Công tác kiểm tra chi NSNN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 111)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhànước tạ

4.2.4. Công tác kiểm tra chi NSNN

Thông qua công tác kiểm tra, tài chính để nắm bắt nhu cầu thực tế; đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu bức bách, đảm bảo ưu tiên cho con người, cho nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, dịch bệnh, cây trồng, vật nuôi, an sinh xã hội và an ninh quốc phòng...

103

Tiến hành rà soát phân công, phân cấp trách nhiệm trong quản lý điều hành thu - chi NSNN giữa các cấp ngân sách từ phân cấp trách nhiệm, thẩm quyền thực hiện. Đảm bảo quan điểm phân cấp trách nhiệm, thẩm quyền thực hiện vừa đảm bảo đồng bộ, dân chủ, vừa tăng cường chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong quản lý điều hành, quản lý thu - chi NSNN trên toàn địa bàn.

Cần tăng cường nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện; Giám đốc, Thủ trưởng, kế toán trưởng các ngành, các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Quản lý chặt chẽ, đúng luật tại khu vực mình phụ trách, bảo đảm tuân thủ Luật ngân sách, tuân thủ dự toán Hội đồng nhân dân huyện giao. Đồng thời chủ động và linh hoạt trong áp dụng cơ chế điều hành cho phù hợp thực tế đặt ra về nhu cầu và tiết kiệm chi tiêu.

Nâng cao chất lượng tham mưu, ý thức tinh thần trách nhiệm của Lãnh đạo các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ tham mưu quản lý tài chính ngân sách các cấp. Đảm bảo kịp thời, tích cực, chủ động trong giải quyết các chế độ chính sách mới cho con người, cho an sinh xã hội, cho đầu tư hỗ trợ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác giám sát tài chính, tài sản công, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thông tin, bảo đảm hoạt động chi tiêu công khai minh bạch, đúng định mức, chế độ qui định.

Tập trung rà soát lại các văn bản chế độ không còn phù hợp để đề xuất xây dựng các văn bản mới. Cơ chế mới xây dựng cần phải thể hiện công khai minh bạch, công bằng và rõ ràng, không chồng chéo.

Cần tiếp tục quan tâm, tăng nguồn đầu tư từ ngân sách, đảm bảo về cả chất lượng và số lượng dịch vụ công cung cấp miễn phí và đồng đều cho mọi người dân nhằm thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Quy mô các dịch vụ

104

công càng ngày càng táng thể hiện tính bền vững của tăng trường kinh tế xã hội. Mở rộng quyền tự chủ về tài chính cho các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nhà nước cung cấp các dịch vụ công thiết yếu bằng cơ chế “khoán” để tạo động lực, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực tài chính được giao, đồng thời, có tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá số lượng và chất lượng của dịch vụ công mà cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp; gắn chặt cơ chế chi ngân sách với việc “mua” các dịch vụ công cơ bản dành cho người dân, đặc biệt dành cho bộ phận dân cư có thu nhập thấp.

4.2.5. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước

Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp của mô hình tổ chức mới. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định.

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện tại, trong thời gian tới cần có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển KT-XH và quản lý thu, chi NS địa phương. Cụ thể nhất là đối với cán bộ thuế: cần thường xuyên học tập, nâng cao chuyên môn nhất là trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm các tình trạng trốn thuế nhằm truy thu thuế cho nhà nước. Bên cạnh đó cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách theo hướng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý.

105

Cần coi trọng việc học ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ theo quá trình đổi mới trong thể chế và cơ chế quản lý NSNN.

Cuối cùng, cần nâng cao vai trò lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền của địa phương cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, giúp cho các cơ quan, đơn vị, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả tổ chức thức hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ song song với việc tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý NSNN.

