Kết quả điều tra đánh giá quản lý chi NSNN tại huyện Mường Ảng, tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 88 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Kết quả điều tra đánh giá quản lý chi NSNN tại huyện Mường Ảng, tỉnh

tỉnh Điện Biên

Để đánh giá khách quan về công tác quản lý chi NSNN tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, tác giả tiến hành điều tra, phỏng vấn một số cán bộ trong các cơ quan quản lý ngân sách địa phương ở huyện Mường Ảng. Kết quả thu được như sau:

Về văn bản chính sách siết chặt quy định về quản lý chi NSNN, các đối tượng phỏng vấn đều trả lời các quy định ngày càng siết chặt hơn, tuy nhiên một số quy định chưa phù hợp với điều kiện của huyện, tỉnh miền núi với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế, tỷ lệ nghèo cao. Như hệ thống định mức phân bổ NS giai đoạn 2016-2020 chưa bao quát hết các lĩnh vực chi, một số định mức chi vẫn còn eo hẹp, chưa đảm bảo cho đơn vị thụ hưởng NS đủ kinh phí hoàn thành tốt nhiệm vụ. Định mức chi giáo dục không có khoản chi phụ cấp dạy thêm giờ (do chưa được tính vào nhóm chi con người), trên thực tế phải bù đắp từ khoản chi hoạt động nên không khuyến khích các trường tổ chức các hoạt động đa dạng hấp dẫn học sinh. Mặt khác, nhiều định mức chi được xác định tại năm đầu của thời kỳ ổn định, trong những năm tiếp theo, khi chính sách của TW thay đổi, các định mức này nhanh chóng lạc hậu, nhưng không được phép thay đổi.

80

Bảng 3.9. Đánh giá về mô hình quản lý NSNN

ĐVT: Người

Nội dung đánh giá

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý TB

Mô hình quản lý NSNN đang

áp dụng rất phù hợp 0 3 7 14 6 3,77

Bộ máy quản lý NSNN được

sắp xếp khoa học, hợp lý 0 2 8 14 6 3,80

Các bộ phận được phân công trách nhiệm rõ ràng, không bị chồng chéo lên nhau

1 4 11 10 4 3,40

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy công tác quản lý chi NSNN đã dần đi vào nề nếp theo hướng phân công rõ ràng, minh bạch, đề cao tính tuân thủ pháp luật.Đã hình thành mối quan hệ rõ ràng, cụ thể trong phân công quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý NSNN cấp huyện nên mô hình quản lý NSNN đang áp dụng cơ bản phù hợp.

81

Bảng 3.10. Đánh giá về công tác lập dự toán chi NSNN

ĐVT: Người

Nội dung đánh giá

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý TB

Chất lượng dự toán được đánh giá

cao 3 13 9 4 1 2,57

Việc lập dự toán ngân sách bám sát mực tiêu, nhiệm vụ của NSNN năm lập dự toán và những quy định của Luật NSNN

2 5 7 11 5 3,40

Quy trình lập và phân bổ dự toán của huyện được thực hiện theo đúng quy định, đúng thẩm quyền

1 3 6 15 5 3,67

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)

Ngoài việc chấp hành Luật NSNN, các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn lập dự toán hằng năm, việc lập dự toán tại huyện Mường Ảng đã bước đầu thích nghi với NS trung hạn, ổn định trong 03 năm, cho phép chuyển nguồn chi qua năm sau.

Tuy nhiên chất lượng dự toán thấp, dự toán NS chưa gắn với yêu cầu cung cấp tài chính thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH trung hạn.Dự toán được lập chủ yếu là ngắn hạn, căn cứ theo định mức đầu vào, do đó không tạo điều kiện đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực gắn kết với kế hoạch 5 năm và chiến lược phát triển KT-XH của huyện, bởi vì các kế hoạch này thường hướng đến các chỉ tiêu đầu ra. Các thông số về đầu ra cũng như về kết quả sử dụng NS chưa được quan tâm nên thiếu động lực xây dựng dự toán NS gắn với thực tế. Tâm lý dựa nhiều vào điều chỉnh dự toán không khuyến khích

82

người thụ hưởng NS đầu tư đúng mức cho xác lập căn cứ, phương pháp lập dự toán khoa học. Hiện tại, việc lập dự toán chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan (mong muốn được phân bổ nhiều nên dự toán cao, căn cứ theo định mức đầu vào nên có xu hướng đề ra nhiều nhiệm vụ không cần thiết dẫn đến lãng phí, không khuyến khích sử dụng NS tiết kiệm do không được chuyển khoản mục, không được sáng tạo trong sử dụng NS…).

Ngoài ra, do lập dự toán căn cứ vào nguồn cấp phát nên không có động lực sử dụng tiết kiệm nguồn lực tài chính trong việc thực hiện các mục tiêu, khó xác định trách nhiệm giải trình của đơn vị và cá nhân trong quản lý và sử dụng NS, không gắn kết việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực với kết quả và hiệu quả sử dụng NS.

