Những khía cạnh hợp tác nổi bật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ an ninh quân sự mỹ ấn độ trong thập niên đầu thế kỷ 21 (Trang 72 - 96)

2.2 Nội dunghợp tác

2.2.2 Những khía cạnh hợp tác nổi bật

2.2.2.1 Hợp tác giữa các binh chủng hai nước

Trong thập niên qua, hợp tác giữa các binh chủng của quân đội hai nước là khía cạnh được chú trọng phát triển và đạt được nhiều tiến bộ nhất của quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ. Những diễn tiến của tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là vấn đề an ninh hàng hải những năm vừa qua đã “hội tụ” các lợi ích chiến lược của Mỹ và Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa lực lượng quân đội hai nước phát triển trên tất cả các binh chủng: Không quân, Lục quân và Hải quân.

Không quân

Hợp tác của lực lượng Không quân hai nước bắt đầu từ cuộc tập trận Không vận chung “the Cope India” được tổ chức năm 2002 nhưng phải sau cuộc tập trận “the Cope India” 2004, hợp tác giữa lực lượng Không quân hai

nước mới thực sự phát triển. Những cuộc gặp gỡ ban đầu không chỉ thiết lập được mối quan tâm chung giữa Không quân hai nước mà còn tạo điều kiện cho Ấn Độ mua máy bay C-130J của Mỹ. Từ năm 2008, Không quân hai nước luân phiên tổ chức các cuộc họp thường niên ESG (Executive Steering Groups) ở Mỹ và Ấn Độ. Sau đó, phía Mỹ đã cung cấp cho Ấn Độ những khóa huấn luyện nhảy dù từ máy bay C-17 và C-130J của Mỹ, cũng như trên máy bay trinh sát P-8I do Mỹ cung cấp, làm sâu sắc hơn những nội dung hợp tác giữa lực lượng Không quân hai nước.

Dưới thời Chính quyền G.W.Bush, Không quân hai nước đã tiến hành cuộc tập trận không vận chung “Cope India” tại Agra tháng 10/2002 nhằm thúc đẩy khả năng liên kết hoạt động giữa lực lượng không quân hai nước. Năm 2003, Lực lượng Không quân tiến hành diễn tập hỗn hợp tại Alaska. Năm 2004, các cuộc diễn tập máy bay chiến đấu đầu tiên của Không quân hai nước mang tên “Operation Cope India 04” được thực hiện tại Gwalior vào tháng 2/2004 và “Cooperative Cope Thunder” tại Alaska tháng 6/2004. Năm 2005, các cuộc tập trận chung gia tăng cả về quy mô, số lượng và được thực hiện ở hầu hết các binh chủng, bao gồm binh chủng Không quân. Các cuộc tập trận mang tên “Cope India 05” được tổ chức tại Kalaikunda tháng 11/2005. Cope India, được dự kiến tổ chức hai lần một năm, là hoạt động chung nổi bật nhất của Không quân Mỹ - Ấn Độ với mục tiêu diễn tập ứng phó với các tình huống thảm họa thiên tai và hỗ trợ nhân đạo.

Dưới thời Chính quyền Obama, Cope India được tổ chức ở Agra, Ấn Độ vào tháng 10/2009, tập trung vào các thao tác di chuyển trong một tình huống hỗ trợ nhân đạo. Hơn 110 binh sỹ nhảy dù của Mỹ và Ấn Độ đã hướng dẫn nhảy dù cho các quân nhân của Không quân Ấn Độ từ máy bay C-17 và C-130J của Mỹ. Tháng 6/2010, Không quân Mỹ (USAF) và Không quân Ấn Độ (IAF) đã tiến hành cuộc hội thảo Unified Engament tập trung lên kế hoạch cho việc sử dụng trong tương lai các nội dung của không lực, bao gồm: tình

báo, giám sát, lập kế hoạch trinh sát và nhắm các mục tiêu được chôn sâu và chắc chắn và tìm kiếm chiến đấu và các hoạt động cứu hộ. Khóa huấn luyện chiến đấu cho không quân được theo dõi hàng năm tại Nhóm điều hành hoạt

động giữa IAF và Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF) và tại

các cuộc trao đổi chuyên gia theo chủ đề. Các cuộc trao đổi được tiến hành hàng năm theo từng chủ đề như kỹ thuật sân bay, tình báo, vũ khí và chiến thuật, an toàn bay.

