5. Kết cấu của luận văn
3.5. Đánh giá chung về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Ảng,
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế
3.5.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất: Trong phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Việc phân cấp quản lý chi NSNN cho các cấp ở địa phương chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp địa phương, tập trung nhiều ở cấp huyện, chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tự chủ và tự chịu trách
94
nhiệm của cấp dưới. Do đó, chưa phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương.
Thứ hai: Trong việc lập dự toán chi: việc xây dựng kế hoạch hóa nguồn chi, dự toán thu ngân sách mặc dù đã được coi trọng nhưng cơ sở xây dựng chưa vững chắc, đôi khi còn mang nhân tố chủ quan, cảm tính.
Thứ ba: Thứ ba, kỷ luật chấp hành NS chưa thật sự nghiêm minh, còn áp dụng kế hoạch “NS mềm”, dễ thay đổi, nhất là chi NS cho ĐTPT, phân bổ NS dàn trải dẫn tới chênh lệch giữa dự toán và thực hiện.
Thứ tư: Trong quyết toán chi ngân sách nhà nước tại huyện Mường Ảng Quyết toán chi NSNN của một số cơ quan, đơn vị còn nhiều nội dung thực hiện không đúng quy định của Nhà nước vẫn được chấp nhận quyết toán. Các biên bản thẩm tra quyết toán của cơ quan tài chính thường chỉ nêu vấn đề thực hiện quản lý NSNN không đúng quy định, chưa cương quyết loại bỏ, không chấp nhận quyết toán các nội dung chi sai quy định.
Việc quyết toán vốn đầu tư các công trình XDCB từ chi NSNN còn chậm so với quy định, vẫn còn tình trạng công trình sai về định mức, đơn giá hay thiếu khối lượng, sai chủng loại vật liệu,.. vẫn được quyết toán với NSNN.
Thứ năm: Trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát
Hàng năm, các cơ quan thanh tra, kiểm tra thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán chi thường xuyên NSNN tại các đơn vị sử dụng NS nhưng kết quả thanh tra còn hạn chế, chủ yếu vận dụng cho đơn vị rút kinh nghiệm và xử lý một phần về kinh tế. Hơn nữa, chế tài xử lý sau thanh tra chưa được nhà nước ban hành, dẫn đến một số đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra.
Công tác thanh tra còn gặp nhiều khó khăn, do lực lượng đoàn thanh tra còn mỏng, cán bộ các phòng ban liên quan được cử đi còn bị chi phối bởi công việc chuyên môn nên thời gain tham gia đoàn không đầy đủ, bên cạnh có thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Tổng số cán bộ thanh tra huyện
95
hiện có 6 người (01 thanh tra viên chính, 3 thanh tra viên, 1 chuyên viên, 1 cán bộ hợp đồng; 6/6 đồng chí đều có trình độ đại học các chuyên ngành: kinh tế, luật, tài chính – ngân hàng).
Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận sau thanh tra thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên, dẫn đến kết quả thu hồi chậm, đạt chưa cao.
3.5.3.2. Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất: huyện Mường Ảng là một huyện có địa bàn rộng, với nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, nguồn thu NSNN trên địa bàn chưa cao, phân tán, đáp ứng được gần 5% nhu cầu chi ngân sách. Do vậy việc điều hành ngân sách chưa được linh động. Chỉ một sự biến đổi về thu, chi NS hoặc trợ cấp của NSTW đã ảnh hưởng đến việc cân đối và quản lý điều hành NS địa phương.
Thứ hai: do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước cũng như thế giới; lạm phát, giá cả gia tăng, tác động mặt trái của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước thắt chặt đầu tư công, cắt giảm các khoản chi thường xuyên; thị trường bất động sản ảm đạm, các doanh nghiệp kinh doanh gặp không ít khó khăn, gây thất thu NSNN, không cân đối được nguồn thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Hơn nữa, diễn biến bất thường của thời tiết gây nên thiên tai, dịch bệnh và Nhà nước thường xuyên thay đổi chính sách, nhất là về đất đai, XDCB đã ảnh hưởng lớn đến thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế và quản lý chi NSNN ở địa phương là một trong những nguyên nhân quản lý, điều hành NSNN kém hiệu quả.
Thứ ba: vẫn còn những bất cập về hệ thống chính sách, quy định pháp luật là một nhân tố cản trở lớn tới việc chi ngân sách.
Thứ tư: việc lập, phân bổ, giao dự toán chi NSNN hàng năm ở một số cơ quan, đơn vị, cấp cơ sở còn chưa sát với tình hình KT – XH của huyện; dự toán chi chưa bao quát hết được nguồn thu nên phần nào đó ảnh hưởng tới công tác cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
96
NSNN cấp huyện phụ thuộc hoàn toàn vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ (%) điều tiết giữa NSTW và NSĐP. Hơn nữa, định mức phân bổ ngân sách của cấp trên thường cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối chi NSNN.
Thứ sáu: việc kiểm tra xử lý các sai phạm trong hoạt động thu chi ngân sách thực hiện chưa nghiêm, nhất là trong quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản, xử lý nợ đọng thuế.
Thứ bảy: Công tác cải cách hành chính cơ bản đã được triển khai nhưng chưa đi sâu vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật cho bộ máy quản lý NSNN còn hạn chế; hệ thống thông tin chưa liên tục và kịp thời và vẫn còn nặng hình thức văn bản giấy; trình độ CBCC, viên chức chưa ứng dụng được các máy móc trang thiết bị tiên tiến vào quản lý NSNN.
97
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG,
TỈNH ĐIỆN BIÊN