5. Kết cấu của luận văn
4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhànước tạ
4.2.1. Nâng cao việc lập dự toán ngân sách nhà nước tại huyện
Trong những năm qua việc lập dự toán của huyện cơ bản đã đáp ứng về nội dung dự toán, đã bám sát, đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển KT- XH của huyện trong từng thời kỳ. Thường xuyên có sự cập nhật thông tin từ phòng thống kê, phòng lao động, bộ phận quản lý đầu tư xây dựng cơ
99
bản,báo cáo tình hình hoạt động của các xã, thị trấn và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, phân tích và những nhiệm vụ ngân sách đã thực hiện được và những nội dụng chưa thực hiện được. Trên cơ sở đó, cùng với việc bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, cơ quan tài chính đưa ra những định hướng phát triển KT- XH mà ngân sách cần quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trong sự biến động không ngừng của kinh tế - xã hội, việc lập dự toán chi cần được nâng cao và hoàn thiện hơn. Cụ thể:
Việc xây dựng và phân bổ dự toán chi ngân sách căn cứ theo tiêu chuẩn và định mức phân bổ ngân sách của năm trước, đảm bảo đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách, đồng thời có tính đến các nhiệm vụ phát sinh trong năm sau và đảm bảo các quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh về công tác quản lý đầu tư xây dựng, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 22/CT – UBND ngày 04/9/2012 của tỉnh về tăng cường các biện pháp chỉ đạo và xử lý các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản đối với ngân sách cấp huyện, xã.
Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán chi phải bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Định hướng được những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong năm, lập và gửi dự toán theo đúng quy định.
Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp và xây dựng dự toán chi NSNN huyện trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị và UBND các phường đồng thời dự kiến nguồn thu được hưởng để cân đối nhiệm vụ chi.
Nên điều chỉnh thời kỳ ổn định ngân sách giữa các cấp ở địa phương là 3 năm thay vì 5 năm như hiện nay, để công tác lập dự toán chi chuẩn xác hơn, bắt kịp với tình hình phát triển của kinh tế - xã hội.
Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các cơ quan, đơn vị.
Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, sử dụng tài sản công. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu.
100
Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính; mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch.
Thực hiện chi bổ sung dự toán được rà soát, điều chỉnh đảm bảo đủ nguồn. Tăng cường công tác kiểm soát chi qua kho bạc: Toàn bộ các khoản chi từ ngân sách huyện phải được kiểm soát qua Kho bạc nhà nước huyện, phải có trong dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao.
Tập trung đổi mới công tác lập dự toán, xây dựng định mức chi phù hợp, tăng cường vai trò trách nhiệm cấp cơ sở, nhất là chuẩn bị cho giai đoạn ổn định ngân sách mới cần tập trung rà soát tất cả các nhiệm vụ chi thuộc các lĩnh vực.
4.2.2. Nâng cao công tác chấp hành thực hiện dự toán chi ngân sách
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Luật đầu tư công, Quyết định số40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020, tăng cường quản lý chi ngân sách, tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi ngân sách, giảm chi tiêu công đảm bảo điều hành nhiệm vụ chi ngân sách bám sát Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện giao. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Hạn chế mua sắm trang thiết bị đắt tiền.
Đảm bảo chỉ tiêu ngân sách địa phương chặt chẽ, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn lực, ưu tiên vốn trả nợ xây dựng cơ bản cho các công trình tồn tại; chủ động sắp xếp bố trí trong phạm vi dự toán được giao, không xử lý các khoản chi đột xuất chưa cần thiết (ngoại trừ các trường hợp bổ sung về tiền lương, phụ cấp, các chính sách về an sinh xã hội và các khoản chi cấp bách). Trong quá trình phát sinh chi thường xuyên có tích chất đột xuất yêu cầu các đơn vị dự toán sắp xếp, sử dụng nguồn đã bố trí trong dự toán. Khi khó khăn về nguồn thì ngân sách huyện mới xem xét bổ sung giải quyết nếu thấy cần thiết.