Mặc dù đạt được những tiến bộ nhất định song thời gian qua, hợp tác song phương giữa lực lượng Không quân hai nước chậm phát triển hơn so với các binh chủng khác cả về số lượng và chất lượng do những mục tiêu khác biệt của hai bên trong mối quan hệ này. Khi tiến hành cuộc tập trận đầu tiên năm 2002, các quan chức Ấn Độ xác định mục tiêu khá khiêm tốn là hy vọng hiểu rõ hơn và bước đầu xây dựng mối quan hệ với những người đồng cấp Mỹ, tìm hiểu về công nghệ, chiến thuật và những quy trình mua bán vũ khí Mỹ, quan sát kỹ hơn các căn cứ không quân của Mỹ và so sánh khoảng cách trình độ giữa phi công của hai lực lượng Không quân. Trong khi đó, phía Mỹ đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn khi xúc tiến quan hệ giữa lực lượng Không quân hai nước là tìm kiếm phát triển các đối tác liên minh có năng lực và duy trì tiếp xúc thông qua can dự cấp cao và tiếp xúc giữa các cá nhân. Ngoài ra, việc Ấn Độ thiếu những máy bay chiến đấu phù hợp cũng như những chi phí đắt đỏ để thúc đẩy hợp tác giữa hai binh chủng cũng làm hạn chế sự phát triển của mối quan hệ giữa Không quân hai nước.

Bên cạnh những hoạt động song phương, Mỹ cũng khuyến khích Ấn Độ tham gia vào các hoạt động quân sự đa phương của Mỹ. Đây là một biện pháp của Mỹ nhằm hỗ trợ các đồng minh và các đối tác tăng cường khả năng tác chiến, đối phó với những mối đe dọa an ninh trong khu vực. Năm 2008, Ấn Độ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận đa phương thường niên “Red Flag Nellis” do Mỹ tổ chức. Red Flag là một hoạt động huấn luyện phối hợp

chung, cung cấp một “mặt trận” thời bình để huấn luyện khả năng tương tác trên một loạt nhiệm vụ, bao gồm hoạt động ngăn chặn, giành ưu thế trên không, (defense suppression), không vận, tiếp nhiên liệu trên không và trinh sát. Năm 2013, Lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) tiếp tục tham gia vào cuộc tập trận Red Flag- Nellis với cả máy bay chiến đấu và máy bay điều kiển hệ thốngvà cảnh báo trên không.Một quan chức của Không quân Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận rất hữu ích vì đã giúp Không quân Ấn Độ hiểu biết đầy đủ về phương thức chiến tranh lấy mạng làm trung tâm (Network-centric warfare) của Mỹ. Hiện Ấn Độ đang xây dựng những năng lực chiến tranh lấy mạng làm trung tâm của chính mình. Các phi công Mỹ cũng rất ấn tượng với những màn trình diễn của các đồng nghiệp đến từ Ấn Độ trong “Red Flag” năm 2013.

Hiện nay, Ấn Độ đang trỗi dậy và ngày càng khẳng định vị thế cường quốc thế giới của mình. Vì thế, Không quân Ấn Độ (IAF) cũng có vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo các lợi ích quốc gia của cường quốc này. Điều đó đem lại những cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ cho sự hợp tác giữa binh chủng Không quân của Mỹ và Ấn Độ. Thời gian tới, Ấn Độ sẽ sở hữu những biên đội máy bay chiến đấu có khả năng vận chuyển C-17 lớn nhất thế giới, giúp Không quân Ấn Độ nâng cao năng lực ứng phó với những thảm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra ở khu vực Ấn Độ Dương (IOR: Indian Ocean Region) cũng như mở rộng những nội dung diễn tập trong các cuộc tập trận song phương giữa binh chủng Không quân Mỹ và Ấn Độ. Nhiệm vụ then chốt của Không quân Ấn Độ là ngăn chặn những mối đe dọa đến từ Trung Quốc và Pakistan. Đây là một nội dung quan trọng để mở rộng quan hệ hợp tác giữa lực lượng Không quân hai nước.

Hợp tác song phương giữa Không quân hai nước hiện đang thiếu những cuộc hội thảo chiến lược về sự phát triển của Không quân trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như: sự phát triển của lực lượng Không quân Trung

Quốc, cách thức đối phó hiệu quả nhất đối với Không lực của Trung Quốc ở phía Đông Bắc Ấn Độ. Hợp tác trong hệ thống phòng thủ tên lửa cũng như trong không gian vũ trụ nhằm nâng cao khả năng ngăn chặn và đáp trả những mối đe dọa tên lửa đạn đạo cũng như vấn đề phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đến từ Trung Quốc và Pakistan sẽ giúp làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương giữa binh chủng Không quân Mỹ và Ấn Độ.

Lục quân

Hợp tác giữa Lục quân hai nước trong thập niên qua đã có những bước tiến đáng kể thông qua các chuyến thăm cấp cao, các khóa đào tạo và các cuộc hội nghị, hội thảo song phương, đa phương, đặc biệt là các cuộc tập trận chung thường niên mang bí danh Yudh Abhyas. Ý tưởng về cuộc tập trận chung này được hình thành từ năm 2001 và đến năm 2004, Yudh Abhyas lần đầu tiên được tổ chức, đánh dấu cuộc tập trận chung đầu tiên giữa các lực lượng tham gia trong các cuộc chiến thông thường giữa Mỹ và Ấn Độ trong hơn bốn thập niên qua. Cuộc diễn tập được tiến hành trên nhiều địa hình như trong rừng, trên đồi núi với các nội dung huấn luyện tập trung chủ yếu vào những thách thức đối với các mối quan tâm chung như vấn đề chống bạo loạn, chống khủng bố và giữ gìn hòa bình. Quy mô các đơn vị tham gia diễn tập cũng ngày càng được mở rộng từ hoạt động huấn luyện trận địa quy mô đại đội lên tập trận bắn đạn thật ở cấp tiểu đoàn và huấn luyện chỉ huy cấp lữ đoàn. Bên cạnh Yudh Abhyas, Lục quân hai nước còn phối hợp huấn luyện trong các cuộc diễn tập khác như Vajra Prahar và Shatrujeet.

Dưới thời Chính quyền G.W.Bush, Lục quân hai nước đã tiến hành cuộc diễn tập chung tại New Delhi tháng 4/2003. Năm 2004, Binh chủng Lục quân tiếp tục diễn tập các hoạt động gìn giữ hòa bình. Năm 2005, Lục quân Mỹ mời đồng nghiệp Ấn Độ tham gia cuộc diễn tập phòng phủ tên lửa “Roving Sands” tại Mỹ. Đến tháng 10/2006, Lục quân hai nước tiến hành cuộc tập trận chung mang bí danh “Shatrujeet” hay “Victory Over the

Enemy” tại Belgaum thuộc bang Karnataka của Ấn Độ. Cuộc tập trận này nhằm mục đích tăng cường năng lực chống khủng bố ở những địa hình bán thành thị với mong muốn củng cố khả năng liên kết hoạt động ở một mức độ thiết thực.

Dưới thời Chính quyền Obama, Lục quân hai nước Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức cuộc tập trận trên bộ lớn nhất kéo dài 15 ngày mang tên Yudh-Abhyastại căn cứ quân sự Jhansi thuộc bang Uttar Pradesh, miền nam Ấn Độ vào tháng 10/2009. Lục quân Mỹ đã điều tới cuộc tập trận này gần như toàn bộ Lữ đoàn Stryker II của Mỹ với khoảng 17 phương tiện và khoảng 500 binh lính. Trọng tâm của cuộc diễn tập này là “các chiến dịch của lực lượng bộ binh đã được cơ giới hóa để chống lại lực lượng nổi dậy và khủng bố ở khu vực địa hình bán thành thị”, bao gồm các bài tập thực binh hỏa lực với các phương tiện chiến đấu hạng nặng. Đây cũng là lần đầu tiên các đơn vị cơ giới pháo của Lục quân Ấn Độ, được trang bị xe tăng T-90 và T-72 do Nga chế tạo, xe bọc thép BMP- II và pháo cỡ nòng 155mm, chia sẻ kinh nghiệm với Lục quân Mỹ36

.

Tháng 3/2012, cuộc tập trận chung này được tổ chức tại bang Rajasthan, miền tây Ấn Độ trong hai tuần với sự tham gia của các phương tiện tác chiến bộ binh, các loại xe bọc thép. Cuộc tập trận có sự tham gia của 200 binh lĩnh mỗi bên, được tổ chức nhằm mục đích thử nghiệm và rèn luyện kỹ năng xung trận trong điều kiện thời tiết nắng nóng trên sa mạc của lực lượng binh lính hai nước. Trong cuộc tập trận, hai bên còn thực hành kỹ thuật, chiến thuật xung trận, lấy bối cảnh là hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc và có sự tham gia của các lực lượng cơ giới.