Bảng 3.11. Đánh giá về công tác chấp hành dự toán chi NSNN

ĐVT: Người

Nội dung đánh giá

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý TB Chấp hành dự toán chi NSNN trong giai đoạn này được thực hiện theo kế hoạch hàng năm

3 5 9 12 1 3,10

Chênh lệch giữa dự toán và thực hiện của khoản chi NS không lớn

2 4 7 11 6 3,50

Kỷ luật chấp hành dự toán

nghiêm minh 1 4 9 12 4 3,47

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)

83

chi NSNN được chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh hơn. Quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN ở các cấp, đơn vị đã có nhiều bước biến chuyển tích cực, bám sát tiêu chuẩn dự toán và khả năng cân đối NS, cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Tuy nhiên chênh lệch giữa dự toán và thực hiện còn khá lớn. Việc bố trí các khoản chi NSNN trên cơ sở nguồn lực hiện có không cho phép triển khai được ý đồ chiến lược với các dự án dài hạn đã được lựa chọn. Do không có tầm nhìn trung hạn nên không chỉ có cơ quan tài chính, UBND huyện bị động về nguồn thu, mà các cơ quan ban, ngành, địa phương và các đơn vị thụ hưởng cũng bị động về nguồn thu NSĐP. Các đơn vị chi tiêu không thể và cũng không có quyền chủ động bố trí ưu tiên chi tiêu theo trọng tâm, trọng điểm. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực công, do vậy mà bị giảm đáng kể.

Việc quản lý, sử dụng NSNN tuy đã được siết chặt, gắn chặt với yêu cầu tiết kiệm, nhưng có lúc, có nơi còn để xảy ra lãng phí như việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, phương tiện của cơ quan, tổ chức còn quá nhiều không cần thiết, sử dụng nguồn dự phòng, nguồn tăng thu, nguồn cải cách tiền lương, nguồn bổ sung có mục tiêu để bổ sung chi sai quy định, chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

84

Bảng 3.12. Đánh giá về công tác quyết toán chi NSNN

ĐVT: Người

Nội dung đánh giá

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý TB

Báo cáo quyết toán của huyện là khá đầy đủ, kịp thời, đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của công tác quản lý NSNN

2 4 9 13 2 3,30

Công tác thẩm tra quyết toán NS đã phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng NS

2 4 8 10 6 3,47

Quyết toán của cơ quan tài chính cấp dưới lập gửi cơ quan tài chính cấp trên đảm bảo kịp thời, đúng nội dung kèm theo

1 3 10 13 3 3,47

Thời gian chỉnh lý quyết toán nhanh gọn và có quy định cụ thể về các nội dung được điều chỉnh

4 12 8 5 1 2,57

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)

Theo đánh giá quy trình quản lý chi và quyết toán NSĐP trên địa bàn huyện là hợp lý ở mức chấp nhận được. Thực hiện quyết toán chi NSNN đúng quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục. Báo cáo quyết toán hằng năm đã

85

đảm bảo chất lượng phục vụ yêu cầu quản lý của địa phương, phản ánh đầy đủ, rõ ràng các hoạt động chi NS và được lập từ cơ sở đến cơ quan quản lý tài chính NS cấp tỉnh, đảm bảo nguyên tắc cân đối thu – chi NS và theo niên độ NS. Tuy nhiên một số báo cáo quyết toán có chất lượng thấp, phải chỉnh sửa nhiều lần. Nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều năm mới lập hồ sơ quyết toán hoặc chưa thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định.

Bảng 3.13. Đánh giá về kiểm soát, thanh tra, kiểm tra NSNN cấp huyện

ĐVT: Người

Nội dung đánh giá

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý TB

Công tác kiểm tra được phân

cấp và giao nhiệm vụ rõ ràng 2 8 11 8 1 2,93 Công tác thanh tra thực hiện

thường xuyên và kịp thời phát hiện sai phạm

1 4 8 13 4 3,50

Kiểm soát chi của KBNN

thực hiện chặt chẽ 3 12 7 6 1 2,57

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)

Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng NSNN và xử lý vi phạm đã được thực hiện thường xuyên hơn. Kịp thời phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong công tác quản lý tài chính và chấp hành Luật Kế toán của các đơn vị sử dụng NS, phát hiện chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vi phạm của các đơn vị sử dụng NS chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu

86

quả sử dụng NSNN, đồng thời tăng cường kỷ cương quản lý tài chính tại các đơn vị.

Tuy nhiên quá trình quản lý và kiểm soát chi không đủ chặt chẽ nên vẫn còn tình trạng thất thoát làm lãng phí nguồn vốn NSĐP, nhất là các khoản chi tu sửa công trình hạ tầng. Tình trạng chi sai chế độ, chính sách vẫn chưa chấm dứt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)