Nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng và phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 26 - 32)

2.1.2.1. Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng là một trong những chỉ số giá quan trọng trong hệ thống chỉ số giá của nước ta. Nó là chỉ tiêu chất lượng được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm: Để đo lường tỉ lệ lạm phát, mỗi một quốc gia trong từng giai đoạn sử dụng các chỉ số giá khác nhau. Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm thước đo tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế quốc dân, trong đó có nước ta (Tô Chính Thắng, 2006).

Chỉ số giá tiêu dùng là cơ sở để Chính phủ điều chỉnh chính sách lương cho công nhân viên chức: để xác định mức lương tối thiểu, Chính phủ ta căn cứ vào lượng hàng hoá mà người công nhân cần mua để đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của họ. Khi giá tiêu dùng tăng lên, Chính phủ phải tăng mức lương cho phù hợp. Việc xác định mức lương tối thiểu trở lên khó khăn khi giá tiêu dùng không ổn định (Tô Chính Thắng, 2006).

Chỉ số giá tiêu dùng là công cụ gián tiếp phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Khi giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng giảm, khả năng thanh toán, chi trả cho hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng lên, người tiêu dùng sẽ mua sắm nhiều hơn, dẫn đến cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng lên, cầu tăng lại đẩy giá tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. Quá trình sẽ diễn ra ngược lại khi giá tiêu dùng tăng lên (Tô Chính Thắng, 2006).

Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức sống dân cư: Trong cuộc sống, con người có hai nhu cầu cơ bản đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu về tinh thần chỉ được thoả mãn khi nhu cầu về vật chất đã được thoả mãn. Khi mức sống dân cư tăng lên, họ sẽ quan tâm hơn đến các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, văn hoá, thể dục thể thao... để thoả mãn nhu cầu tinh thần của mình, thúc đẩy cầu về các loại dịch vụ này tăng lên làm cho giá cả của chúng tăng lên (Tổng cục Thống kê, 2015).

Chỉ số giá tiêu dùng cũng là một trong những chỉ tiêu mà căn cứ vào đó Nhà nước đề ra các chính sách tác động đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Ví dụ, để nâng cao mức sống của tầng lớp nông dân, chính phủ tìm mọi cách nâng giá sản phẩm nông nghiệp lên, giá nông sản

tăng làm tăng thu nhập cho họ và mức sống của họ được cải thiện. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không những chỉ liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu dùng mà nó còn liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ của một quốc gia. Việc tính và tính toán một cách chính xác chỉ số giá tiêu dùng rất cần thiết, giúp cho các cấp lãnh đạo đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp góp phần làm ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế (Tổng cục Thống kê, 2015).

2.1.2.2. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay

Theo Tổng cục Thống kê (2015) để tính chỉ số giá tiêu dùng/tháng cần thực hiện các bước sau đây:

Xây dựng danh mục mặt hàng; Lập bảng giá kỳ gốc;

Lập bảng quyền số cố định kỳ gốc;

Thu thập giá bán lẻ của các mặt hàng và dịch vụ đại diện;

Tính giá bình quân hàng tháng theo từng khu vực (thành thị, nông thôn) của các tỉnh, thành phố;

Tính chỉ số giá cấp tỉnh/thành phố theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả tỉnh.

a. Danh mục hàng hoá và dịch vụ thống kê giá tiêu dùng

Để tính chỉ số giá tiêu dùng, cần phải thu thập giá của các mặt hàng và dịch vụ đại diện, phổ biến tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, theo một danh mục xác định, bởi vì: Các hộ gia đình thường tiêu dùng rất nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau cho đời sống hàng ngày; trong đó nhiều mặt hàng trong một nhóm hàng có thể có sự biến động giá tương tự nhau; Các hộ gia đình thường hay tiêu dùng tập trung và một số mặt hàng và dịch vụ chủ yếu; các mặt hàng, dịch vụ khác có thể được tiêu dùng ở mức độ ít hơn (Tổng cục Thống kê, 2015).

