Thực trạng chất lượng xử lý, tổng hợp thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 68 - 70)

tiêu dùng

4.2.2.1. Tính đầy đủ trong xử lý, tổng hợp thông tin

Tính đầy đủ trong xử lý tổng hợp số liệu đối với điều tra viên: Trong quá trình thu thập thông tin về giá của các hàng hóa dịch vụ tiêu dùng có rất nhiều trường hợp bất thường xảy ra như kỳ điều tra trùng vào những ngày Lễ, Tết giá thường tăng lên rất cao; mặt hàng tạm thời không xuất hiện do hết mùa vụ đối với các loại hoa quả, rau xanh, quần áo rét, dịch vụ theo mùa hoặc tạm thời không có mặt do dịch bệnh, hay một nguyên nhân nào khác; các mặt hàng biến mất hẳn do người sản xuất ngừng sản xuất, đổi mẫu mã, điều chỉnh quy cách, phẩm cấp và đưa ra sản phẩm mới; cách thu thập giá điện, giá nước sinh hoạt; giá xăng, dầu các loại.... Điều tra viên phải thự hiện đầy đủ các công việc này trước khi ghi vào phiếu điều tra và gửi về Cục Thống kê xử lý, tổng hợp. Nếu điều tra viên không thực hiện các bước hướng dẫn theo Phương án mà tự ý xử lý các tình huống này theo ý kiến cá nhân sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh.

Bảng 4.6. Cách thức xử lý trường hợp bất thường trong thu thập thông tin

Chỉ tiêu Số lượng

ĐTV (n=28)

Tỷ lệ (%)

1. Giá mặt hàng tăng hoặc giảm quá cao

Lấy nguyên giá của mặt hàng ghi vào 15 53,57

Tham khảo giá của các ngày gần nhất và tính bình quân 5 17,86 Lấy nguyên giá và ghi rõ nguyên nhân tăng giảm 8 28,58 2. Mặt hàng tạm thời không xuất hiện

Lấy theo giá của kỳ điều tra gần nhất 17 60,71

Lấy theo giá của cửa hàng ở khu vực khác 8 28,57

Không thu thập giá và ghi rõ nguyên nhân 3 10,71

3. Mặt hàng biến mất hẳn

Không thu thập và bỏ trống 28 100,00

4.Giá điện, giá nước sinh hoạt

Thu thập mức giá được tính bình quân trong cả tháng 28 100,00 5. Giá xăng, dầu, gas

Giá thu thập được tính bình quân từ các lần thay đổi giá

trong từng kỳ 28 100,00

Theo số liệu điều tra tại bảng 4.6 cho thấy một số trường hợp bất thường chưa được 100% điều tra viên xử lý theo hướng dẫn trong Phương án điều tra. Đối với các mặt hàng có giá tăng giảm bất thường tại thời điểm điều tra cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và thu thập giá của mặt hàng ở một số ngày gần nhất để tính toán mức bình quân nếu trong trường hợp giá tăng cao do rơi vào ngày lễ Tết. Theo số liệu bảng trên chỉ có 17,86% và 28,58% số điều tra viên được hỏi là có tìm hiểu, ghi rõ nguyên nhân và lấy giá của một số ngày gần nhất để ghi vào phiếu điều tra mức giá chuẩn nhất. Có đến 53,57% điều tra viên ghi nguyên giá của mặt hàng tại thời điểm điều tra mà không tìm hiểu và ghi chú nguyên nhân tăng giảm. Như Nếu mặt hàng chỉ tăng trong ngày do người bán hàng tự ý tăng giá, hoặc do ngày lấy giá trùng với ngày lễ tết, rằm giá sẽ tăng cao vô hình dung khi tổng hợp chỉ số giá sẽ không phản ảnh đúng mức độ biến động giá chung của kỳ, của tháng. Nếu mặt hàng đó nằm trong nhóm lương thực, thực phẩm sẽ có tác động tăng giảm rất lớn đến chỉ số chung do nhóm lương thực, thực phẩm có quyền số cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của người dân.

Đối với trường hợp mặt hàng tạm thời không xuất hiện: có đến 60,71% điều tra viên lấy giá của kỳ điều tra gần nhất để ghi vào phiếu điều tra cho kỳ hiện tại. Trong khi theo Phương án điều tra thì mặt hàng này sẽ không được thu thập giá và ghi rõ nguyên nhân vì sao không thu thập được. Do điều tra viên vẫn ghi giá và không có ghi chú cụ thể nên người tổng hợp thông tin không thể biết được để xử lý theo phương pháp chung thống nhất trong cả nước.

