Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 36 - 41)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng của một số quốc gia trên thế giới một số quốc gia trên thế giới

2.2.1.1. Nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tại Hàn Quốc

Hệ thống Thống kê quốc gia Hàn Quốc được tổ chức theo mô hình phân tán. Cũng giống như tình trạng của nhiều nước khác, số liệu thống kê của Hàn Quốc có sự khác biệt rất lớn giữa các nguồn, độ tin cậy của số liệu cũng còn hạn chế, do vậy có những ý kiến cho rằng số liệu thống kê quốc gia có chất lượng thấp (Nguyễn Thái Hà, 2007).

Để nâng cao chất lượng thống kê, họ đã tiến hành đánh giá các cuộc điều tra. Mục đích của việc đánh giá là để xây dựng các chiến lược cải thiện chất lượng số liệu thống kê quốc gia trên cơ sở Sổ tay hướng dẫn về tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Nâng cấp chất lượng chung của thống kê quốc gia bằng việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hoàn thiện chất lượng. Mục tiêu cuối cùng là để tăng độ tin cậy của số liệu thống kê quốc gia (Nguyễn Thái Hà, 2007).

Theo Nguyễn Thái Hà (2007) việc đánh giá chất lượng dựa trên cơ sở 6 tiêu chuẩn:

- Môi trường sản xuất số liệu thống kê - Qui trình sản xuất số liệu thống kê

- Mức độ chính xác về thu thập số liệu tại địa bàn - Mức độ hoàn chỉnh về công bố số liệu và dịch vụ - Mức độ thoả mãn của người sử dụng

- Nỗ lực cải thiện chất lượng số liệu thống kê.

2.2.1.2. Nâng cao chất lượng thống kê của Châu Âu

Đối với các nước Châu Âu, quan điểm về chất lượng thống kê được đánh giá bằng các tiêu chí sau: Tính phù hợp; Độ chính xác và tin cậy; Tính kịp thời và đúng hạn; Tính chặt chẽ và khả năng so sánh; Khả năng dễ tiếp cận và minh bạch. Từ đó họ đặt ra các tiêu chuẩn để thực hiện bằng cách xây dựng 15 nguyên tắc với 82 chỉ tiêu thực hiện giúp tuân thủ ở một mức độ nào đó các tiêu chuẩn đã đề ra. Sản phẩm lõi của thống kê là số liệu thống kê chất lượng “tốt” là số liệu thống kê được sản xuất theo những tiêu chuẩn này.

Bảng 2.2. Các nguyên tắc và chỉ tiêu thực hiện thống kê Châu Âu

STT Nguyên tắc Chỉ tiêu thực hiện

I

Môi trường thể chế

Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ 8

Nhiệm vụ thu thập thông tin 3

Đủ các nguồn lực 4

Cam kết về chất lượng 4

Bảo mật thông tin thống kê 6

Trung thực và khách quan 8

II

Quy trình thống kê

Phương pháp luận tốt 7

Quy trình thống kê phù hợp 9

Không đặt gánh nặng lên người cung cấp thông tin 6

Hiệu quả chi phí 4

III Sản phẩm thống kê Phù hợp 3 Chính xác và tin cậy 3 Kịp thời và đúng hạn 5 Tính chặt chẽ và khả năng so sánh 5

Khả năng tiếp cận và minh bạch 7

Tổng 82

Nguồn: Nguyễn Văn Đoàn (2014)

2.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Nâng cao chất lượng thống kê ở tỉnh Vĩnh Phúc

Những năm qua, ngành Thống kê Vĩnh Phúc đã bám sát nhiệm vụ được giao, đảm bảo thông tin thống kê chính xác, đầy đủ phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và của từng địa phương. Để nâng cao chất lượng chỉ số giá tiêu dùng, phản ánh đầy đủ mức tăng giảm của các loại hàng hóa, giúp cho cấp ủy Đảng và chính quyền có cái nhìn chân thực mức sống của người dân và đề ra các giải pháp, những năm qua, ngành Thống kê Vĩnh Phúc luôn đặt ra giải pháp hàng đầu là phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản, hàng năm, ngành cử cán bộ tham gia các khóa học đào tạo bổ sung kiến thức do Tổng cục Thống kê tổ chức; phân công cán bộ có nhiều kinh nghiệm, chuyên

môn vững đào tạo và giúp đỡ cán bộ mới, cán bộ chưa quen với công việc. Hiện nay, phần lớn cán bộ có trình độ từ Đại học trở lên, Cục Thống kê Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những đơn vị có đội ngũ cán bộ chuẩn về trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (Cục thống kê tỉnh Vĩnh phúc, 2015).