Trong thống kê giá, danh mục hàng hoá dịch vụ đại diện này được gọi là “ rổ” hàng hoá. Sự biến động giá của các mặt hàng trong “ rổ” hàng hoá này sẽ đại diện cho sự biến động giá cả chung của tonà bộ các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của dân cư. Vậy, danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện là một danh sách các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân trong một giai đoạn

nhất định, được sủ dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính chỉ số giá tiêu dùng (Tổng cục Thống kê, 2015).

Từ khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, quá trình buôn bán diễn ra tự do trên thị trường và hàng hoá bán trên thị trường ngày một phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại, quy cách và phẩm chất khác nhau. Có hàng hoá bán trên thị trường một cách thường xuyên, liên tục nhưng có loại hàng hoá lại bán theo mùa, theo thời vụ... Trong quá trình thu thập giá tiêu dùng, chúng ta không thể và cũng không cần thiết phải theo dõi, thu thập giá của tất cả các mặt hàng buôn bán trên thị trường mà chỉ cần chọn ra các mặt hàng đại diện cho nhóm hàng, ngành hàng của chúng. Một mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đó là các loại hàng, dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong phân nhóm hàng, dịch vụ hoặc nhóm hàng, nhóm dịch vụ mà nó đại diện, có doanh số chiếm 70% trong doanh số chung; Tiêu thụ chủ yếu trên nhiều địa phương; Ổn định giữa cung và cầu; Có thời gian lưu thông dài nhất so với các hàng hoá cùng phân nhóm; Sự biến động về giá của các mặt hàng đại diện sẽ ảnh hưởng đến tất cả các mặt hàng cùng nhóm ở trên thị trường; Mặt hàng để chọn làm giá nói chung phải có phẩm cấp trung bình (Tổng cục Thống kê, 2015).

Do mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức sống và tập quán tiêu dùng khác nhau nên trừ một số mặt hàng phải thống nhất quy cách, phẩm cấp trên phạm vi cả nước đã được đưa ra trong danh mục chuẩn, những mặt hàng và dịch vụ còn lại được chọn theo đặc điểm tiêu dùng của địa phương. Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện của mỗi tỉnh được xây dựng dựa trên danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện chung của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2015).

b. Lập bảng giá kỳ gốc

Để tính được chỉ số giá tiêu dùng cho các tháng trong từng năm thuộc giai đoạn 2015-2020, tại Việt Nam quy định lấy năm 2014 là năm làm gốc để tính toán chỉ số giá tiêu dùng. Sau khi xây dựng danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện của tỉnh,thành phố, Cục Thống kê tiến hành lập bảng giá kỳ gốc theo các bước sau: đối chiếu danh mục mới với danh mục đang điều tra của tỉnh/thành phố để xác định những mặt hàng, dịch vụ mới; tiến hành thu thập giá theo danh much mặt hàng đại điện (Tổng cục Thống kê, 2015).

pháp bình quân giản đơn giá của 12 tháng tính riêng giá bình quân của khu vực thành thị, khu vực nông thôn và của cả tỉnh, thành phố (Tổng cục Thống kê, 2015).

c. Xác định quyền số giá tiêu dùng

Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư. Quyền số để tính CPI của cả nước là tỷ trọng chi tiêu của từng vùng so với tổng chi tiêu của cả nước theo từng nhóm hàng. Quyền số để tính CPI của cấp vùng là tỷ trọng chi tiêu của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng so với tổng chi tiêu của vùng. Quyền số để tính CPI của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng so với tổng chi tiêu của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quyền số được tính cho khu vực thành thị, khu vực nông thôn và chung cả hai khu vực (Tổng cục Thống kê, 2015).

Theo Tổng cục Thống kê (2015) quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng có hai loại: Quyền số dọc là tỷ trọng chi tiêu từng nhóm hàng so với tổng chi tiêu của dân cư. Quyền số dọc được tính cho khu vực thành thị, khu vực nông thôn và chung cả hai khu vực của từng tỉnh, từng vùng và cả nước ; Quyền số ngang là tỷ trọng chi tiêu của từng khu vực thành thị và nông thôn so với cả tỉnh, cả vùng hoặc cả nước.

