Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 74 - 77)

Nhìn chung cán bộ công chức ngành Thống kê Hưng Yên hiện nay có liên quan đến hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng gồm 11 cán bộ: mỗi Chi cục Thống kê gồm 01 cán bộ phụ trách công tác giá và 01 lãnh đạo phụ trách. Điều tra giá tiêu dùng được thực hiện tại 4 huyện, thành phố trong tỉnh nên cấp Chi cục gồm 8 cán bộ; 01 cán bộ phụ trách xử lý và tổng hợp kết quả, 01 lãnh đạo phòng phụ trách, 01 lãnh đạo phụt trách phòng và Cục trưởng Cục

Thống kê Hưng Yên.

Bảng 4.12. Tỷ lệ ý kiến đánh giá trình độ CBCC

Chỉ tiêu Mức độ (%)

Cao Trung bình Thấp

1-Trình độ đào tạo trong lĩnh vực thống kê KTXH 36,36 45,46 18,18 2-Hiểu biết về thống kê trong lĩnh thống kê giá 36,36 36,36 27,27 3-Sử dung phần mềm thống kê excel trong công việc 18,18 54,55 27,27 4-Sử dụng phần mềm thống kê chỉ số giá tiêu dùng 18,18 18,18 63,64

Ghi chú n=11 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

- Trình độ chuyên môn CBCC: Qua khảo sát 11 cán bộ công chức, lãnh đão ngành thống kê có liên quan đến công tác thống kê Chỉ số giá tiêu dùng về việc tự đánh giá trình độ nhân lực cho thấy: Về trình độ đào tạo trong lĩnh vực Thống kê kinh tế xã hội, có 36,36% được đào tạo từ đại học chính quy trở lên chuyên ngành thống kê, (mức cao), 45,46% được đào tạo ở mức trung bình cao đẳng và đại học không đúng chuyên ngành (trung bình) và 18,18% được đào tạo ở trình độ trung cấp (thấp). Am hiểu kiến thức thống kê cần thiết trong lĩnh vực phụ trách chỉ có 36,36%; 36,36% ở mức trung bình và 27,27% hiểu biết ở mức thấp. Trình độ công nghệ thông tin biết sử dụng phần mềm thống kê excel có 18,18% sử dụng được phần mềm excel ở mức cao, 54,55% sử dụng phần mềm excel ở mức trung bình, 27,27% chỉ sử dụng phần mềm excel ở mức đơn giản hoặc các chương trình excel do ngành cung cấp.Trình độ sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng về lĩnh vực thống kê giá, chỉ có 01 cán bộ trực tiếp phụ trách xử lý tổng hợp chỉ số giá biết sử dụng ở mức cao, có 01 lãnh đạo phòng sử dụng ở mức trung bình, 63,64% xử dụng kém hoặc không biết sử dụng (chưa bao giờ sử dụng).

Nhận định chung, Trình độ đào tạo trong lĩnh vực thống kê KTXH, Hiểu biết về thống kê cần thiết trong lĩnh vực phụ trách, nhận xét ở mức trung bình khá. Sử dung phần mềm thống kê excel trong công việc; Sử dụng phần mềm thống kê tổng hợp chỉ số giá tiêu dùng còn hạn chế (chưa được tiếp cận) nhận xét ở mức dưới trung bình.

Bảng 4.13. Tỷ lệ số ý kiến đánh giá năng lực CBCC Chỉ tiêu Tỷ lệ ý kiến (%) (n = 11) 1- Chuyên trách - 2- Kiêm nhiệm 100,0 3- Độc lập cao 54,55 4- Độc lập trung bình 27,27 5- Độc lập thấp 18,18

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018) Qua khảo sát 8 cán bộ trực tiếp phụ trách công tác thống kê giá tiêu dùng tại 4 huyện thành phố trong tỉnh và 01 cán bộ, 01 lãnh đạo phòng, 01 lãnh đạo phụ trách trên văn phòng Cục Thống kê tỉnh cho thấy số CBCC hiện nay chuyên trách làm công tác thống kê giá tiêu dùng là không có và 100% đều phải kiêm nhiệm. Tính độc lập có 54,55% số ý kiến cho rằng sự độc lập về trình độ chuyên môn ở mức cao; 27,27% cho rằng sự độc lập về trình độ chuyên môn ở mức trung bình và 18,18% sự độc lập về trình độ chuyên môn ở mức thấp. Sự thiếu độc lập về chuyên môn hiện nay vẫn còn tồn tại trong công tác thống kê giá tiêu dùng, vì hệ thống thu thập thông tin của ngành Thống kê cũng chính là cơ quan quản lý điều hành. Vì vậy lãnh đạo các cấp của ngành Thống kê nói chung và của ngành thống kê tỉnh Hưng Yên nói riêng ai cũng bị áp lực về thành tích trong quá trình quản lý ngành điều hành của lãnh đạo các cấp. Như vậy tính độc lập của cán bộ làm công tác thống kê giá tiêu dùng nhìn chung ở mức trung bình khá.

- Trình độ và kinh nghiệm của điều tra viên

Trình độ, số năm tham gia điều tra giá của điều tra viên: trình độ văn hóa và kinh nghiệp điều tra của điều tra viên có tác động rất lớn đến chất lượng chỉ số giá tiêu dùng. Do sự hiểu biết khác nhau dẫn đến những xử lý và kết luận khác nhau trong cùng một sự việc. Với điều tra viên có hiểu biết trình độ học vấn tốt họ sẽ xử lý các tình huống về việc tăng, giảm đột biến về giá tốt hơn, tính toán các loại giá của mặt hàng có sự thay đổi thường xuyên trong tháng tốt hơn.

Bảng 4.14. Trình độ học vấn, kinh nghiệm của điều tra viên

Chỉ tiêu nghiên cứu Số lượng ĐTV (n = 28) Tỷ lệ (%)

Trình độ ĐTV

THPT 3 10,71

Sơ cấp, trung cấp 6 21,43

Cao đẳng, đại học 19 67,86

Số năm tham gia điều tra giá tiêu

dùng

Một đến 6 tháng 3 10,71

Từ 6 tháng đến 1 năm 5 17,86

Từ 1 năm đến 2 năm 8 28,57

Từ 2 năm trở lên 12 42,86

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018) Theo bảng số liệu 4.14 cho thấy đa phần điều tra viên đều có trình độ cao đẳng, đại học, tỷ lệ này chiếm đến 67,86% trong tổng số điều tra viên tham gia điều tra. Điều tra viên đa phần lớn đều có thời gian tham gia điều tra giá tiêu dùng từ 1 đến 2 năm trở lên (28,57%; 42,86%). Số năm tham gia hay kinh nghiệm của điều tra viên trong việc thu thập thông tin về giá tiêu dùng là rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chỉ số giá tiêu dùng. Với những điều tra viên đã có thời gian tham gia điều tra trong nhiều năm sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống đặc biệt, kinh nghiệm quan sát và kinh nghiệm khai thác thông tin về giá của người bán hàng. Theo số liệu điều tra, điều tra viên tham gia điều tra giá tiêu dùng tại tỉnh Hưng Yên cơ bản là đạt yêu cầu về số năm cũng như kinh nghiệm cũng như trình độ đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong quá trình điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 74 - 77)