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của ngành cũng từng bước được tăng cường, nhất là việc trang bị phương tiện kỹ thuật để xử lý, tổng hợp số liệu thống kê. Hiện nay, ngành Thống kê đã xây dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khá hiện đại từ tỉnh đến huyện. Mạng tin học diện rộng và cơ sở dữ liệu của ngành đã hình thành và hoạt động ổn định giúp cho việc khai thác, truyền đưa số liệu thống kê được dễ dàng, nhanh chóng. Hệ thống máy tính mạng toàn Cục đã được lắp đặt đầy đủ, đảm bảo thông tin liên tục 24/24 giờ xuyên suốt từ cấp Tổng cục đến Cục và Chi cục. Trình độ tin học của cán bộ được nâng cao rõ rệt, tạo thuận lợi cho việc khai thác, vận hành các ứng dụng văn phòng, ứng dụng quản lý, xử lý số liệu và phân tích thống kê, phục vụ trực tiếp từng nhiệm vụ chức năng tại các bộ phận. Việc cập nhật, trao đổi thông tin trên hệ thống mạng được triển khai đồng bộ từ cấp Cục đến Chi Cục. Vì vậy, ngoài việc cung cấp, phổ biến thông tin thống kê bằng các văn bản, ấn phẩm, Cục đã thực hiện trao đổi thông tin hai chiều qua mạng diện rộng với các sở, ban, ngành của tỉnh, nhất là việc cập nhật và cung cấp các thông tin thống kê kinh tế - xã hội lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đặc biệt, năm 2014, Cục Thống kê đã xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm truyền báo cáo, theo dõi điểm thi đua đối với các Chi cục Thống kê cấp huyện góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của ngành (Cục thống kê tỉnh Vĩnh phúc, 2015).

Trước yêu cầu thời kỳ đổi mới, đòi hỏi công tác thông tin thống kê phải trung thực, khách quan, đầy đủ, chính xác, kịp thời, là cơ sở hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy, thời gian tới, ngành Thống kê Vĩnh Phúc sẽ bám sát diễn biến tình hình kinh tế - xã hội tỉnh nhà, điều tra, thu nhập và chuẩn hóa số liệu thống kê nhằm phục vụ tốt yêu cầu thông tin của Tổng cục giao cũng như sự chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đối tượng sử dụng thông tin thống kê; trong đó, chú trọng phân tích và dự báo để biên soạn các báo cáo phân tích chuyên sâu trên cơ sở dữ liệu của các cuộc điều tra, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong công bố và sử dụng thông tin thống kê; biên soạn và phát hành kịp thời Niêm giám thống kê cấp tỉnh, cấp huyện; đẩy mạnh hoạt động phổ biến thông tin thống kê với nhiều hình thức đa dạng nhằm nâng cao giá trị của thông

tin thống kê; thực hiện tốt các cuộc điều tra trong kế hoạch hàng năm và các cuộc tổng điều tra lớn (Cục thống kê tỉnh Vĩnh phúc, 2015).

2.2.2.2. Nâng cao chất lượng thống kê ở tỉnh Nam Định

Những năm qua, Cục Thống kê tỉnh đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin, số liệu thống kê, bảo đảm cung cấp kịp thời thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và nhu cầu thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Để nâng cao chất lượng thông tin thống kê, Cục Thống kê đã tổ chức thực hiện đầy đủ các cuộc điều tra thường xuyên trong chương trình công tác của Tổng cục Thống kê, bao gồm các cuộc điều tra định kỳ hằng tháng, quý và hằng năm (Cục thống kê tỉnh Nam Định, 2015).

