. Phía Ấn Độ cũng thể hiện thái độ tích cực trong thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Tháng 5/2001, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage dừng chân tại Ấn Độ để tìm kiếm thêm sự tán thành đối với kế hoạch phòng thủ tên lửa gây tranh cãi của Chính quyền Bush. Ngoại trưởng Singh đã hoan nghênh kế hoạch đó và cho rằng hai nước “đang cố gắng cùng nhau thực thi một cơ chế an ninh hoàn toàn mới được áp dụng cho toàn cầu”33. Đây được xem như một động thái mới khá ngạc nhiên trong quan hệ Mỹ - Ấn Độ. Bởi vì, trong khi nhiều đồng minh của Mỹ chỉ trích chính sách phòng thủ tên lửa của Mỹ thì Ấn Độ lại công khai ủng hộ Mỹ. Quan hệ Mỹ - Ấn Độ thời gian này trở nên nồng ấm với các chuyến thăm viếng nhộn nhịp của nguyên thủ hai nước.

Tuy nhiên, sự kiện 11.9 xảy ra đã trở thành một phép thử nghiêm túc đối với mối quan hệ vừa mới khởi sắc Mỹ - Ấn Độ. Mỹ đã phải điều chỉnh quan hệ với Pakistan sao cho vừa không ảnh hưởng đến những hoạt động chống khủng bố của Mỹ ở Afghanistan, vừa không làm Ấn Độ xa lánh Mỹ. Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên lên tiếng ủng hộ cuộc chiến chống

33

khủng bố của Mỹ, mặc dù vẫn quan ngại về mối quan hệ của Mỹ với Pakistan. Động thái tích cực trên của Ấn Độ đã giải tỏa phần nào nút thắt trong chính sách Nam Á của Mỹ và tạo động lực cho quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ phát triển. Chính quyền Bush nhanh chóng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Ấn Độ do những vụ thử tên lửa của nước này năm 1998, đồng thời giảm số lượng các công ty của Ấn Độ trong Danh sách các thực thể (the

Entity List) từ 150 xuống còn 16 công ty. Hai nước tái khởi động Nhóm chính sách Quốc phòng (DPG) và tiến hành nhiều hoạt động tiếp xúc quân sự khác,

tạo sức đẩy mới cho quan hệ an ninh quân sự giữa Mỹ và Ấn Độ.

Vào tháng 1/2004, Tổng thống Bush và Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee đã khởi xướng sáng kiến “Những bước tiếp theo trong quan hệ đối tác chiến

lược” (the Next Steps in Strategic Partnership – NSSP), đưa quan hệ Mỹ - Ấn

Độ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Căn cứ vào Sáng kiến NSSP, hai nước nhất trí mở rộng hợp tác trên ba lĩnh vực cụ thể là các hoạt động hạt nhân dân sự, các chương trình không gian dân sự và thương mại công nghệ cao. Hai bên cũng nhất trí mở rộng các cuộc đối thoại về phòng thủ tên lửa. Và theo NSSP, Ấn Độ là cường quốc hạt nhân duy nhất được Mỹ công nhận mà không chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản của “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT). Tháng 9/2004, Sáng kiến NSSP được cụ thể hóa bằng Hiệp định thương mại công nghệ cao (the High Technology Trade Agreement). Sáng kiến NSSP đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sự can dự về những vấn đề an toàn và kiểm soát hạt nhân, thúc đẩy hợp tác trong phòng thủ tên lửa, sử dụng hòa bình công nghệ không gian và tạo môi trường thuận lợi cho thương mại công nghệ cao Mỹ - Ấn Độ phát triển.

