Thực trạng về công tác quản lý chi ngân sách Nhànước tại huyện Mường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 54)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng về công tác quản lý chi ngân sách Nhànước tại huyện Mường

Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2018

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước của huyện

Bộ máy trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồm: HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.Trong đó UBND huyện là chủ tài khoản; phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND huyện quản lý về ngân sách cấp huyện.

Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của huyện.

3.2.1.1 Thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân huyện về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

HĐND cấp huyện là đại diện cơ quan quyền lực cao nhất của địa phương, có thẩm quyền và trách nhiệm quyết định ngân sách của cấp mình. Cụ thể:

46

thực tế tại địa phương, quyết định: Dự toán thu NSNN trên địa bàn, bao gồm thu nội địa; Dự toán chi ngân sách huyện, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách xã, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng ngân sách.

Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, gồm: Tổng số và mức chi từng lĩnh vực; Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực.

Phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp huyện; Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách cấp huyện; Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính – ngân sách của UBND cấp xã và HĐND cấp xã trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.

3.2.1.2 Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

UBND cấp huyện là cơ quan chấp hành của HĐND cấp huyện. Trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, UBND cấp huyện có những thẩm quyền và trách nhiệm sau:

Lập dự toán NSĐP, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật NSNN; dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

Lập quyết toán NSĐP trình HĐND phê chuẩn và báo cáo sở tài chính. Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp xã về tài chính – ngân sách.

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp xã.

47

Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện NSĐP; Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN trên địa bàn; Báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.

3.2.1.3. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện

Tổ chức bộ máy phòng TC-KH huyện: Công tác tổ chức bộ máy hiện tại phòng TC-KH huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên gồm 10 biên chế, gồm 01 trưởng phòng, 01 Trưởng phó phòng, 08 chuyên viên. Trình độ: Đại học 10 người.

Vị trí chức năng:

Phòng TC-KH huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu giúp cho UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiêp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Điện Biên.

Quyền hạn, nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính và kế hoạch đầu tư:

Trong lĩnh vực Tài chính ngân sách nhà nước: tham mưu UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính; Tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn; Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính; Lập dự toán thu NSNN đối với các khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, thị trấn, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND

48

huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính; Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh.

3.2.1.4. Chi cục Thuế Huyện Mường Ảng

Về chức năng: Chi cục Thuế huyện là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Điện Biên có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ, quyền hạn:

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuể đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế, Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuể và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế,…

49

3.2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Kho bạc Nhà nước huyện Mường Ảng

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của KBNN. Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. Thực hiện chi ngân sách nhà nước, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Quản lý, điều hành KBNN theo hướng dẫn của KBNN tỉnh; quỹ ngân sách huyện, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khách được giao quản lý,…

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN huyện.

Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý theo quy định của pháp luật.

Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý theo quy định.

3.2.2. Tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước tại huyện Mường Ảng giai đoạn 2016– 2018 đoạn 2016– 2018

3.2.2.1. Tình hình thu NSNN giai đoạn 2016-2018

Trong những năm qua công tác giám sát và điều hành ngân sách địa phương được thực hiện theo đúng luật NSNN quy định và phù hợp với tình hình thực tế của huyện.

Việc phân bổ ngân sách: thực hiện theo quy định của Luật NSNN, UBND tỉnh Điện Biên đã cụ thể hóa việc phân cấp ngân sách Nhà nước ở địa phương qua các quyết định về phân cấp ngân sách và quyết định về cơ chế điều hành ngân sách. Các quyết định này đã quy định cụ thể phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện.

50

Luật NSNN quy định về phân cấp quản lý các khoản thu và các khoản chi giữa NS trung ương và NS địa phương. Việc phân cấp NS địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giữa NS tỉnh, NS huyện và NS xã, thị trấn do HĐND tỉnh Điện Biên quyết định trên cơ sở phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương được quốc hội thông qua ngày 19/6/2015; căn cứ Luật Ngân sách nhà nước được quốc hội thông qua ngày 16/12/2002; căn cứ Luật Ngân sách nhà nước được quốc hội thông qua ngày 25/6/2015; Căn cứ nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011; Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên nhân sách nhà nước năm 2017. Sau khi xem xét tờ trình số 3711/TTr-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020, báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số34/2016/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020.

Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020 thực hiện theo Nghị quyết số: 34/2016/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 của hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên kỳ họp thứ tư khóa XIV và Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 10/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp nguồn

51

thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020.

Về nguyên tắc, phân cấp quản lý NS gắn với quản lý hành chính địa phương và ngành. Tỉnh đã phân cấp quản lý NS cho các địa phương như sau:

Các nguồn thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100%

- Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động do cấp huyện quản lý - Thu sự nghiệp do cấp huyện quản lý theo quy định của pháp luật - Tiền đền bù thiệt hại đất, tài sản trên đất do cấp huyện quản lý - Thu xử phạt hành chính trong các lĩnh vực do cấp huyện quản lý - Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho Ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang. - Thu kết dư ngân sách.

- Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.

- Thu khác theo quy định của pháp luật. - Tỷ lệ phân cấp nguồn thu

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp huyện và các cấp ngân sách.

(1) Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%

- Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương, công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn góp của nhà nước do UBND tỉnh đại diện chủ sở hữu; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh

52

nghiệp tư nhân, chi nhánh các doanh nghiệp tỉnh khác hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh (doanh nghiệp vãng lai ngoài tỉnh) do Cục Thuế tỉnh quản lý, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản thu khác phát sinh.

- Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) cấp tỉnh; thuế thu nhập cá nhân do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Cục Thuế quản lý thu và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thực hiện khấu trừ của người nộp thuế để nộp ngân sách nhà nước; các khoản thu nhập cá nhân khác do Cục Thuế quản lý thu.

- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa sản xuất trong nước (xăng, dầu, mỡ nhờn).

- Thuế tài nguyên nước được phân chia từ Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy thủy điện Lai Châu.

- Thu tiền sử dụng đất (không kể tiền thu về đấu giá đất) trên địa bàn các phường, thị trấn.

- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước do cấp tỉnh quản lý thu.

- Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước do cấp tỉnh quản lý. - Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc cấp tỉnh quản lý (phần phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định).

53

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp tỉnh.

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan, đơn vị nhà nước cấp tỉnh thực hiện, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)