Cơ cấu kinh tế của huyện Mường Ảng theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 49 - 66)

ĐVT: %

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 46,8 42,4 39,3

2 Công nghiệp và xây dựng 34,0 34,0 34,0

3 Dịch vụ 19,2 23,6 26,7

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng)

Qua bảng cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực cho thấy nhìn chung tình hình kinh tế của huyện có xu hướng phát triển tương đối tốt, các ngành nghề đều có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó cao nhất là lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và

41

thuỷ sản với tốc độ tăng trưởng bình quân 42,8%/năm tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định 34%/năm; lĩnh vực dịch vụ có xu hướng tăng nhanh với tốc độ bình quân 23,17%/năm.

Hiện nay, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Mường Ảng đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Việc giải ngân vốn các chương trình dự án nhà nước đầu tư được triển khai tích cực, hiệu quả đúng tiến độ. Cải cách thủ tục hành chính có nhiều bước tiến vượt bậc, xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai tích cực, đến nay huyện đã có 01 xã đạt nông thôn mới. Đạt được kết quả trên là kết quả sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong huyện. Huyện Mường Ảng ngay từ đầu năm xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ phương hướng giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện.

Mường Ảng là một trong 64 huyện nghèo của cả nước được hưởng chính sách từ Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 30a của Chính phủ. Toàn huyện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó: 8 xã vùng III hưởng chính sách 135, 01 xã vùng II (có 4 bản được hưởng chính sách 135) và 01 xã vùng I. Tỷ lệ đói nghèo: 56,33%.

Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí thấp và không đồng đều giữa các vùng. Cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và chưa được đầu tư đồng bộ. 100% số xã cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn; Đường đi từ trung tâm xã đến các bản đa số chỉ đi được vào mùa khô.

* Dân số

Dân số trung bình của huyện năm 2018 là 47.362 người, trong đó dân số nông thôn có 42.221 người chiếm 89,15% tổng dân số của huyện. Mật độ dân số đạt 107 người/km2, phân bố không đều ở các xã trong huyện, phần lớn dân số tập trung đông ở các xã nằm ven trục quốc lộ 279 và các tuyến đường

42

liên xã như: Búng Lao, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Thị trấn Mường Ẳng. Trong thời gian qua Mường Ảng đã thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng tự nhiên đã đạt mức 1,75% ở năm 2018. Là huyện mới thành lập nên số lượng dân cư ở các vùng chưa được ổn định, đặc biệt ở khu vực thị trấn Mường Ảng. Hiện nay tỷ lệ dân số thành thị của huyện chiếm một tỷ lệ thấp (11%) so với tổng số dân của toàn huyện. Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ đô thị hoá của huyện còn khiêm tốn trong thời gian qua.

Mường Ảng là đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở được tách ra từ huyện Tuần Giáo, nền kinh tế của huyện còn kém phát triển, điểm xuất phát còn khá thấp so một số huyện khác trong tỉnh Điện Biên. Sự phát triển dân số sẽ có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Do vậy để góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững, ngay từ bây giờ Mường Ảng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc sinh đẻ có kế hoạch, đồng thời phải tiến hành việc bố trí dân cư một cách hợp lý trên cơ sở gắn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Trên cơ sở phát triển qui mô dân số ở từng giai đoạn, huyện cần có kế hoạch bố trí dân cư theo hướng tập trung có gắn với việc bố trí phát triển đô thị cùng các trung tâm thị trấn, thị tứ và các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đối với khu vực thị trấn Mường Ẳng, đây là trung tâm đầu não của huyện, hiện nay đã được qui hoạch khá chi tiết, do vậy cần được triển khai và giám sát việc thực hiện theo qui hoạch một cách nghiêm túc ngay từ bây giờ đối với tất cả các lĩnh vực như: Bố trí tổ chức không gian lãnh thổ, bố trí các điểm dân cư, các cơ sở sản xuất, các cơ quan hành chính, khu vui chơi giải trí… Dự báo đến năm 2020 qui mô dân số của thị trấn sẽ đạt khoảng 6000 - 7000 người và đến năm 2025 qui mô dân số ở đây sẽ đạt khoảng 12.000 - 13.000 người. Đối với các khu vực: thị tứ Búng Lao, khu vực Ngối Cáy cần phải có qui hoạch phát triển cụ thể ở từng thời kỳ để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và tạo sự ổn định về đời sống cho người dân.

