Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 98 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Nhân tố chủ quan

* Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN của huyện

Ủy ban nhân dân tỉnh chưa quyết liệt chỉ đạo thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ ở một số đơn vị trực thuộc. Các sở và huyện chưa thật sự quyết tâm triển khai thực hiện cơ chế tự chủ về bộ máy, biên chế và tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Một số lãnh đạo các cơ quan nhà nước vẫn mang nặng tư tưởng xin - cho ngoài khoán, ngoài chế độ, định mức chi NSNN. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc triển khai ở một số cơ quan, đơn vị chưa kiên quyết, kế hoạch triển khai còn thiếu cụ thể.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý NSĐP trên địa bàn huyện chưa chặt chẽ. Hiện tại, các cơ quan thực hiện trách nhiệm quản lý chi NSĐP còn hoạt động khá tách biệt nhau, nhất là sự phối hợp chưa gắn bó giữa phòng Tài chính, Thanh tra nhà nước và KBNN huyện. Khi xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, phòng Kinh tế hạ tầng chưa thực sự phối hợp với phòng Tài chính để cân đối nguồn thu tài trợ cho đầu tư công. Vì thế, có hiện tượng kế hoạch đầu tư vượt quá khả năng cấp vốn khiến nhiều dự án không được cấp vốn kịp thời. Thanh tra huyện, phòng Tài chính và KBNN huyện chưa phối hợp tốt để vừa nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, vừa giảm chi phí thời gian cho đối tượng bị kiểm tra. Phối hợp giữa các phòng chuyên ngành và phòng Tài chính trong lập dự toán, quyết toán NS chưa thực sự hiệu quả thể hiện ở thời gian thỏa thuận dự toán kéo dài, các bộ phận chuyên ngành nỗ lực nâng cao dự toán để đề phòng bị “cắt” khiến quá trình thảo luận lập dự toán luôn gặp mâu thuẫn, kéo dài thời gian, thiếu căn cứ khoa học thuyết phục. Việc thảo luận dự toán còn mang tính hình thức, chưa dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.

90

các đơn vị sử dụng NSNN còn hạn chế nên dự toán không chính xác, thời gian thực hành nghiệp vụ kéo dài do phải điều chỉnh nhiều lần. Việc ban hành các nghị quyết, chính sách, chế độ còn chưa gắn với việc tính toán, cân đối nguồn lực thực hiện. Tình trạng tách rời giữa việc ban hành chính sách với khả năng, nguồn lực ngân sách trung và dài hạn dẫn đến nhiều nhiều nghị quyết, chính sách đưa ra nhưng không thể thực hiện được.

Trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng NS còn yếu, nhiều cán bộ chuyên môn tại các đơn vị sử dụng NS không được đào tạo bài bản, có khi còn kiêm nhiệm việc khác. Khi lập dự toán chưa tuân thủ các biểu mẫu theo quy định gây khó khăn cho phòng Tài chính làm báo cáo tổng hợp. Việc quyết toán, thanh toán NS thường có tình trạng thực chi chưa sát với dự toán đã được phân bổ là do năng lực dự báo tình hình chưa được chính xác và đa phần đơn vị sử dụng NS chỉ bố trí ngân sách theo khả năng chứ chưa phải theo yêu cầu nhiệm vụ.

Năng lực của một số cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là năng lực của chủ đầu tư, của cán bộ Ban quản lý dự án. Một số đơn vị thụ hưởng NS chưa quan tâm chỉ đạo các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình quản lý đầu tư có lúc, có nơi chưa thực sự nhịp nhàng. Theo phân công, phân cấp, công tác phê duyệt thiết kế, bản vẽ thi công, tổng dự toán và lựa chọn nhà thầu do chủ đầu tư quyết định, nhưng nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện giám sát đầu tư, giám sát chất lượng công trình xây dựng.

Ý thức, trách nhiệm của một số đơn vị trong lập dự án chưa cao. Theo phân công, phân cấp, công tác phê duyệt thiết kế, bản vẽ thi công, tổng dự toán và lựa chọn nhà thầu do chủ đầu tư quyết định, nhưng nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện giám sát đầu tư, giám sát chất lượng công trình

91

xây dựng. Những yếu kém này là nguyên nhân dẫn đến quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn huyện chưa đáp ứng yêu cầu.

* Tiềm lực tài chính công

Chi NSNN phụ thuộc vào tiềm lực tài chính công, tức tài sản và khả năng huy động tài chính của Nhà nước. Nếu Nhà nước có tiềm lực tài chính dồi dào, áp lực giảm chi sẽ giảm đi. Ngược lại, khi nợ công chất cao, tiềm lực tài chính của nhà nước mỏng manh, áp lực giảm chi lớn, quản lý chi NSNN sẽ khó khăn.

* Công nghệ quản lý ngân sách

Thời gian qua huyện đã chú trọng đầu tư công nghệ vào quản lý ngân sách, nhờ đó công tác quản lý ngân sách chính xác và kịp thời hơn như: sử dụng phần mềm TABMIS để quản lý cấp phát ngân sách trên toàn hệ thống; phần mềm kế toán đơn vị (MISA) tất cả kế toán tại xã, thị trấn đều được trang bị máy vi tính và sử dụng phần mềm kế toán trong hạch toán; công tác kê khai, báo cáo thuế qua mạng đang ngày càng được phổ biến, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)