Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Đối tượng điều tra

Để giúp tác giả thu thập được các số liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Ảng, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn.

* Chọn mẫu điều tra: Tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ nhân viên thực hiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn. Cụ thể tại 3 đơn vị: phòng Tài chính - Kế hoạch, các cán bộ phụ trách, cán bộ Chi cục thuế huyện, cán bộ KBNN huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Số lượng mẫu như sau:

30

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng phiếu

Đơn vị Số lượng

Phòng Tài chính – kế hoạch 10

Chi cục thuế huyện 10

KBNN 10

Tổng 30

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tổng số phiếu phát ra: là 30 phiếu. Tống số phiếu thu về là 30 phiếu; 0 phiếu không hợp lệ và 30 phiếu hợp lệ được dùng để phân tích.

* Phương pháp điều tra:

Tác giả lấy một hệ thống các câu theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí tổng hợp của quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện, người được hỏi sẽ lời bằng cách viết trong một gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò đồng loạt nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.

* Nội dung phiếu: Gồm 2 phần cơ bản: Thông tin cá nhân và thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2016-2018. (nội dung chi tiết ở phần phụ lục phiếu điều tra)

* Thời gian thực hiện: tháng 10/2019.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để thu thập số liệu thứ cấp, tôi đã sử dụng phương pháp kế thừa tư liệu, các nguồn thu thập số liệu thứ cấp bao gồm:

- Nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của Ủy ban nhân dân Tỉnh Điện Biên.

- Nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của Sở Tài chính Tỉnh Điện Biên.

- Tài liệu công bố của Ủy ban nhân dân Huyện Mường Ảng, số liệu, báo cáo quyết toán tại Phòng Tài chính - Kế hoạch Huyện Mường Ảng.

31

- Số liệu, thông tin đăng trên tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Thông tin tư liệu về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thị trường thương mại dịch vụ, sản xuất hàng hóa, các tài liệu về chính sách công nghiệp, chính sách kinh doanh thương mại dịch vụ… được lấy từ sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn như Bộ Tài chính, Bộ Công thương…

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Tài liệu sau khi thu thập được làm sạch, đánh mã, nhập tin rồi xử lý, tổng hợp bằng chương trình Excel trên máy vi tính theo yêu cầu đầu ra, phục vụ cho để tài luận văn.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và so sánh. Phương pháp thống kê mô tả thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, số tương đối và số tuyệt đối. Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian.

Trên cơ sở số liệu đã có, tiến hành tính toán và hệ thống các chỉ tiêu thu ngân sách và chi ngân sách, so sánh đối chiếu giữa thu và chi, so sánh các chỉ tiêu theo thời gian, so sánh giữa các bộ phận của mỗi chỉ tiêu để thể hiện được xu thế phát triển, biểu đồ cơ cấu và biểu đồ của thu ngân sách và chi ngân sách... Từ đó chỉ rõ những kết quả đạt được, rút ra những kết luận về chỉ tiêu còn hạn chế của việc thực hiện thu - chi NSNN.

Phân tổ theo các tiêu thức sẽ được trình bày kết quả dưới hình thức chính:

- Bảng thống kê: là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số

32

liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích, so sánh.

- Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách rõ ràng, trực quan các đặc trưng về số lượng và xu hướng biến động về mặt lượng của hiện tượng giúp tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Kiểm tra và phân tích số liệu là một công việc rất cần thiết nhằm chỉ ra những chỉ tiêu đạt định mức, chưa đạt định mức hay vượt định mức được giao. Điều đó giúp người quản lý nhận ra những mặt còn hạn chế thì cần phải khắc phục, những ưu điểm thì cần phải phát huy.

-Đối tượng nội dung kiểm tra và phân tích:

+ Các chỉ tiêu thu ngân sách được giao so với thực tế + Các chỉ tiêu chi ngân sách được giao so với thực tế -Nội dung kiểm tra và phân tích:

+ Kiểm tra các chỉ tiêu thu so với dự toán thu ngân sách được giao đầu năm. Từ đó, Kiểm tra các khoản chi thực hiện trong năm có vượt mức dự toán chi đầu năm giao hay không.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)