Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 40 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và so sánh. Phương pháp thống kê mô tả thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, số tương đối và số tuyệt đối. Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian.

Trên cơ sở số liệu đã có, tiến hành tính toán và hệ thống các chỉ tiêu thu ngân sách và chi ngân sách, so sánh đối chiếu giữa thu và chi, so sánh các chỉ tiêu theo thời gian, so sánh giữa các bộ phận của mỗi chỉ tiêu để thể hiện được xu thế phát triển, biểu đồ cơ cấu và biểu đồ của thu ngân sách và chi ngân sách... Từ đó chỉ rõ những kết quả đạt được, rút ra những kết luận về chỉ tiêu còn hạn chế của việc thực hiện thu - chi NSNN.

Phân tổ theo các tiêu thức sẽ được trình bày kết quả dưới hình thức chính:

- Bảng thống kê: là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số

32

liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích, so sánh.

- Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách rõ ràng, trực quan các đặc trưng về số lượng và xu hướng biến động về mặt lượng của hiện tượng giúp tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Kiểm tra và phân tích số liệu là một công việc rất cần thiết nhằm chỉ ra những chỉ tiêu đạt định mức, chưa đạt định mức hay vượt định mức được giao. Điều đó giúp người quản lý nhận ra những mặt còn hạn chế thì cần phải khắc phục, những ưu điểm thì cần phải phát huy.

-Đối tượng nội dung kiểm tra và phân tích:

+ Các chỉ tiêu thu ngân sách được giao so với thực tế + Các chỉ tiêu chi ngân sách được giao so với thực tế -Nội dung kiểm tra và phân tích:

+ Kiểm tra các chỉ tiêu thu so với dự toán thu ngân sách được giao đầu năm. Từ đó, Kiểm tra các khoản chi thực hiện trong năm có vượt mức dự toán chi đầu năm giao hay không.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)