4.2.6. Giải pháp đối với từng khoản mục chi NSNN

* Đối với quản lý chi đầu tư phát triển

Căn cứ vào chỉ tiêu, nguồn vốn được giao để bố trí chi theo nguyên tắc phải đảm bảo đúng các công trình, hạng mục được duyệt, không tự ý điều chỉnh cho các hạng mục công trình khác. UBND huyện tích cực chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng kiểm tra rà soát các danh mục công trình, một số công trình không có khả năng hoàn thành phải có phương án điều chỉnh vốn kịp thời tránh tình trạng để ứ đọng vốn; thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư XDCB, giám sát chặt chẽ đầu tư công, quyết liệt xử lý nợ đọng, hạn chế tối đa các dự án khởi công mới.

Chú trọng chi đầu tư phát triển nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó chú ý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020: chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng công trình cơ sở hạ tầng như: đường điện, đường giao thông nông thôn, đường ngõ xóm, vỉa hè, trường học, nhà văn hóa thông, trạm y tế xã,…

106

Quản lý cấp phát phải đúng nội dung công việc, theo tiến độ hoàn thành có lưu ý đến tính mùa vụ của một số khoản chi như phòng chống thiên tai, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất,.. Mọi khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ 3 điều kiện: đã có trong dự toán ngân sách được duyệt; đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc được người ủy quyền chi.

Thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện chính sách tinh giảm biên chế gắn với khoản chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc, thực hiện cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, khởi công khánh thành, đi công tác trong và ngoài nước và các khoản chi chưa cần thiết khác; không mua xe ô tô công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật), hạn chế việc mua sắm trang thiết bị đắt tiền; tiết kiệm tối đa kinh phí xăng, dầu, điện nước, vật tư văn phòng. Chủ động sắp xếp các khoản chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ chi quan trọng, đảm bảo nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả kinh phí từ NSNN.

Đối với các khoản chi phát sinh ngoài dự toán cần phải chấp hành đúng theo quy định của Luật ngân sách và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiên quyết hạn chế những khoản chi chưa thật cần thiết.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Chính phủ cần rà soát điều chỉnh hệ thống chế độ và định mức phân bổ NSNN áp dụng chung cho các địa phương, nhất là định mức phân bổ NS quản lý hành chính cho các đơn vị trực thuộc tỉnh, định mức phân bổ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển.

Củng cố hệ thống thông tin tài chính - NS, hệ thống kế toán NS, kế toán kho bạc và kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN nhằm cung cấp mặt bằng thông tin thống nhất và đầy đủ cho cán bộ quản lý NSNN ở các đơn vị

107

khi họ có nhu cầu. Đầu tư xây dựng một số trung tâm có nhiệm vụ dự báo xu hướng phát triển dài hạn của lĩnh vực tài chính – ngân sách – đầu tư để hỗ trợ các đơn vị quản lý NSNN ở địa phương, giúp họ xây dựng dự toán chính xác hơn. Tăng thời gian chuẩn bị dự toán cho các cấp chính quyền địa phương nhằm tăng chất lượng dự toán.

Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý NSĐP khi TW điều chỉnh chính sách của mình. Các Bộ, ngành Trung ương sớm trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn về cơ chế tài chính trong các lĩnh vực Giáo dục - đào tạo; dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí theo tinh thần của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ để địa phương có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện. Đối với cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày14/6/2016 và cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể để thuận tiện cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định. Cần hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật của từng dịch vụ công; xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ công; cách xác định giá từng dịch vụ công để làm cơ sở xây dựng phương án tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong trên địa bàn tỉnh.

4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Điện Biên

Nhằm phát huy chức năng và nhiệm vụ của HĐND trong phần cấp chi NSNN, cần loại bỏ các quy định ràng buộc HĐND vào quá nhiều cơ quan quản lý cấp trên, sớm khắc phục sự trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách trong quyết định, điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết toán NSNN như hiện nay. Phân cấp NSNN của HĐND cần rành mạch, rõ ràng đảm bảo cân bằng giữa các vùng địa phương và cân đối NSNN tích cực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)