Quyền số được tổng hợp từ kết quả cuộc điều tra Khảo sát mức sống hộ dân cư và điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng của Tổng cục Thống kê. Các nhóm của quyền số được phân chia thống nhất với cấu trúc của chỉ số giá tiêu dùng (gồm 11 nhóm hàng cấp 1, 32 nhóm cấp 2, 86 nhóm cấp 3 và 266 nhóm cấp 4). Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cố định trong 5 năm và tính cho năm gốc so sánh (đồng nhất với năm cập nhật danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện). Trong thời kỳ 2014-2019 năm gốc so sánh được quy định là năm 2014, do đó giá kỳ gốc theo danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện mới, quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng đều phải là số liệu của năm 2014. Quyền số năm 2014 được Tổng cục Thống kê tính cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 6 vùng kinh tế và cả nước (chia theo khu vực thành thị, nông thôn). Bảng số liệu quyền số năm 2014 của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được gửi đến từng Cục Thống kê (Tổng cục Thống kê, 2015).

d. Mạng lưới và tổ chức điều tra giá

Cục Thống kê tiến hành rà soát, củng cố mạng lưới điều tra giá tại địa phương như sau : khu vực điều tra là các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị bán lẻ... có hoạt động buôn bán, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ đã được chọn để tiến hành điều tra thu thập giá; chọn các khu vực điều tra đại diện cho cả khu vực thành thị và nông thôn; có thể thu thập đầy đủ giá của các loại hàng hoá, dịch vụ theo danh mục mặt hàng đại diện của địa phương tại khu vực điều tra đó ; tham khảo tài liệu địa bàn điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình và điều tra quyền số năm 2014 để chọn khu vực điều tra nhằm phản ánh sát thực tế biến động giá của địa phương (Tổng cục Thống kê, 2015).

Điểm điều tra là các sạp hàng, quầy hàng, điểm bán hàng (chuyên bán lẻ), cơ sở kinh doanh dịch vụ, đơn vị sự nghiệp, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, … có địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các thành phần kinh tế, nằm trong các khu vực điều tra đã được chọn. Điểm điều tra phải là nơi có hoạt động kinh doanh thường xuyên tương đối ổn định (Tổng cục Thống kê, 2015).

Theo Tổng cục Thống kê (2015) để đảm bảo tính liên tục của chuỗi chỉ số giá tiêu dùng qua thời gian và phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của dân cư trong giai đoạn mới, Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2014-2019 có cấu trúc như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm cấp 1, bao gồm:

- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; - Đồ uống và thuốc lá;

- May mặc, mũ nón, giầy dép;

- Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; - Thiết bị và đồ dùng gia đình;

- Thuốc và dịch vụ y tế; - Giao thông;

- Bưu chính viễn thông; - Giáo dục;

- Văn hoá thể thao, giải trí và du lịch; - Hàng hoá và dịch vụ khác;

Cấu trúc của 32 nhóm cấp 2, 86 nhóm cấp 3 và 266 nhóm cấp 4

...

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2014-2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)

e. Công thức áp dụng tính Chỉ số giá tiêu dùng

Theo Tổng cục Thống kê (2015) để tính được chỉ số giá tiêu dùng áp dụng công thức Laspeyres bình quân nhân để tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2014- 2019 (các chỉ số giá có quan hệ tích số với nhau):

                   n i w i n i w i t n i w i i t t i i i P P P P I 1 0 1 1 0 0 (1)

Trong đó: It0Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0;

t

P Giá tiêu dùng kỳ báo cáo t;

0

P Giá tiêu dùng kỳ gốc 0;

n Là số mặt hàng;

Chỉ số giá tiêu dùng chung

Nhóm cấp 1Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Nhóm cấp 1 Đồ uống và thuốc lá Nhóm cấp 1 Các nhóm khác Nhóm cấp 2 Lương thực Nhóm cấp 2 Thực phẩm Nhóm cấp 2 Dịch vụ ăn uống ngoài gia đình Nhóm cấp 3 Gạo Nhóm cấp 3 Bột mỳ và ngũ cốc khác Nhóm cấp 3 Các nhóm khác Nhóm cấp 4 Gạo tẻ thường Nhóm cấp 4 Gạo tẻ ngon ...

   n i i i i i i q p q p W 1 0 0 0 0 Quyền số cố định kỳ gốc 0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 26 - 32)