Trên cơ sở những tiến bộ đạt được trong nhiệm kỳ thứ nhất, quan hệ Mỹ - Ấn Độ đã có bước đột phá quan trọng chỉ vài tháng sau khi Tổng thống Bush tái đắc cử. Trước tiên là việc Tổng thống Bush và Thủ tướng Manmohan Singh ra Tuyên bố chung với nội dung nâng cấp quan hệ Mỹ - Ấn

Độ lên thành “quan hệ đối tác toàn cầu” vào tháng 7/2005. Hai nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, bao gồm “hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự đầy đủ”. Mỹ tiếp tục cắt giảm thêm các lệnh trừng phạt đối với Ấn Độ. Tiếp đó là sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, khi đó là Donald Rumsfeld và người đồng cấp Ấn Độ là Pranab Mukherjee đã ký Hiệp

định khung về hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn Độ(có thời hạn 10 năm) ngày

28/7/2005. Theo nội dung của Hiệp định, hai nước thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm chống cướp biển, cứu trợ thiên tai, chống khủng bố và mở rộng thương mại quốc phòng, gia tăng các cơ hội chuyển giao công nghệ và cùng sản xuất, mở rộng hợp tác liên quan đến phòng thủ tên lửa và thiết lập

Nhóm sản xuất và thu mua quốc phòng song phương. Theo nhận định của giới

nghiên cứu quốc tế, Hiệp định Hạt nhân dân sự được ký kết năm 2008 là dấu ấn nổi bật nhất trong quan hệ Mỹ - Ấn Độ dưới thời Chính quyền G.W.Bush.

Những Hiệp định, cơ chế hợp tác quốc phòng được ký kết và hình thành dưới thời Chính quyền G.W.Bush là những tiền đề quan trọng, tạo đà cho quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ phát triển lên một cấp độ mới trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.

Kế thừa những thành quả từ thời Tổng thống George W.Bush, quan hệ Mỹ - Ấn Độ tiếp tục giành được sự quan tâm từ giới lãnh đạo của hai nước dưới thời Tổng thống Obama. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Obama khẳng định “quan hệ hữu nghị phát triển nhanh và sâu rộng của chúng ta với Ấn Độ sẽ đem lại lợi ích cho tất cả người dân trên thế giới” và người dân Ấn Độ “nên biết không có người bạn và đối tác nào tốt hơn người dân Mỹ”34

. Giới chức ngoại giao hai nước đã nhanh chóng thống nhất tăng cường hơn nữa quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ.

Tuy nhiên trên thực tế, việc Chính quyền Obama ưu tiên giải quyết vấn đề đối ngoại cấp bách do chính quyền tiền nhiệm để lại là cuộc chiến chống

34

khủng bố ở Iraq và Afghanistan trong năm đầu cầm quyền đã làm chậm tiến trình thúc đẩy quan hệ Mỹ - Ấn Độ phát triển. Theo “Chiến lược đối với Afghanistan và Pakistan” mà Tổng thống Obama công bố chỉ hơn một tháng sau khi nhậm chức thì Ấn Độ không có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Afghanistan. Điều đó khiến cho Ấn Độ hoài nghi ý định hợp tác của Mỹ và cho rằng Ấn Độ không thuộc diện ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Chính quyền Obama. Nhưng sự bế tắc trong Chiến lược Nam Á mới của Mỹ cùng với thái độ chủ động thúc đẩy mối quan hệ với Mỹ của Ấn Độ đã khiến cho Chính quyền của Tổng thống Obama phải nhìn nhận lại vai trò then chốt của Ấn Độ trong việc giải quyết vấn đề Afghanistan cũng như trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở khu vực Nam Á. Giới chính trị Mỹ nhận định tăng cường quan hệ với Ấn Độ không chỉ có lợi cho chiến lược của Mỹ ở Nam Á, mà với vị thế của một cường quốc đang trỗi dậy trên thế giới, Ấn Độ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức mà Mỹ phải đối mặt trong thập kỷ này.

Những thay đổi trong tính toán của Chính quyền Obama theo hướng tích cực hơn đã đưa quan hệ Mỹ - Ấn Độ phát triển lên một tầm cao mới mà biểu hiện rõ nhất là những hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực ngoại giao với các chuyến thăm viếng và hội đàm của nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao hai nước, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của các lĩnh vực khác trong mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ. Các cơ chế đối thoại nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng hai nước lần lượt ra đời.

Nhằm thể chế hóa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, tháng 7/2009, Mỹ và Ấn Độ bắt đầu khởi động cơ chế Đối thoại chiến

lược thường niên cấp Bộ trưởng nhằm thúc đẩy quan hệ Mỹ - Ấn Độ trên tất

cả các lĩnh vực. Tháng 6/2010, vòng đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn Độ đầu tiên được tổ chức Washington (Mỹ), các vòng đối thoại tiếp theo được luân phiên tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) và Washington (Mỹ). Hiện nay, cơ chế

này đã trở thành một diễn đàn quan trọng để hai “nền dân chủ” lớn nhất thế giới theo đuổi chiến lược tăng cường hỗ trợ nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quân sự - nội dung được ưu tiên trong các vòng đối thoại. Sự đồng thuận về quan điểm và sự gặp gỡ về lợi ích chiến lược trong quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đã giúp cho các cuộc đối thoại chiến lược song phương rất thành công. Quy mô của các cuộc hội đàm cũng bắt đầu được mở rộng từ song phương sang đa phương với sự tham gia của Nhật Bản vào năm 2011.

Trên khía cạnh an ninh quân sự, trước tiên phải kể đến chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 3/2009 của ông Leon Panetta, khi đó là giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Chuyến công du đến Ấn Độ của thành viên cấp cao đầu tiên trong bộ máy Chính quyền Obama đã thúc đẩy hoạt động hợp tác tình báo giữa hai nước lên mức cao nhất từ trước đến nay. Ba tháng sau, Cố vấn an ninh quốc gia Jim Jones cũng có chuyến thăm Ấn Độ để bàn về các vấn đề Iran và quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Tuy nhiên phải đến chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào tháng 7/2009, quan hệ Mỹ - Ấn Độ mới thực sự có những chuyển biến sâu sắc. Chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Hillary Clinton là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, xóa bỏ những nghi ngại của Ấn Độ, chính thức đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Trước đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố: Chính phủ Mỹ coi Ấn Độ là một trong số ít những đối tác toàn cầu. Mỹ sẽ mở rộng hơn nữa quan hệ với Ấn Độ, quan hệ Mỹ - Ấn Độ sẽ nâng cấp lên 3.035. Tuyên bố trên của bà đã được hiện thực hóa thông qua việc thiết lập cơ chế “Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn Độ” nhằm tăng cường hợp tác song phương trên tất cả các

35http://toquoc.vn/sites/vi-vn/details/6/y-kien-binh-luan/93588/quan-he-my-an-va-trat-tu-khu-vuc.aspx, 28/08/2009

Giai đoạn 1.0: tính từ năm 1947 khi Ấn Độ giành độc lập cho đến trước năm 2000; giai đoạn này quan hệ ngoại giao giữa hai nước chỉ giới hạn trong các hoạt động viện trợ và đầu tư kinh tế của Mỹ cho Ấn Độ. Giai đoạn 2.0: thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Bush; giai đoạn này Mỹ tăng cường quan hệ với Ấn Độ, đặc biệt là trên lĩnh vực quân sự. Hai nước ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự.Mỹ dành cho Ấn Độ nhiều điều kiện ưu đãi về quân sự.

lĩnh vực, trong đó chú trọng đến vấn đề không phổ biến vũ khí, chống khủng bố và hợp tác quân sự. Đến nay đã có ba vòng “Đối thoại chiến lược” giữa hai nước được tổ chức lần lượt vào tháng 6/2010 tại Washington, tháng 7/2011 tại New Delhi và tháng 6/2012 tại Washington. Các vòng Đối thoại chiến lược này thực tế là một kênh thương lượng hữu hiệu giúp hai bên giải quyết những vấn đề tồn tại trước khi chúng vượt tầm kiểm soát.

