5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu NSNN phục vụ công tác phân tích, nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu chi ngân sách:
2.3.1. Các chỉ tiêu chung về thu/chi NSNN
33
- Tổng số thu NSNN (từng kỳ và lũy kế) và phân tổ theo các tiêu thức: theo cấp ngân sách được hưởng; theo lĩnh vực; theo ngành; theo nội dung; Theo mục lục ngân sách.
- Số món thu NSNN (từng kỳ và lũy kế).
- Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu NSNN theo từng kỳ. - Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu NSNN lũy kế.
2.3.1.2. Kết quả chi NSNN
- Tổng số chi NSNN (từng kỳ và lũy kế) và phân tổ theo các tiêu thức: theo cấp ngân sách được hưởng; theo lĩnh vực; theo ngành; theo nội dung; Theo mục lục ngân sách.
- Số lượng khoản mục chi NSNN
- Tỷ lệ hoàn thành dự toán chi NSNN theo từng kỳ - Tỷ lệ hoàn thành dự toán chi NSNN lũy kế
2.3.1.3. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý NSNN
- Tổng số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ
- Số thu NSNN bình quân trên một cán bộ công chức, viên chức KBNN (từng kỳ và lũy kế).
2.3.2. Các chỉ tiêu về quản lý chi NSNN
2.3.2.1. Công tác lập dự toán chi NSNN
- Chi cân đối: + Chi đầu tư phát triển: + Chi thường xuyên:
- Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN. - Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách huyện năm trước sang ngân sách huyện năm sau.
- Tốc độ phát triển bình quân của các khoản chi NSNN TĐPTCBQ =
34
2.3.2.2. Chấp hành dự toán chi NSNN
Công tác chấp hành dự toán NSNN
- Tỉ lệ thực hiện chi NSNN ở cấp huyện, cấp xã so với dự toán chi hàng năm đối với NSNN ở cấp huyện, cấp xã (%)
Ý nghĩa: Cho biết kết quả thực hiện chi NSNN ở địa phương so với dự toán được giao.
- Tỉ lệ thực hiện chi NSNN đối ở cấp huyện, cấp xã so với dự toán hàng năm (%)
Ý nghĩa: Cho biết kết quả QL NSNN hàng năm so với dự toán được giao tại địa phương.
- Cơ cấu chi ở cấp huyện, cấp xã (%)
Ý nghĩa: Cho biết cơ cấu chi NSNN tại địa phương theo các năm đối với cấp huyện, cấp xã.
2.3.2.3. Quyết toán chi NSNN
- NSNN đối với các khoản chi như thu NSNN, chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chương trình, dự án chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện và đã hoàn thành và đã được phê duyệt quyết toán.
Ý nghĩa: Cho biết công tác quản lý NSNN đối với khoản thu/chi như chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chương trình, dự án chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện và đã hoàn thành và đã được phê duyệt quyết toán.
- Số kinh phí từ chối thanh toán NSNN
Ý nghĩa: Cho biết kết quả hoàn lại NSNN đối với các khoản chi không đúng theo quy định.
- Tình trạng tạm ứng và thu hồi tạm ứng chi NSNN
Ý nghĩa: Cho biết kết quả tạm ứng và thu hồi tạm ứng đối với chi NSNN
2.3.2.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát thu NSNN
Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn
Tổng số món và tổng số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi
35
Tỷ lệ số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi;
Tỷ lệ dự án được thanh toán bị kiểm toán kết luận vi phạm/tổng số dự án được kiểm toán;
36
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Mường Ảng được thành lập theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Tuần Giáo cũ và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2007. Là huyện có địa hình phức tạp, được hình thành bởi các dãy núi cao, sườn dốc. Các dãy núi này phần lớn là núi đá vôi, rải rác khắp địa bàn huyện, nằm xen với các dãy núi đá vôi này là những thung lũng hẹp, khá bằng phẳng. Huyện nằm ở phía Đông tỉnh Điện Biên, trung tâm huyện là thị trấn Mường Ảng có vị trí địa lý 210 30' vĩ độ Bắc; 1030 15' kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo - Mường Chà tỉnh Điện Biên.
- Phía Nam giáp tỉnh Sơn La và huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. - Phía Đông giáp huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.
- Phía Tây giáp huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.
Tổng diện tích tự nhiên: 44.352,2 ha.Tính đến hết năm 2018 dân số 47.362 người, gồm 08 dân tộc (dân tộc Thái 53,72%, dân tộc Kinh 27,86%, dân tộc Mông 8,51%, dân tộc Khơ Mú 5%, còn lại là các dân tộc khác);
Huyện Mường Ảng có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mường Ảng (huyện lỵ) và 9 xã: Ẳng Cang, Ẳng Nưa, Ẳng Tở, Búng Lao, Mường Đăng, Mường Lạn, Nặm Lịch, Ngối Cáy, Xuân Lao.