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể song mối quan hệ giữa Lục quân Mỹ và Ấn Độ thời gian qua chưa phát triển tương xứng với quy mô và tiềm năng của mối quan hệ này do những hạn chế về năng lực của Lục quân Ấn Độ cũng như thái độ hợp tác chưa tích cực với Mỹ của giới chức Ấn Độ. Trong

36

ngắn hạn và trung hạn, hai bên sẽ tiếp tục duy trì cách tiếp cận chắc chắn như hiện tại, tập trung vào các hoạt động xây dựng các mối quan hệ các nhân, thúc đẩy sự hiểu biết chung tôn trọng lẫn nhau và từng bước xây dựng những năng lực chung. Mục tiêu chiến lược bao trùm trong ngắn hạn và trung hạn của mối quan hệ song phương giữa Lục quân hai nước sẽ là nâng cao năng lực của Lục quân Ấn Độ, đưa nước này trở thành một nhà cung cấp an ninh và ổn định hiệu quả hơn ở Nam Á, từ đó phục vụ tốt hơn cho lợi ích của cả hai nước.

Hải quân

Hợp tác của Hải quân hai nước là khía cạnh hợp tác đạt được nhiều tiến bộ nhất so với các binh chủng khác trong những năm qua và cũng là lĩnh vực hứa hẹn phát triển nhất trong thời gian tới. Mỹ và Ấn Độ ngày càng tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong các lợi ích chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương như: vấn đề an ninh của các tuyến thương mại và năng lượng trọng yếu ở vùng biển này; vấn đề kiểm soát sự di chuyển tự do của chủ nghĩa khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân và nhu cầu đối phó hiệu quả với những thảm họa thiên nhiên. Bên cạnh đó, Mỹ và Ấn Độ cũng chia sẻ lợi ích trong việc đảm bảo an ninh hàng hải trên các vùng biển Đông, biển Hoa Đông ở Thái Bình Dương. Vì vậy, hai nước có chung mục tiêu kiềm chế, ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Hải quân Trung Quốc ở các vùng biển này. Sự “hội tụ” các lợi ích hàng hải chiến lược khiến cả Mỹ và Ấn Độ đều có mong muốn thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác song phương về hàng hải và lưc lượng hải quân hai nước.

Hải quân Mỹ và Ấn Độ đã hợp tác với nhau trong các cuộc tập trận Malabar ngay từ năm 1992. Tuy nhiên, việc Ấn Độ tiến hành cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1998 đã làm gián đoạn mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Ấn Độ nói chung, hợp tác song phương của Hải quân Mỹ - Ấn Độ nói riêng. Phải đến năm 2005, sau khi Hiệp định Khung mới cho Quan hệ quốc phòng Mỹ - Ấn Độ được ký kết, đặc biệt là Hiệp định khung cho Hợp tác an

ninh hàng hải Mỹ - Ấn Độ được ký năm 2006, hợp tác song phương của Hải

quân hai nướcmới bước sang một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thực chất cả về quy mô và chất lượng.

Trên cơ sở các Hiệp định Khung này, lãnh đạo cấp cao của Hải quân hai nước đã tiến hành các cuộc đối thoại, thảo luận về các nội dunghợp tác thông qua các hội nghị an ninh và hàng hải đa phương. Hàng loạt các chuyến viếng thăm quân cảng, các cuộc trao đổi nhân sự giữa hai bên đã được tiến hành. Hai bên cũng ký hiệp định trao đổi nhiên liệu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự hợp tác của hải quân hai nước. Mỹ và Ấn Độ cũng dành cho nhau sự tôn trọng sâu sắc đối với năng lực và phẩm chất chuyên môn của mỗi bên. Các quan chức Hải quân Mỹ đánh giá cao mức độ thành thạo của Hải quân Ấn Độ trong các hoạt động tác chiến trên mặt nước, Hải quân Ấn Độ cũng dành sự ngưỡng mộ đối với trình độ kỹ thuật và mức độ chuyên nghiệp của các đồng nghiệp Mỹ.

Hải quân hai nước tiến hành hợp tác thông qua bốn cuộc tập trận thường niên là Malabar, Habu Nag (hải quân thiên về hoạt động đổ bộ), Spitting Cobra (thiên về hoạt động phá hủy vũ khí gây nổ), Salvex(thiên về lặn và cứu hộ).

Dưới thời Chính quyền G.W.Bush, một loạt các cuộc tập trận hải quân chung Malabar, vốn bị đình trệ sau khi Ấn Độ tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân Pokharan, được khôi phục vào năm 2002. Năm 2003, Hải quân hai nước tổ chức các cuộc diễn tập hải quân liên hợp “Malabar 04” ở bờ biển phía đông với nội dung tìm kiếm và cứu hộ hàng hải. Năm 2005 là năm mà Hải quân hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ an ninh quân sự mỹ ấn độ trong thập niên đầu thế kỷ 21 (Trang 72 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)