Phương pháp tính toán chỉ số giá tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 82 - 84)

Để có số liệu chỉ số giá tiêu dùng cần có Danh mục mặt hàng đại diện được cố định trong chu kỳ 5 năm; quyền số ngang và quyền số dọc được tính toán từ cuộc điều tra Khảo sát mức sống dân cư năm 2014; xây dựng bảng giá gốc năm 2014; bảng giá tiêu dùng của toàn bộ mặt hàng trong danh mục điều tra sau đó áp dụng công thức tính toán ra chỉ số giá tiêu dùng.

Tuy nhiên trong thực tế các yếu tố trên còn nhiều tồn tại tác động rất lớn đến chất lượng chỉ số giá tiêu dùng.

Tồn tại do sử dụng rổ hàng hoá và quyền số cố định:

- Chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới do sử dụng rổ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. Chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.

- Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng làm mức giá tăng cao.

- Quyền số cố định nên chưa phản ánh kịp thời sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm hàng qua các năm trong chỉ số giá. Quyền số được tính từ năm 2014 áp dụng trong chu kỳ 5 năm. Với nền kinh tế ngày càng phát triển do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc áp dụng quyền số cố định trong 5 năm sẽ không phản ảnh được tỷ trọng chi tiêu trong từng nhóm hàng.

69

69

Bảng 4.19. Quyền số chỉ số giá tiêu dùng áp dụng cho giai đoạn 2015-2020

Mã số Nhóm chỉ số Quyền số ngang (%) Quyền số dọc (%)

Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn

C Tổng chi tiêu 10000 1866 8134 10000 10000 10000 01 I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 10000 1847 8153 3576 3538 3584 011 1. Lương thực 10000 1817 8183 518 504 521 012 2. Thực phẩm 10000 1652 8348 2492 2206 2558 013 3. Ăn uống ngoài gia đình 10000 2734 7266 566 828 505 02 II - Đồ uống và thuốc lá 10000 1849 8151 266 264 267 03 III - May mặc, mũ nón , giày dép 10000 2045 7955 602 660 589 04 IV - Nhà ở, điện nước, chất đốt và vlxd 10000 1913 8087 1529 1567 1520 05 V - Thiết bị và đồ dùng gia đình 10000 1638 8362 806 707 828 06 VI – Thuốc và dịch vụ y tế 10000 2318 7682 759 943 717 07 VII - Giao thông 10000 1659 8341 791 703 811 08 VIII - Bưu chính viễn thông 10000 1760 8240 328 309 332 09 IX. Giáo dục 10000 2122 7878 545 621 529 10 X - Văn hóa, giải trí và du lịch 10000 1327 8673 451 320 480 11 XI - Hàng hóa và dịch vụ khác 10000 1976 8024 347 368 343

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)

Theo bảng 4.19 quyền số chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng Yên đang áp dụng hiện nay thì nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn nhất (3576%) sau đó đến nhóm Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (1529%), các nhóm như thuốc và dịch vụ y tế 806%, giao thông 791%, giáo dục 545%, văn hóa, giải trí và du lịch 451%. Đây là tỷ trọng chi tiêu của tỉnh Hưng Yên năm 2014, tuy nhiên với tình hình thực tế hiện nay, kinh tế phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng lớn mạnh nhu cầu tiêu dùng của con người thay đổi. Trước đây khi kinh tế còn thấp kém nhu cầu tiêu dùng cho ăn uống là lớn nhất nhưng hiện nay nhu cầu về giáo dục, y tế, giải trí du lịch ngày càng tăng nên tỷ trọng chi tiêu sẽ thay đổi. Việc cố định quyền số để tính toán chỉ số giá trong chu kỳ năm năm là chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 82 - 84)