Thực trạng về chất lượng thu thập thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 63 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chất lượng hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng

4.2.1. Thực trạng về chất lượng thu thập thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng

GIÁ TIÊU DÙNG TỈNH HƯNG YÊN

4.2.1. Thực trạng về chất lượng thu thập thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng Yên dùng tỉnh Hưng Yên

Điều tra giá tiêu dùng là cuộc điều tra chọn mẫu trong chương trình điều tra thống kê quốc gia. Hiện nay công tác điều tra thu thập số liệu tại tỉnh Hưng Yên được thu thập bằng hình thức bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp ghi trên bản giấy (phiếu điều tra).

4.2.1.1. Nhóm các mặt hàng thu thập trong thống kê chỉ số giá tiêu dùng

Thông tin phục vụ cho việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng là các thông tin về giá bán đã bao gồm thuế VAT của các mặt hàng được mô tả đầy đủ về quy cách phẩm cấp, khối lượng đóng gói, trọng lượng quan sát. Hàng kỳ trong tháng điều tra viên phải đến điểm điều tra là các cửa hàng kinh doanh bán lẻ hàng hóa dịch vụ, trường học, cơ sở y tế để thu thập thông tin về giá của các mặt hàng trong danh mục mặt hàng của tỉnh Hưng Yên. Thời điểm điều tra phải giống nhau trong các kỳ điều tra. Điều tra giá tiêu dùng tại tỉnh Hưng Yên được thực hiện điều tra các mặt hàng thuộc các nhóm được trình bày trên bảng 4.3.

Bảng 4.3. Nhóm các mặt hàng được điều tra trong rổ hàng hóa

Mã số Nhóm Hàng

01 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 011 Trong đó: 1- Lương thực 011 Trong đó: 1- Lương thực 012 2- Thực phẩm

013 3- Ăn uống ngoài gia đình 02 II. Đồ uống và thuốc lá 02 II. Đồ uống và thuốc lá

03 III. May mặc, mũ nón, giầy dép

04 IV. Nhà ở, điện, nuớc, chất đốt và VLXD 05 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 05 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình

06 VI. Thuốc và dịch vụ y tế 07 VII. Giao thông

08 VIII. Bưu chính viễn thông 09 IX. Giáo dục 09 IX. Giáo dục

10 X. Văn hoá, giải trí và du lịch 11 XI. Hàng hoá và dịch vụ khác 11 XI. Hàng hoá và dịch vụ khác

V Chỉ số giá vàng U Chỉ số giá đô la Mỹ

Bảng 4.3 cho thấy trong nguồn thông tin thu thập để tính chỉ số giá tiêu dùng tại tỉnh Hưng Yên là giá của các mặt hàng thuộc tất cả các nhóm hàng hóa dịch vụ phổ biến nhất có mặt trên thị trường và được người dân tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

4.2.1.2. Thực trạng chất lượng thu thập thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng

a. Tính đầy đủ trong hoạt động thu thập thông tin

Trong thống kê chỉ số giá tiêu dùng tình đầy đủ trong hoạt động thu thập thông tin thể hiện ở mức độ thu thập số lượng giá các mặt hàng theo quy định. Để có chỉ số giá tiêu dùng chính xác điều tra viên phải đi thu thập thông tin của đầy đủ các mặt hàng, phải đến trực tiếp tận điểm điều tra để quan sát khai thác và thu thập thông tin mới có được các thông tin xác thực phản ánh đúng thực tế.

82.14% 17.86%

Thu thập từ 80-90% giá mặt hàng, số còn lại chép từ kỳ trước sang Thu thập 70-80% giá mặt hàng, số còn lại chép từ kỳ trước sang

Biểu đồ 4.4. Mức độ thu thập đầy đủ giá các mặt hàng

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018) Theo thông tin điều tra từ Biểu đồ 4.4 không có điều tra viên nào đi điều tra đầy đủ thông tin về giá của 100% mặt hàng trong danh mục điều tra, phần lớn điều tra viên chỉ điều tra thông tin về giá của 80-90% số mặt hàng, còn lại là chép từ kỳ trước sang. Việc làm này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng số liệu chỉ số giá. Nếu trong số các mặt hàng điều tra viên không điều tra mà chép từ kỳ trước sang có biến động lớn trong kỳ điều tra, vậy đương nhiên trong số liệu chỉ số giá đã không phản ánh được biến động thực tế của thị trường trong lĩnh vực có mặt hàng đó. Như vậy tính đầy đủ trong thu thập thông tin thống kê vẫn chưa đạt yêu cầu.

b. Tính chính xác trong hoạt động thu thập thông tin

Thời gian điều tra, hình thức điều tra, phương pháp ghi thông tin trong phiếu điều tra theo đúng quy định thể hiện tính chính xác trong hoạt động thu thập số liệu thống kê chỉ số giá tiêu dùng.

Về thời gian điều tra: theo quy định của phương án điều tra giá tiêu dùng được điều tra 3 kỳ trên tháng vào các ngày sau: kỳ 1 ngày 01 hàng tháng, kỳ 2 ngày 11 hàng tháng và kỳ 3 ngày 21 hàng tháng. Số lượng mặt hàng cần thu thập giá tại kỳ 1 và kỳ 3 là 105 mặt hàng; số lượng mặt hàng cần thu thập giá tại kỳ 2 là 640 mặt hàng. Thời gian lấy giá được thống nhất trong tất cả các tháng, ví dụ nếu mặt hàng A được lấy giá vào buổi sáng tại cửa hàng B thì tất cả các kỳ trong tháng và các tháng khác mặt hàng A cũng sẽ được thu thập thông tin về giá vào buổi sáng tại cửa hàng B.

Bảng 4.4. Tình hình thu thập thông tin về giá đúng theo thời gian quy định

Chỉ tiêu

Kỳ 1 (n =28) Kỳ 2 (n =28) Kỳ 3 (n =28) Số

lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%)

Luôn đúng thời gian 24 85,71 18 64,29 23 82,14 Thỉnh thoảng không đúng thời gian 4 14,29 10 35,71 5 17,86 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018) Theo bảng 4.4 cho thấy tại thời điểm kỳ 1 có 24/28 điều tra viên đi điều tra theo đúng thời gian quy định chiếm 85,71% và có 4 điều tra viên vẫn có tháng đi điều tra không theo đúng thời gian; kỳ 2 số lượng điều tra viên đi điều tra không đúng ngày tăng lên do số lượng mặt hàng tại kỳ 2 là nhiều nhất, đa phần là các mặt hàng về đồ dùng gia đình và các dịch vụ về giáo dục, y tế,...; kỳ 3 phần lớn điều tra viên đều điều tra theo đúng thời gian quy định bởi số lượng mặt hàng ít bằng với số lượng mặt hàng tại kỳ 1. Điều này rõ ràng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chỉ số giá. Một số mặt hàng lương thực thực phẩm thường có giá rất khác nhau giữa các thời điểm điều tra. Ví dụ mặt hàng rau xanh nếu như buổi sáng mới cắt, rau còn tươi ngon giá chắc chắn cao hơn thời điểm buổi chiều khi ra đã héo và không còn tươi ngon nữa. Thực tế này cho thấy việc thu thập thông tin về giá các mặt hàng của các điều tra viên là chưa đảm bảo theo đúng phương án và có tác động tương đối đến chất lượng chỉ số giá tiêu dùng.

mặt hàng phải được lấy giá tại điểm điều tra đã lập ban đầu và cố định trong các kỳ điều tra, trừ trường hợp điểm điều tra không còn tồn tại, hoặc mặt hàng tại điểm điều tra không còn xuất hiện phải đổi điểm điều tra khác. Giá mặt hàng phải được thu thập trực tiếp từ người bán, điều tra viên phải trực tiếp đến quan sát và hỏi giá chứ không hỏi gián tiếp qua người thân, bạn bè, hoặc lấy giá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bảng 4.5. Hình thức thu thập thông tin giá tiêu dùng

Chỉ tiêu Số lượng

ĐTV (n=28)

Tỷ lệ (%)

Một số mặt hàng được thu thập trực tiếp tại điểm khác 28 100,00 Một số mặt hàng được thu thập qua bạn bè, người thân,

phương tiện thông tin 28 100,00

Một số mặt hàng hỏi gián tiếp qua việc gửi phiếu điều tra 1 3,75 Một số mặt hàng nhờ bạn bè người thân thu thập hộ 15 53,57

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018) Qua bảng 4.5 cho thấy điều tra viên thu thập giá tiêu dùng qua nhiều hình thức khác nhau, có hình thức theo đúng yêu cầu đề ra nhưng có hình thức chưa đúng, chưa đảm bảo. Không có điều tra viên nào được hỏi tiến hành thu thập thông tin về giá của 100% số mặt hàng tại điểm điều tra được chọn trước. Một số mặt hàng trong Danh mục điều tra đều được toàn bộ điều tra viên thu thập tại điểm điều tra khác thuận lợi trong quá trình đi lại hoặc được thu thập qua người thân, bạn bè, các phương tiên thông tin đại chúng. Việc làm này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chỉ số giá. Do các mặt hàng trong danh mục điều tra đều có quy cách phẩm cấp và mô tả chi tiết, nếu điều tra viên không trực tiếp quan sát mà thu thập thông tin qua người khác có thể dẫn đến việc thu thập được thông tin về giá của mặt hàng khác, không đúng với mặt hàng trong Danh mục điều tra. Trong thực tế nhiều trường hợp không thể thực hiện theo đúng hướng dẫn tuy nhiên phải có cách xử lý thích hợp.

Về phương pháp ghi thông tin vào phiếu điều tra: phương pháp ghi thông tin vào phiếu điều tra rất quan trọng, theo yêu cầu của phương án điều tra thì điều tra viên phải trực tiếp đi quan sát, thu thập thông tin về khối lượng quan sát, đơn vị quan sát, giá bán lẻ của hàng hóa vào sổ trung gian sau đó mới ghi vào phiếu điều tra để tránh nhầm lẫn và tẩy xóa trong phiếu.

Ghi trực tiếp vào phiếu điều tra

53.57% Ghi qua sổ sau đó

mới ghi vào phiếu 28.57%

Kết hợp cả ghi sổ và ghi trực tiếp vào

phiếu điều tra 14.29%

Ghi nhớ trong đầu rồi về ghi vào phiếu

3.57%

Biểu đồ 4.5. Phương pháp ghi thông tin vào phiếu điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018) Biểu đồ 4.5 cho thấy số lượng điều tra viên ghi thông tin về giá các mặt hàng thu thập qua sổ trung gian rồi mới ghi vào phiếu điều tra chỉ chiếm 28,57%, có tới 53,57% điều tra viên ghi trực tiếp thông tin thu thập được vào phiếu điều tra, 14,29% điều tra viên kết hợp cả hai phương pháp trên và có 3,57% điều tra viên hỏi và tự nhớ sau đó về ghi lại, trường hợp này có thể dẫn đến việc nhớ nhầm, ghi sai thông tin về giá của mặt hàng vào phiếu điều tra. Như vậy phương pháp ghi thông tin vào phiếu của điều tra viên vẫn chưa đảm bảo theo đúng hướng dẫn, số lượng điều tra viên thực hiện ghi giá vào sổ trung gian sau đó mới ghi vào phiếu chiếm tỷ lệ thấp.

c. Tính kịp thời trong hoạt động thu thập thông tin

Theo số liệu điều tra 28 điều tra viên thì có 92,85% số điều tra viên luôn hoàn thiện, làm sạch phiếu điều tra và gửi lên Cục Thống kê Hưng Yên theo đúng quy định, có 7,15% số điều tra viên vẫn còn chậm chễ trong quá trình hoàn thiện, làm sạch và gửi phiếu điều tra lên Cục Thống kê theo thời gian quy định. Như vậy, trong hoạt động thu thập thông tin điều tra viên vẫn chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo phương án điều tra, vẫn còn tình trạng chậm chễ trong quá trình đinh thu thập. Việc này gây ảnh hưởng đến chất lượng quá trình xử lý, tổng hợp số liệu đầu ra do đến thời điểm xử lý vẫn chưa có phiếu điều tra để nhập tin số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 63 - 68)