Đáp lại chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thực hiện chuyến thăm Mỹ vào tháng 11/2009. Theo đánh giá của giới quan sát quốc tế thì chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Singh đã thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ. Tổng thống Obama chính thức thừa nhận Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân mà Mỹ cần hợp tác vì hòa bình và an ninh toàn cầu, đồng thời cam kết thực thi đầy đủ thỏa thuận hạt nhân dân sự giữa hai nước vì lợi ích của mỗi bên. Nguyên thủ hai nước cũng thông báo về “Sáng kiến hợp tác chống khủng bố”, sau đó được hai nước ký kết chính thức vào ngày 23/7/2010, kêu gọi hai nước tăng cường sự phối hợp nhằm ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố.

Đầu năm 2010, khi quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan đang trong trạng thái lạnh nhạt và tình hình chiến sự tại Afghanistan và Pakistan ngày càng trở nên phức tạp, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thực hiện chuyến công du Ấn Độ kéo dài 3 ngày nhằm làm giảm bớt căng thẳng giữa hai quốc gia cùng sở hữu vũ khí hạt nhân này để tập trung đối phó một cách có hiệu quả hơn với những mối đe dọa chung của các nhóm khủng bố đang tìm cách mở thêm nhiều cuộc tấn công ở cả hai nước. Ông Gates cũng đề cao vai trò của Ấn Độ trong vấn đề Afghanistan và đề nghị hai nước hợp tác quân sự chặt chẽ hơn nữa để duy trì ổn định khu vực Nam Á.

Dấu ấn đỉnh cao của mối quan hệ này là chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Tổng thống Mỹ Barack Obama từ ngày mùng 7 đến mùng 9/11/2010. Việc Tổng thống Obama chọn Ấn Độ là điểm dừng chân đầu tiên trong

chuyến công du Châu Á của ông đã cho thấy tầm quan trọng của Ấn Độ trong Chiến lược toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang khu vực Châu Á – TBD của Mỹ. Trong dịp này, Tổng thống Obama đã khẳng định quan hệ giữa hai nước là quan hệ đối tác mới mang tính toàn cầu và tuyên bố ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Thành công từ chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Obama đã tạo cơ sở cho những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hai nước hai năm sau đó. Một loạt các cuộc gặp gỡ, đối thoại cấp cao giữa hai nước được tổ chức, trong đó nổi bật là các chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào tháng 7/2011 và tháng 5/2012 và của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vào tháng 6/2012. Quan hệ an ninh quân sự Mỹ và Ấn Độ luôn là một trong những chủ đề nội dung chính trong chương trình nghị sự của các cuộc gặp gỡ giữa các quan chức cấp cao hai nước và các cuộc đối thoại chiến lược. Đây cũng là một trong những cơ sở chủ yếu của mối quan hệ đối tác chiến lược nói chung giữa hai nước.

Theo đó, một loạt cơ chế đối thoại về an ninh quân sự giữa hai nước dưới thời Tổng thống George W.Bush như Nhóm Chính sách Quốc phòng (DPG), Nhóm Công tác chung về chống khủng bố, Khuôn khổ mới trong quan hệ quốc phòng Mỹ - Ấn Độ hay Khuônkhổ hợp tác hàng hải,… vẫn được duy

trì, được cụ thể hóa và mở rộng hơn dưới thời Tổng thống Obama.

Nhóm Chính sách quốc phòng (DPG) do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Mỹ phụ trách vấn đề chính sách và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ chủ trì vẫn thực hiện tốt chức năng là một cơ chế chính chỉ đạo quan hệ quốc phòng chiến lược Mỹ - Ấn, tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại về các vấn đề hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ an ninh quân sự mỹ ấn độ trong thập niên đầu thế kỷ 21 (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)