43

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu xã hội của huyện Mường Ảng giai đoạn 2016 -2018

STT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018

1 Dân số trung bình Người 45.736 46.547 47.362

2 Tỷ lệ phát triển dân số % 1,79 1,77 1,75

3 Tỷ lệ hộ nghèo % 47,75 41,04 35,68

4 Số lao động được tạo việc làm

mới trong năm Người 700 700 700

5

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

% 34,4 36,9 37,8

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng) * Lao động

Tính đến năm 2018, Mường Ảng có 29.280 người trong độ tuổi lao động, chiếm 61,82% tổng dân số của huyện. Cũng như các huyện miền núi khác, lao động của Mường Ảng phân bố không đều trong các ngành kinh tế, phần lớn số lao động này tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp (chiếm tới 83%), lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 17% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Là một huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (35,68%) và mật độ dân số thấp (107 người/km2), đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, có tới 89% số dân sống ở nông thôn trong khi các ngành nghề phụ không phát triển, nhưng hầu hết người dân đều có việc làm tuy nhiên công việc lại mang tính thời vụ không thường xuyên, thời gian nông nhàn khá lớn (hàng năm bình quân có từ 2 - 4 tháng là thời gian rảnh rỗi). Hiện nay huyện đã và đang triển khai một số dự án phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn các xã, đây là cơ hội tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn, nó sẽ góp phần giảm thiểu thời gian nông nhàn của bà con nông dân.

44

Về chất lượng nguồn lao động: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Điện Biên nói chung và ở Mường Ảng nói riêng đã được cải thiện một bước. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học cùng trung học cơ sở đã giảm dần, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh trong các ngành kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ - thương mại. Song có thể đánh giá: chất lượng nguồn nhân lực của Mường Ảng hiện nay còn thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2018 chỉ chiếm khoảng 20 - 21% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Mặt khác, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở thị trấn Thị trấn Mường Ẳng. Tại các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật hầu như không đáng kể. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của từng ngành cũng như toàn huyện còn hạn chế, do huyện mới được thành lập cho nên việc đào tạo mới chỉ bắt đầu và tập trung chủ yếu vào việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ hiện có thông qua các hình thức đào tạo tại chỗ và thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn.

Nhìn chung nguồn nhân lực của Mường Ảng hiện còn rất nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu. Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay, lao động của Mường Ảng chưa thể đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện cả hiện tại và trong tương lai.

Tuy nhiên về số lao động được tạo việc làm mới của huyện còn ở mức rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,14% trong tổng dân số và chiếm 2,39% trong tổng số lao động trong độ tuổi. Nguyên nhân do phần lớn dân cư trên địa bàn là dân tộc thiểu số, tập quán du canh du cư tồn tại trong văn hóa của họ nên tạo việc làm mới cho họ là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, huyện cũng khắc phục bằng cách tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nên tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng lên, nhằm trang bị cho họ kiến thức tự khắc phục cuộc sống cho mình.

45

Tuy nhiên, thực tế cũng thấy do đặc điểm của địa hình, tập quán sinh hoạt ở rải rác không tập trung canh tác của các dân tộc chủ yếu là nương dẫy nên vẫn còn tình trạng phá rừng đầu nguồn làm nương rẫy gây ra việc sạt lở đất, lũ quét vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân các dân tộc trong huyện.

Mặc dù vậy, huyện Mường Ảng cũng xác định tập trung khắc phục khó khăn duy trì tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh, thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, Huyện cũng tập trung đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

3.2. Thực trạng về công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2018 Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 – 2018

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước của huyện

Bộ máy trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồm: HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.Trong đó UBND huyện là chủ tài khoản; phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND huyện quản lý về ngân sách cấp huyện.

Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của huyện.

3.2.1.1 Thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân huyện về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

HĐND cấp huyện là đại diện cơ quan quyền lực cao nhất của địa phương, có thẩm quyền và trách nhiệm quyết định ngân sách của cấp mình. Cụ thể:

46

thực tế tại địa phương, quyết định: Dự toán thu NSNN trên địa bàn, bao gồm thu nội địa; Dự toán chi ngân sách huyện, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách xã, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng ngân sách.

Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, gồm: Tổng số và mức chi từng lĩnh vực; Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực.

Phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp huyện; Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách cấp huyện; Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính – ngân sách của UBND cấp xã và HĐND cấp xã trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.

3.2.1.2 Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

UBND cấp huyện là cơ quan chấp hành của HĐND cấp huyện. Trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, UBND cấp huyện có những thẩm quyền và trách nhiệm sau:

Lập dự toán NSĐP, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật NSNN; dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

Lập quyết toán NSĐP trình HĐND phê chuẩn và báo cáo sở tài chính. Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp xã về tài chính – ngân sách.

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp xã.

47

Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện NSĐP; Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN trên địa bàn; Báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.

3.2.1.3. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện

Tổ chức bộ máy phòng TC-KH huyện: Công tác tổ chức bộ máy hiện tại phòng TC-KH huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên gồm 10 biên chế, gồm 01 trưởng phòng, 01 Trưởng phó phòng, 08 chuyên viên. Trình độ: Đại học 10 người.

Vị trí chức năng:

Phòng TC-KH huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu giúp cho UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiêp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Điện Biên.

Quyền hạn, nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính và kế hoạch đầu tư:

Trong lĩnh vực Tài chính ngân sách nhà nước: tham mưu UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính; Tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn; Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính; Lập dự toán thu NSNN đối với các khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, thị trấn, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND

48

huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính; Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh.

3.2.1.4. Chi cục Thuế Huyện Mường Ảng

Về chức năng: Chi cục Thuế huyện là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Điện Biên có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 49 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)