Tích cực triển khai thực hiện các nội dung trong Đề án “Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê”. Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung nâng cao chất lượng cũng như hình thức các sản phẩm thống kê phục vụ kịp thời yêu cầu của ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thông tin thống kê. Trong đó chú trọng tới các sản phẩm thống kê: Niên giám thống kê huyện, thành phố, tờ gấp số liệu thống kê chủ yếu 6 tháng và cả năm; báo cáo thống kê kinh tế - xã hội hằng tháng, các bảng số liệu, kết quả các cuộc điều tra… Để hoàn thành các mục tiêu trên, Cục Thống kê tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Thống kê và các văn bản liên quan nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác thống kê, sự cần thiết, những nội dung chủ yếu của Luật, đặc biệt là vấn đề quản lý Nhà nước trong hoạt động thống kê hiện nay, góp phần tăng cường năng lực của toàn bộ hoạt động thống kê từ khâu thu thập, xử lý, truyền đưa, lưu giữ, biên soạn, phân tích và công bố thông tin thống kê. Tăng cường tập huấn nâng cao nghiệp vụ về công tác thông tin thống kê cho đội ngũ cán bộ thống kê của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia, tỉnh, huyện, xã. Toàn ngành đẩy mạnh triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng số liệu thống kê, tích cực nắm bắt tình hình và khai thác tốt kết quả các cuộc điều tra vào quá trình thực hiện các báo cáo. Từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm phục tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê” và Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2030. Tập trung đổi mới phương pháp điều tra, thống kê nhằm nâng cao chất

lượng số liệu thống kê. Quan tâm chỉ đạo các hoạt động thu thập thông tin đầu vào, trong đó đặc biệt chú trọng đến tổ chức các cuộc điều tra, thống kê nghiêm túc, đúng quy trình và hướng dẫn của Tổng cục Thống kê. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cuộc điều tra thống kê. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trong việc điều tra thống kê và xử lý số liệu thống kê (Cục thống kê tỉnh Nam Định, 2015).

2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hưng Yên

Khi tham khảo nâng cao chất lượng số liệu thống kê ở 2 địa phương là tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Nam Định, thì 2 địa phương này nâng cao chất lượng chủ yếu là ở chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và thực hiện đúng quy trình thống kê. Do vậy vẫn chưa đầy đủ, nên khi tham khảo cả hai hệ thống thống kê của Hàn Quốc và các nước Châu Âu với các nguyên tắc, tiêu chí đánh giá để nâng cao chất lượng thống kê. Hai hệ thống này đều quan tâm đến ba khía cạnh (1) Môi trường, thể chế thực hiện thống kê, (2) Quy trình thống kê, (3) Sản phẩm thống kê. Đối với Môi trường thống kê, các nước này đã sử dụng những nguyên tắc về độc lập chuyên môn, đủ các nguồn lực về tài chính, nhân lực...Về quy trình thống kê các nước dùng nguyên tắc phương pháp luận tốt, quy trình thống kê phù hợp, hiệu quả chi phí. Về sản phẩm thống kê sử dụng các nguyên tắc phù hợp, chính xác, chặt chẽ và khả năng tiếp cận.

Như vậy Ngành thống kê Việt Nam nói chung và Ngành thống kê tỉnh Hưng Yên riêng có thể học hỏi được các nước này về việc những công việc phải làm để nâng cao chất lượng thống kê.

Quy trình thống kê của các nước này chính là các bước của hoạt động thống kê từ thu thập số liệu, xử lý và tổng hợp, phân tích số liệu và công bố thông tin thống kê. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của Việt Nam và tỉnh Hưng Yên thấp hơn vì vậy quy trình cần có lộ trình để xây dựng.

Về chất lượng số liệu thống kê, Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng đã tiếp cận tương đối đầy đủ với các nguyên tắc tắc phù hợp, chính xác, chặt chẽ và khả năng tiếp cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 36 - 41)