101
Trước hết, nguyên tắc sử dụng ngân sách tiết kiệm chống lãng phí được đặt lên hàng đầu, rà soát tính toán khoa học đề nghị tỉnh điều chỉnh định mức chi mới phù hợp nhưng tinh thần phải hết sức tiết kiệm, vừa đảm bảo hoạt động cơ bản vừa yêu cầu địa phương và thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tích cực khai thác thêm nguồn thu để đảm bảo hoạt động, chống tư tưởng nhà nước phải đảm bảo 100% chi hoạt động. Thắt chặt kỷ luật tài chính xử lý kiên quyết và nghiêm khắc đối với những trường hợp tham nhũng, cần làm rõ những nguyên nhân gây thua lỗ của doanh nghiệp, dự án không có hiệu quả. Mặt khác, phải thực hiện tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng lựa chọn đúng các trọng điểm chi phục vụ có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là :
Trong điều kiện khả năng ngân sách còn có hạn cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên và đặc biệt sử dụng ngân sách có tác dụng như nguồn vốn “mới” tạo tiền đề căn bản để huy động thêm nguồn lực khác của xã hội.
Tăng chi thường xuyên ở mức hợp lý, đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trên tất cả các lĩnh vực để huy động thêm sự đóng góp của toàn xã hội, thực hiện khoán chi hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm túc quy chế chi tiêu nội bộ đã đề ra.
Ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đầu tư cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng mức chi cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ ...
Trong chi đầu tư phát triển cần sớm khắc phục tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải khiến cho công trình chậm đưa vào sử dụng, chống thất thoát trong chi đầu tư XDCB và nâng cao chất lượng các công trình xây dựng từ nguồn ngân sách.
4.2.3. Công tác quyết toán chi NSNN
102
ngân sách. Các phòng, ban, đơn vị quyết toán phải giải trình được việc quản lý chi ngân sách trong năm có tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như đạt được các yêu cầu mà UBND huyện đã đề ra khi quyết định ngân sách hàng năm.
Đẩy mạnh tiến độ xây dựng cơ bản, tăng cường thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định quyết toán xây dựng cơ bản hoàn thành. Các chủ đầu tư, nhà thầu có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành theo quy định để thẩm tra quyết toán giải ngân và tạm ứng vốn xây dựng cơ bản nhằm giảm dần công trình dở dang trên địa bàn huyện.
Thực hiện nghiêm quy định của Pháp luật về đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá đối với hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn NSNN. Công khai tài chính là một biện pháp không thể thiếu của hoạt động NSNN nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phân bổ và sử dụng NSNN các cấp, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính. Việc công khai ngân sách bao gồm các nội dung:
Công khai các chế độ, chính sách ngân sách, công khai quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan tài chính, các cơ quan và đơn vị sử dụng ngân sách.
Công khai số liệu, tài liệu liên quan đến dự toán và quyết toán NSNN các cấp hàng năm. Trong quá trình phân bổ ngân sách phải thực hiện quy chế dân chủ theo Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị khóa XII, đảm bảo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế mà phân bổ ngân sách hợp lý, có hiệu quả.
4.2.4. Công tác kiểm tra chi NSNN
Thông qua công tác kiểm tra, tài chính để nắm bắt nhu cầu thực tế; đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu bức bách, đảm bảo ưu tiên cho con người, cho nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, dịch bệnh, cây trồng, vật nuôi, an sinh xã hội và an ninh quốc phòng...
103
Tiến hành rà soát phân công, phân cấp trách nhiệm trong quản lý điều hành thu - chi NSNN giữa các cấp ngân sách từ phân cấp trách nhiệm, thẩm quyền thực hiện. Đảm bảo quan điểm phân cấp trách nhiệm, thẩm quyền thực hiện vừa đảm bảo đồng bộ, dân chủ, vừa tăng cường chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong quản lý điều hành, quản lý thu - chi NSNN trên toàn địa bàn.