* Địa hình
Địa hình Mường Ảng khá phức tạp bởi các dãy núi cao, sườn dốc, chủ yếu là núi đá vôi rải rác khắp địa bàn huyện. Xen giữa các dãy núi đá vôi là
37
những thung lũng hẹp, bằng phẳng, trên địa bàn Mường Ảng không có sông lớn, chỉ có 4 con suối là Nậm Lạn, Nậm Lịch, Nậm Cô và Nậm Ẳng chảy qua.
* Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Mường Ảng mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng núi Tây Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới núi cao, có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. + Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10.
+ Nhiệt độ trung bình đạt khoảng 21 - 23oC.
+ Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 86 - 90%.
Điều kiện khí hậu ở Mường Ảng thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất đa dạng các loại các loại sản phẩm hàng hoá.
* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất đai.
Huyện Mường Ảng có tổng diện tích đất tự nhiên là 44.352,2 ha, nhìn chung đất đai của Mường Ảng khá phong phú về chủng loại, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. So với một số huyện khác như Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Chà... thì đất đai của huyện Mường Ảng khá phì nhiêu, có độ dốc không lớn lắm, tầng canh tác dầy. Theo số liệu thống kê năm 2018, diện tích đất nông - lâm nghiệp của huyện có 39.476,93 ha, chiếm 89,01%; trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 13.400,11 ha, đất lâm nghiệp có 25.968,2 ha, đất nông nghiệp khác có 108,62ha; diện tích đất phi nông nghiệp có 868,7 ha chiếm 1,96%, diện tích đất chưa sử dụng có 4.006,57 ha chiếm 9,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung Mường Ảng là huyện có ít tài nguyên khoáng sản, do chưa có điều kiện để thăm dò và đánh giá kỹ cho nên sơ bộ qua các tài liệu hiện có
38
tới thời điểm này cho thấy:Tài nguyên khoáng sản của huyện Mường Ảng chỉ có một số loại chủ yếu như: Mỏ cát ở xã Búng Lao; mỏ đá ở Thị trấn Mường Ảng, Búng lao và xã Ẳng Nưa, đất sét làm gạch ngói ở khu vực Búng Lao, Thị trấn Mường Ẳng và một số xã khác trên địa bàn. Với nguồn tài nguyên khoáng sản như vậy, Mường Ảng ít có cơ hội để phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Do vậy định hướng phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới đối với ngành công nghiệp cần tập trung vào đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và một số ngành công nghiệp khác.
- Tài nguyên du lịch.
Là một huyện miền núi, có khí hậu mát mẻ, lại có vị trí nằm trên trục đường quốc lộ 279 nối liền giữa hai đô thị lớn của tỉnh Điện Biên đó là Thành phố Điện Biên Phủ và thị trấn Tuần Giáo, mặt khác lại gần với một số điểm du lịch quan trọng của tỉnh Điện Biên cho nên Mường Ảng có điều kiện phù hợp để xây dựng các điểm nghỉ dừng chân của du khách trong các tua du lịch đường dài nằm trên tuyến du lịch đi qua huyện.
Với đặc điểm về địa hình khá đa dạng, có nhiều đồi núi và những cảnh quan đẹp, có thể khai thác để phục vụ phát triển du lịch, mặt khác Mường Ảng cũng là nơi địa bàn có con người đến cư trú khá sớm, Trong quá trình lịch sử phát triển, Mường Ảng đã từng bước đi lên với một cộng đồng dân tộc khá phong phú, hiện nay trên toàn huyện có nhiều dân tộc anh em khác nhau sinh sống như: dân tộc Thái, H Mông, Khơ mú, Kinh,... Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc trưng riêng gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể, những thiết chế văn hoá xã hội truyền thống của từng dân tộc,... tạo nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng, như người H’Mông, người Thái có chữ viết riêng, có phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt, và trong tín ngưỡng, hội hè... những nét văn hoá độc đáo đó chính là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn thu hút khách du lịch trong thời gian tới.
39 - Tài nguyên rừng và đất rừng. + Tài nguyên rừng:
Tính đến năm 2018 diện tích đất lâm nghiệp của Mường Ảng là 25.968,2 ha chiếm 58,55% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, trong đó diện tích đất có rừng phòng hộ là 24.935,2 ha và đất có rừng sản xuất là 1.033 ha.