Đối với trường hợp mặt hàng biến mất hẳn: có 100% điều tra viên trả lời là bỏ trống không thu thập giá. Trong khi theo Phương án thì nếu mặt hàng biến mất hẳn cần tìm mặt hàng có phẩm cấp, quy cách gần nhất, cùng chủng loại với mặt hàng đã mất để thay thế, bởi khi tổng hợp thông tin chỉ số giá chỉ cần một mặt hàng bỏ trống giá thì sẽ không thể tổng hợp được.

Đối với các trường hợp ghi giá điện, nước sinh hoạt, xăng dầu, gas đều đã được 100% điều tra viên thực hiện đúng theo hướng dẫn của Phương án điều tra.

Tính đầy đủ trong xử lý, tổng hợp thông tin đối với cán bộ phụ trách: Do việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng được thực hiện theo phần mềm của Tổng cục Thống kê quy định nên trong xử lý thông tin giá tiêu dùng tính đầy đủ được thể hiện trong việc thực hiện đầy đủ các bước công việc sau: nghiệm thu phiếu điều tra, nhập tin phiếu điều tra, xác minh, xử lý các trường hợp biến động bất thường

về giá của các mặt hàng, tiến hành tổng hợp. Qua điều tra cán bộ trực tiếp phụ trách công tác giá tại Cục Thống kê Hưng Yên cho thấy: hàng kỳ trong tháng đều nghiệm thu phiếu điều tra của điều tra viên theo đúng thời gian quy định, nhập tin vào chương trình phần mềm, kiểm tra các trường hợp biến động bất thường, xác minh lại điều tra viên với những trường hợp nghi nghờ, xem xét và tính toán lại giá các mặt hàng đặc biệt trong phương án đã hướng dẫn cách ghi giá vào phiếu và tổng hợp chỉ số giá bằng chương trình phần mềm của Tổng cục Thống kê nên luôn đảm bảo tính đầy đủ trong các khâu công việc.

Theo cán bộ phụ trách công tác thống kê giá cho biết khoảng 90% số mặt hàng được nhập giá đúng trong phiếu điều tra của điều tra viên gửi lên, 4,0% nhập giá sau khi đã xác minh các trường hợp nghi ngờ có sự tăng giảm đột biến không rõ nguyên nhân và có khoảng 6,0% được điều chỉnh với mức tăng giảm nhẹ hơn thực tế để tránh trường hợp chỉ số giá quá cao hoặc quá thấp.

Đối với trường hợp mặt hàng điều tra viên không thu thập được trong phiếu điều tra thì có khoảng 70% số mặt hàng được thực hiện phương pháp gán giá theo hướng dẫn của phương án, còn lại khoảng 30% số mặt hàng được nhập giá bằng với kỳ trước.

4.2.2.2. Tính chính xác trong hoạt động xử lý, tổng hợp thông tin

Các bước tính toán chỉ số giá tiêu dùng đều được thực hiện trên phần mềm của Tổng cục Thống kê nên luôn đảm bảo được tiến hành một cách hợp lý và chính xác. Bởi nếu thiếu một bước hoặc làm sai hướng dẫn chương trình sẽ thông báo lỗi và không thể thực hiện các công việc tiếp theo. Vì vậy để tính được chỉ số giá theo phần mềm thì giá của 640 mặt hàng phải được nhập đầy đủ, thông tin về tên mặt hàng, quy cách phẩm cấp đầy đủ, theo từng khu vực điều tra.

4.2.2.3. Tính kịp thời trong xử lý, tổng hợp thông tin

Trong thống kê chỉ số giá tiêu dùng, báo cáo kết quả đầu ra luôn được tổng hợp theo một thời gian nhất định quy định chung cho cả nước đó là: kỳ 1 vào ngày 3, kỳ 2 vào ngày 14, kỳ 3 vào ngày 23 hàng tháng. Tại Cục Thống kê Hưng Yên, báo cáo kết quả chỉ số giá tiêu dùng theo từng kỳ luôn được tổng hợp theo đúng thời gian quy định của Tổng cục Thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên (Trang 68 - 70)