Cần tăng cường nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện; Giám đốc, Thủ trưởng, kế toán trưởng các ngành, các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Quản lý chặt chẽ, đúng luật tại khu vực mình phụ trách, bảo đảm tuân thủ Luật ngân sách, tuân thủ dự toán Hội đồng nhân dân huyện giao. Đồng thời chủ động và linh hoạt trong áp dụng cơ chế điều hành cho phù hợp thực tế đặt ra về nhu cầu và tiết kiệm chi tiêu.
Nâng cao chất lượng tham mưu, ý thức tinh thần trách nhiệm của Lãnh đạo các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ tham mưu quản lý tài chính ngân sách các cấp. Đảm bảo kịp thời, tích cực, chủ động trong giải quyết các chế độ chính sách mới cho con người, cho an sinh xã hội, cho đầu tư hỗ trợ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác giám sát tài chính, tài sản công, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thông tin, bảo đảm hoạt động chi tiêu công khai minh bạch, đúng định mức, chế độ qui định.
Tập trung rà soát lại các văn bản chế độ không còn phù hợp để đề xuất xây dựng các văn bản mới. Cơ chế mới xây dựng cần phải thể hiện công khai minh bạch, công bằng và rõ ràng, không chồng chéo.
Cần tiếp tục quan tâm, tăng nguồn đầu tư từ ngân sách, đảm bảo về cả chất lượng và số lượng dịch vụ công cung cấp miễn phí và đồng đều cho mọi người dân nhằm thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Quy mô các dịch vụ
104
công càng ngày càng táng thể hiện tính bền vững của tăng trường kinh tế xã hội. Mở rộng quyền tự chủ về tài chính cho các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nhà nước cung cấp các dịch vụ công thiết yếu bằng cơ chế “khoán” để tạo động lực, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực tài chính được giao, đồng thời, có tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá số lượng và chất lượng của dịch vụ công mà cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp; gắn chặt cơ chế chi ngân sách với việc “mua” các dịch vụ công cơ bản dành cho người dân, đặc biệt dành cho bộ phận dân cư có thu nhập thấp.
4.2.5. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước
Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp của mô hình tổ chức mới. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định.
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện tại, trong thời gian tới cần có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển KT-XH và quản lý thu, chi NS địa phương. Cụ thể nhất là đối với cán bộ thuế: cần thường xuyên học tập, nâng cao chuyên môn nhất là trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm các tình trạng trốn thuế nhằm truy thu thuế cho nhà nước. Bên cạnh đó cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách theo hướng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý.
105
Cần coi trọng việc học ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ theo quá trình đổi mới trong thể chế và cơ chế quản lý NSNN.
Cuối cùng, cần nâng cao vai trò lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền của địa phương cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, giúp cho các cơ quan, đơn vị, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả tổ chức thức hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ song song với việc tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý NSNN.
4.2.6. Giải pháp đối với từng khoản mục chi NSNN
* Đối với quản lý chi đầu tư phát triển
Căn cứ vào chỉ tiêu, nguồn vốn được giao để bố trí chi theo nguyên tắc phải đảm bảo đúng các công trình, hạng mục được duyệt, không tự ý điều chỉnh cho các hạng mục công trình khác. UBND huyện tích cực chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng kiểm tra rà soát các danh mục công trình, một số công trình không có khả năng hoàn thành phải có phương án điều chỉnh vốn kịp thời tránh tình trạng để ứ đọng vốn; thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư XDCB, giám sát chặt chẽ đầu tư công, quyết liệt xử lý nợ đọng, hạn chế tối đa các dự án khởi công mới.
Chú trọng chi đầu tư phát triển nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó chú ý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020: chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng công trình cơ sở hạ tầng như: đường điện, đường giao thông nông thôn, đường ngõ xóm, vỉa hè, trường học, nhà văn hóa thông, trạm y tế xã,…
106
Quản lý cấp phát phải đúng nội dung công việc, theo tiến độ hoàn thành có lưu ý đến tính mùa vụ của một số khoản chi như phòng chống thiên tai, hỗ