Trong thời gian qua việc phát triển tài nguyên rừng của huyện đạt tỷ lệ chưa cao, hầu hết diện tích đất có rừng hiện nay đều là rừng phòng hộ (diện tích cây phân tán chiếm tỷ lệ không đáng kể). Phần lớn rừng ở Mường Ảng hiện nay có chất lượng và trữ lượng không cao, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt, các loại gỗ quý như: lát, lim, nghiến, pơ mu, thông... hiện còn không nhiều. Các loại động vật quý hiếm đã bị suy giảm tới mức báo động.
+ Đất rừng: Là một huyện vùng thấp của tỉnh Điện Biên mới được thành lập từ tháng 11/2006, Mường Ảng có diện tích đất lâm nghiệp tương đối thấp so với một số huyện khác như Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên...với tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện là 25.968,2 ha chiếm khoảng 3,1% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh. Tiềm năng về đất để duy trì và phát triển rừng của Mường Ảng là không lớn, do vậy trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, tu bổ diện tích rừng để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng nhanh tỷ lệ che phủ của rừng nhằm thực hiện tốt chức năng phòng hộ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
- Tài nguyên nước và thuỷ năng.
Với địa hình có độ dốc không cao lắm so với một số khu vực khác của tỉnh Điện Biên, nguồn tài nguyên nước của huyện không được dồi dào, trên địa bàn huyện không có sông lớn, ngoài một số suối chính như suối Nậm Lịch, suối Nậm Cô, Nậm Lạn, Nậm Ẳng.... Thuỷ năng có thể khai thác để phục vụ phát triển thuỷ điện tại chỗ được tập trung ở khu vực các xã Xuân Lao, Búng Lao. Nhìn chung tài nguyên nước và tiềm năng về thuỷ năng ở
40
Mường Ảng là khá khiêm tốn, đặc biệt là nguồn nước sử dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn vào mùa khô. Hiện nay huyện đã và đang tiến hành xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ cùng việc kiên cố hoá hệ thống kênh mương, cùng hệ thống hồ đập như hồ chứa Ẳng Cang, kè Búng Lao...
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
* Tình hình kinh tế
Cho đến thời điểm này, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Mường Ảng đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Đây là kết quả sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của Nhân dân các dân tộc trong huyện về thực các nhóm giải pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện đề ra. Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngay từ đầu năm huyện Mường Ảng đã chỉ đạo các cấp, ngành và các xã trong huyện triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó tập trung vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho nhân dân. Vận động Nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi.
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Mường Ảng theo lĩnh vực
ĐVT: %
STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018
1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 46,8 42,4 39,3
2 Công nghiệp và xây dựng 34,0 34,0 34,0
3 Dịch vụ 19,2 23,6 26,7
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng)
Qua bảng cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực cho thấy nhìn chung tình hình kinh tế của huyện có xu hướng phát triển tương đối tốt, các ngành nghề đều có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó cao nhất là lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và
41
thuỷ sản với tốc độ tăng trưởng bình quân 42,8%/năm tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định 34%/năm; lĩnh vực dịch vụ có xu hướng tăng nhanh với tốc độ bình quân 23,17%/năm.
Hiện nay, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Mường Ảng đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Việc giải ngân vốn các chương trình dự án nhà nước đầu tư được triển khai tích cực, hiệu quả đúng tiến độ. Cải cách thủ tục hành chính có nhiều bước tiến vượt bậc, xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai tích cực, đến nay huyện đã có 01 xã đạt nông thôn mới. Đạt được kết quả trên là kết quả sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong huyện. Huyện Mường Ảng ngay từ đầu năm xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ phương hướng giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện.
Mường Ảng là một trong 64 huyện nghèo của cả nước được hưởng chính sách từ Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 30a của Chính phủ. Toàn huyện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó: 8 xã vùng III hưởng chính sách 135, 01 xã vùng II (có 4 bản được hưởng chính sách 135) và 01 xã vùng I. Tỷ lệ đói nghèo: 56,33%.
Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí thấp và không đồng đều giữa các vùng. Cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và chưa được đầu tư đồng bộ. 100% số xã cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn; Đường đi từ trung tâm xã đến các bản đa số chỉ đi được vào mùa khô.
* Dân số
Dân số trung bình của huyện năm 2018 là 47.362 người, trong đó dân số nông thôn có 42.221 người chiếm 89,15% tổng dân số của huyện. Mật độ dân số đạt 107 người/km2, phân bố không đều ở các xã trong huyện, phần lớn dân số tập trung đông ở các xã nằm ven trục quốc lộ 279 và các tuyến đường
42
liên xã như: Búng Lao, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Thị trấn Mường Ẳng. Trong thời gian qua Mường Ảng đã thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch