Đánh giá chung về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Ảng,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.5. Đánh giá chung về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Ảng,

Ảng, tỉnh Điện Biên

3.5.1. Kết quả đạt được

Qua việc phân tích thực trạng quản lý chi NSNN của huyện Mường Ảng trong giai đoạn 2016 – 2018, có thể đánh giá được một số kết quả mà huyện đã đạt được như sau:

Thứ nhất: về công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của huyện Trong những năm qua công tác quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh Điện Biên nói chung và của huyện Mường Ảng nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, qua đó thể hiện sự nhất quán trong sự chỉ đạo của toàn hệ thống chính trị của huyện.

Công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước đã thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát huy tính

92

chủ động sáng tạo, các chỉ tiêu thu và chi ngân sách đều vượt so với dự toán được duyệt; NSNN luôn trở thành công cụ đắc lực của chính quyền huyện trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước. Từ đó đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện.

Thứ hai: về công tác lập và chấp hành chi ngân sách nhà nước huyện Về công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước huyện: Trong những năm qua, công tác lập dự toán được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đã tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi NSNN hiện hành và đã góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong huyện ngày một phát triển hơn.

Về công tác chấp hành chi ngân sách nhà nước huyện: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, huyện đã đảm bảo cho nhu cầu chi thường xuyên: đảm bảo an ninh quốc phòng, chi sự nghiệp giáo dục, chi đảm bảo xã hội, chi quản lý hành chính và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn; bên cạnh đó huyện đã tâp trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển để nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Qua đó có thể thấy, ngân sách huyện đã bố trí hợp lý cho các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, đảm bảo chi cho sự nghiệp kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý, tiết kiệm từ đó nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của quản lý chi ngân sách huyện.

Thứ ba: về công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước huyện

Nhìn chung công tác quyết toán đối với chi NSNN huyện Mường Ảngđã được thực hiện theo các chu trình về quyết toán ngân sách cấp huyện.

Đối với công tác quyết toán chi ngân sách cấp huyện: tổ chức thực hiện xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách hàng năm nhằm hướng dẫn, nhắc

93

nhở, phối hợp với Thanh tra nhà nước huyện, thanh tra tài chính, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất một số đơn vị, đảm bảo trước khi quyết toán thông qua UBND huyện phải được xét duyệt, thẩm định hoặc thanh tra để đảm bảo tính chính xác và trung thực của quyết toán ngân sách địa phương.

Thứ tư: về công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán

Trong những năm qua kế hoạch công tác hoạt động thanh tra được xây dựng theo quy định của Luật thanh tra năm 2010, Luật khiếu nại, tố cáo năm2011; Định hướng hoạt động của Thanh tra tỉnh Điện Biên, nhất là việc chỉ đạo điều hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra luôn được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo thường trực Huyện ủy, HĐND và UBND huyện. Bên cạnh đó để đạt được những kết quả trên, thanh tra huyện đã hoạt động tích cực trên cơ sở:

Xây dựng kế hoạch sát, đúng, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thực hiện quyết liệt, đôn đốc xử lý sau thanh tra.

Công tác rà soát, ban hành mới văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra được thực hiện công khai, dân chủ, có chất lượng và đạt hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về thanh tra đã được tổ chức nhiều cuộc tập huấn về các lĩnh vực: thanh tra, phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo sâu rộng trong cán bộ và nhân dân từ đó nhận thức của cán bộ và nhân dân được tăng lên một bước, giúp nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

3.5.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất: Trong phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Việc phân cấp quản lý chi NSNN cho các cấp ở địa phương chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp địa phương, tập trung nhiều ở cấp huyện, chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tự chủ và tự chịu trách

94

nhiệm của cấp dưới. Do đó, chưa phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương.

Thứ hai: Trong việc lập dự toán chi: việc xây dựng kế hoạch hóa nguồn chi, dự toán thu ngân sách mặc dù đã được coi trọng nhưng cơ sở xây dựng chưa vững chắc, đôi khi còn mang nhân tố chủ quan, cảm tính.

Thứ ba: Thứ ba, kỷ luật chấp hành NS chưa thật sự nghiêm minh, còn áp dụng kế hoạch “NS mềm”, dễ thay đổi, nhất là chi NS cho ĐTPT, phân bổ NS dàn trải dẫn tới chênh lệch giữa dự toán và thực hiện.

Thứ tư: Trong quyết toán chi ngân sách nhà nước tại huyện Mường Ảng Quyết toán chi NSNN của một số cơ quan, đơn vị còn nhiều nội dung thực hiện không đúng quy định của Nhà nước vẫn được chấp nhận quyết toán. Các biên bản thẩm tra quyết toán của cơ quan tài chính thường chỉ nêu vấn đề thực hiện quản lý NSNN không đúng quy định, chưa cương quyết loại bỏ, không chấp nhận quyết toán các nội dung chi sai quy định.

Việc quyết toán vốn đầu tư các công trình XDCB từ chi NSNN còn chậm so với quy định, vẫn còn tình trạng công trình sai về định mức, đơn giá hay thiếu khối lượng, sai chủng loại vật liệu,.. vẫn được quyết toán với NSNN.

Thứ năm: Trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát

Hàng năm, các cơ quan thanh tra, kiểm tra thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán chi thường xuyên NSNN tại các đơn vị sử dụng NS nhưng kết quả thanh tra còn hạn chế, chủ yếu vận dụng cho đơn vị rút kinh nghiệm và xử lý một phần về kinh tế. Hơn nữa, chế tài xử lý sau thanh tra chưa được nhà nước ban hành, dẫn đến một số đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra.

Công tác thanh tra còn gặp nhiều khó khăn, do lực lượng đoàn thanh tra còn mỏng, cán bộ các phòng ban liên quan được cử đi còn bị chi phối bởi công việc chuyên môn nên thời gain tham gia đoàn không đầy đủ, bên cạnh có thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Tổng số cán bộ thanh tra huyện

95

hiện có 6 người (01 thanh tra viên chính, 3 thanh tra viên, 1 chuyên viên, 1 cán bộ hợp đồng; 6/6 đồng chí đều có trình độ đại học các chuyên ngành: kinh tế, luật, tài chính – ngân hàng).

Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận sau thanh tra thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên, dẫn đến kết quả thu hồi chậm, đạt chưa cao.

3.5.3.2. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất: huyện Mường Ảng là một huyện có địa bàn rộng, với nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, nguồn thu NSNN trên địa bàn chưa cao, phân tán, đáp ứng được gần 5% nhu cầu chi ngân sách. Do vậy việc điều hành ngân sách chưa được linh động. Chỉ một sự biến đổi về thu, chi NS hoặc trợ cấp của NSTW đã ảnh hưởng đến việc cân đối và quản lý điều hành NS địa phương.

Thứ hai: do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước cũng như thế giới; lạm phát, giá cả gia tăng, tác động mặt trái của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước thắt chặt đầu tư công, cắt giảm các khoản chi thường xuyên; thị trường bất động sản ảm đạm, các doanh nghiệp kinh doanh gặp không ít khó khăn, gây thất thu NSNN, không cân đối được nguồn thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Hơn nữa, diễn biến bất thường của thời tiết gây nên thiên tai, dịch bệnh và Nhà nước thường xuyên thay đổi chính sách, nhất là về đất đai, XDCB đã ảnh hưởng lớn đến thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế và quản lý chi NSNN ở địa phương là một trong những nguyên nhân quản lý, điều hành NSNN kém hiệu quả.

Thứ ba: vẫn còn những bất cập về hệ thống chính sách, quy định pháp luật là một nhân tố cản trở lớn tới việc chi ngân sách.

Thứ tư: việc lập, phân bổ, giao dự toán chi NSNN hàng năm ở một số cơ quan, đơn vị, cấp cơ sở còn chưa sát với tình hình KT – XH của huyện; dự toán chi chưa bao quát hết được nguồn thu nên phần nào đó ảnh hưởng tới công tác cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

96

NSNN cấp huyện phụ thuộc hoàn toàn vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ (%) điều tiết giữa NSTW và NSĐP. Hơn nữa, định mức phân bổ ngân sách của cấp trên thường cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối chi NSNN.

Thứ sáu: việc kiểm tra xử lý các sai phạm trong hoạt động thu chi ngân sách thực hiện chưa nghiêm, nhất là trong quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản, xử lý nợ đọng thuế.

Thứ bảy: Công tác cải cách hành chính cơ bản đã được triển khai nhưng chưa đi sâu vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật cho bộ máy quản lý NSNN còn hạn chế; hệ thống thông tin chưa liên tục và kịp thời và vẫn còn nặng hình thức văn bản giấy; trình độ CBCC, viên chức chưa ứng dụng được các máy móc trang thiết bị tiên tiến vào quản lý NSNN.

97

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG,

TỈNH ĐIỆN BIÊN

4.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý chi ngân sách Nhà nước

4.1.1. Phương hướng

Trước yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý KT-XH; các luật mới được đưa ra nhằm tăng cường quản lý ngân sách như luật ngân sách nhà nước 2015, luật đầu tư công, luật tổ chức chính quyền địa phương và các định hướng công tác quản lý tài chính – ngân sách khác nhằm nâng cao quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, tại các cuộc họp của HĐND của huyện Mường Ảng đã định hướng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Mường Ảngtrong những năm tiếp theo như sau:

Thứ nhất: Làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch: thường xuyên cập nhật hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ hai: Chủ động bố trí các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn thu được để lại theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương.

Thứ ba: Tiếp tục thực hiện ra soát lại các đề án, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng phù hợp với yêu cầu phát triển và khả năng cân đối của ngân sách địa phương trong thời kỳ mới.

Thứ tư: Tích cực thu hút đầu tư, tạo bước phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Thứ năm: Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, nợ đọng thuế trên địa bàn.

Thứ sáu: Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán năm sau.

98

Thứ bảy: tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn,… gắn với việc thực hiện chống tham nhũng lãng phí.

4.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu của huyện Mường Ảng trong những năm tới đối với công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn là:

Tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát để nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách Nhà nước. Để thực hiện được điều này, huyện sẽ tập trung hướng vào những việc trọng tâm, trọng điểm mà trước hết là phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành; tham mưu tích cực với Huyện ủy, UBND huyện để có những biện pháp, giải pháp cụ thể, kịp thời và hữu hiệu; đẩy mạnh công tác thu ngân sách.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, thanh tra để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh trên địa bàn vào NSNN; điều hành chi NSNN theo đúng tiến độ thu, tăng cường công tác quản lý, giám sát chi ngân sách ở các cấp, các ngành, đảm bảo các khoản chi NSNN có trọng tâm, trọng điểm, đúng dự toán, đúng chế độ định mức, tiết kiệm có hiệu quả, quyết tâm phấn đấu hoàn thành dự toán NSNN hàng năm, tạo tiền đề, cơ sở cho việc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm sau. Ngoài ra, phải thường xuyên chăm lo củng cố, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán trong phạm vi của huyện.

4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

4.2.1. Nâng cao việc lập dự toán ngân sách nhà nước tại huyện

Trong những năm qua việc lập dự toán của huyện cơ bản đã đáp ứng về nội dung dự toán, đã bám sát, đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển KT- XH của huyện trong từng thời kỳ. Thường xuyên có sự cập nhật thông tin từ phòng thống kê, phòng lao động, bộ phận quản lý đầu tư xây dựng cơ

99

bản,báo cáo tình hình hoạt động của các xã, thị trấn và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, phân tích và những nhiệm vụ ngân sách đã thực hiện được và những nội dụng chưa thực hiện được. Trên cơ sở đó, cùng với việc bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, cơ quan tài chính đưa ra những định hướng phát triển KT- XH mà ngân sách cần quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trong sự biến động không ngừng của kinh tế - xã hội, việc lập dự toán chi cần được nâng cao và hoàn thiện hơn. Cụ thể:

Việc xây dựng và phân bổ dự toán chi ngân sách căn cứ theo tiêu chuẩn và định mức phân bổ ngân sách của năm trước, đảm bảo đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách, đồng thời có tính đến các nhiệm vụ phát sinh trong năm sau và đảm bảo các quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh về công tác quản lý đầu tư xây dựng, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 22/CT – UBND ngày 04/9/2012 của tỉnh về tăng cường các biện pháp chỉ đạo và xử lý các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản đối với ngân sách cấp huyện, xã.

Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán chi phải bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Định hướng được những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong năm, lập và gửi dự toán theo đúng quy định.

Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp và xây dựng dự toán chi NSNN huyện trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị và UBND các phường đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)